Bài học kinh nghiệm về phát triển nhân lực trong các trường dạy nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại các trường dạy nghề trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 50 - 51)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.3. Bài học kinh nghiệm về phát triển nhân lực trong các trường dạy nghề

trên địa bàn huyện Đông Anh

Qua kinh nghiệm của các tỉnh, thành phố trong cả nước có thể rút ra những bài học bổ ích giúp ta nghiên cứu, áp dụng trong quá trình công nghiệp hoá huyện Đông Anh- thành phố Hà Nội như sau:

+ Lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND huyện chỉ đạo các ngành các cấp nâng cao nhận thức và xác định việc phát triển NNL đặc biệt là nguồn nhân lực có chất lượng cao là mũi đột phá quan trọng để xây dựng huyện trở thành huyện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.

+ Rà soát lại toàn bộ các cơ sở đào tạo trong huyện từ dạy nghề về trang thiết bị dạy học, cơ sở vất chất và đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu dạy và học trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

+ Mạnh dạn đầu tư các trang thiết bị dạy học hiện đại đáp ứng yêu cầu dạy và học cho giảng viên, giáo viên và học sinh, sinh viên tại các cơ sở đào tạo trong huyện. + Xây dựng chính sách ưu tiên cho học sinh, sinh viên các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa, tạo điều kiện về chỗ ăn, chỗ ở, miễn các khoản thu về học phí, ký tác xá khi về tham gia học nghề ở các trường của địa phương.

+ Xây dựng chính sách hỗ trợ đào tạo cho học sinh học nghề và miễn học phí cho học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo và hộ nông dân khi tham gia học nghề tại các cơ sở đào tạo trong huyện.

+ Có chính sách khuyến khích những học sinh, sinh viên khi thi đỗ các trường đại học và có nguyện vọng về tỉnh công tác.

+ Xây dựng chính sách thu hút NNLCLC về công tác tại huyện hợp lý, nhằm khuyến khích nguồn nhân lực chất lượng cao về công tác tại tỉnh. Có chính sách đãi ngộ xứng đáng, rõ ràng cho những nhà khoa học, những người có chuyên môn, trình độ tay nghề cao, chuyên môn giỏi khi về công tác tại tỉnh.

+ Phối hợp với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện để đào tạo và thực hành, thực tập cho học sinh học nghề.

+ Lựa chọn, phát triển NNLCLC là trọng tâm của quá trình công nghiệp hoá và thực hiện có hiệu quả chiến lược này; phải có quan điểm kiên quyết rõ ràng trong việc đầu tư cho hệ thống giáo dục nhờ đó tạo nên LLLĐ có chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.

+ Kế hoạch hoá sự phát triển dân số nhằm không làm bùng nổ dân số dẫn đến triệt tiêu thành quả của tăng trưởng kinh tế. Huyện giữ vai trò điều phối giữa sự thay đổi kết cấu kinh tế và điều chỉnh mục tiêu giáo dục theo từng giai đoạn:

- Trong giai đoạn đầu công nghiệp hoá chú trọng phát triển mạnh giáo dục phổ thông, nâng cao kiến thức văn hoá chung của mọi người; chú trọng giáo dục dạy nghề, tỷ lệ học sinh học nghề và chuyên nghiệp cao trong tổng số học sinh.

- Khi GDP đầu người tăng lên thì tập trung đầu tư vào kỹ thuật công nghệ cao, thông qua đầu tư cho giáo dục đại học và nghiên cứu khoa học, nhằm nâng cao kiến thức chuyên sâu cho NNL.

Đây là những bài học rất bổ ích cho chúng ta học tập, giúp ta hiểu biết quá trình đi lên, bí quyết thành công trong việc phát triển NNL phục vụ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại các trường dạy nghề trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)