SWOT S: Điểm mạnh nhất W: Điểm yếu nhất
O: Cơ hội lớn nhất SO: Kết hợp điểm mạnh với cơ hội
Nhằm tìm giải pháp phát huy điểm mạnh và tận dụng cơ hội
WO: Kết hợp điểm yếu với cơ hội:
Nhằm tìm giải pháp tận dụng cơ hội để khắc phục điểm yếu T: Thách thức lớn nhất ST: Kết hợp điểm mạnh với thách thức Nhằm tìm giải pháp phát huy điểm mạnh để vượt qua thách thức
WT: Kết hợp điểm yếu với thách thức:
Nhằm tìm giải pháp khắc phục điểm yếu và đối phó với các thách thức
Trong luận văn phương pháp này được áp dụng để phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong việc tổ chức sử dụng, chiêu mộ và sử dụng nguồn nhân lực tại các trường dạy nghề trong thời gian tới
3.2.4.4. Phương pháp phỏng vấn người nắm giữ thông tin (KIP)
Là một phương pháp định tính, được tiến hành phỏng vấn sâu những người nắm giữ thông tin/ các chuyên gia trong/ liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu. Phương pháp chuyên được sử dụng để thu thập thông tin cho đánh giá nhu cầu và sử dụng các kết quả nghiên cứu để lập kế hoạch phòng ngừa hiệu quả. Phương pháp này cũng giúp cho việc hoàn thiện nội dung nghiên cứu cũng như kiểm chứng kết quả nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu, đề tài tiến hành phỏng vấn sâu các cán bộ quản lý, những người nắm giữ nhiều thông tin cơ bản về nguồn nhân lực tại các trường dạy nghề. Các ý kiến này cùng với các thông tin thứ cấp, thông tin đã thu thập qua phiếu điều tra là cơ sở để đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực tại các trường dạy nghề trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong đề tài
3.2.5.1. Chỉ tiêu phản ánh tốc độ phát triển nguồn nhân lực
- Tổng số cán bộ và giảng viên và người lao động trong trường dạy nghề - Tỷ lệ phát triển nguồn nhân lực giữa các năm
- Tốc độ phát triển bình quân/năm
- Trình độ nguồn nhân lực trong các trường dạy nghề
- Quy mô tuyển sinh qua các năm
3.2.5.2. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh chất lượng phát triển
Để đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên của các trường nghề qua các tiêu chí: Phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, trình độ chuyên môn, lĩnh vực giảng dạy và lĩnh vực nghiên cứu khoa học.
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ nguồn nhân lực trong các trường dạy nghề.
- Tình hình thực hiện chăm sóc sức khỏe nguồn nhân lực trong các trường dạy nghề.
-Kỹ năng làm việc.
- Kết quả, hiệu quả công việc của nguồn nhân lực trong các trường dạy nghề.
3.2.5.3. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh sự phát triển nguồn nhân lực
- Kế hoạch chiến lược phát triển nguồn nhân lực trong các trường dạy nghề. - Công tác tuyển dụng, bố trí, sử dụng nguồn nhân lực trong các trường dạy nghề.
- Chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật trong các trường dạy nghề. - Việc thực hiện quy định làm việc, văn hóa chung của trường dạy nghề.
3.2.5.4. Chỉ tiêu phản ánh khả năng hội nhập và tự nâng cao năng lực:
- Kỹ năng sử dụng ngoại ngữ, tin học - Học tập nâng cao tay nghề
- Sử dụng thiết bị tiên tiến
Sử dụng các phương pháp nghiên cứu, giúp chúng ta phân tích, đánh giá đúng đắn thực trạng và xu hướng phát triển trong tương lai đồng thời khẳng định độ tin cậy của các số liệu minh chứng trong suốt quá trình nghiên cứu.
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÁC TRƯỜNG DẠY NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH TRƯỜNG DẠY NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
4.1.1. Những chính sách của nhà nước và địa phương về vấn đề phát triển nguồn nhân lực nguồn nhân lực
Đảng và Nhà nước ta luôn nhận định đào tạo phát triển nguồn nhân lực là quốc sách hàng đầu; trong các văn kiện trình Đại hội XII, Đảng ta nhấn mạnh sự quan tâm đặc biệt và làm rõ hơn lập trường, quan điểm, tính nhất quán về sự cần thiết phải đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.
Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, đã từng được khẳng định trong các văn kiện Đảng trước đây, đặc biệt là trong Nghị quyết số 29 của Hội nghị Trung ương 8, khóa XI, khẳng định đây không chỉ là quốc sách hàng đầu, là “chìa khóa” mở ra con đường đưa đất nước tiến lên phía trước, mà còn là “mệnh lệnh” của cuộc sống.
Xuất phát từ những nhận định đó, Nhà nước ta luôn tăng cường phát triển giáo dục đào tạo, mở rộng và xây mới nhiều trường học từ cấp cơ sở tới Đại học, mặt khác còn không ngừng đầu tư trang thiết bị phục vụ giáo dục và đào tạo, hàng năm nguồn Ngân sách chi cho giáo dục luôn chiếm tỷ trọng lớn.
Theo Luật giáo dục nghề nghiệp đã xác định “giáo dục nghề nghiệp” là một phần quan trọng của hệ thống giáo dục quốc dân, trong đó đã quy định những điều khoản rất cụ thể về quyền lợi và trách nhiệm của các bên trong quan hệ giáo dục -đào tạo nghề nghiệp (người học, người đào tạo, người sử dụng…).
Cơ chế chính sách của nhà nước ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng viên chức dạy nghề, cơ chế chính sách có thể khuyến khích hay kìm hãm việc bồi dưỡng nâng cao trình độ hoặc có thể làm thay đổi thái độ nghề nghiệp của viên chức. Cơ chế chính sách của Đảng, nhà nước bao gồm: chính sách về đào tạo, bồi dưỡng viên chức, chính sách tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức đảm bảo về chất lượng đủ về số lượng, chính sách tiền lương, phụ cấp đứng lớp, thâm niên giảng dạy, chính sách về bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dạy nghề, chuyên môn nghề, kỹ năng nghề, lý luận chính trị.
Chính sách quy định chế độ nhà giáo giáo dục nghề nghiệp điều này được thể hiện qua Thông tư 07/TT-BLĐTBXH ngày 10/3/2017 của Bộ Lao động Thương Binh và xã hội.
Tóm lại, thực trạng về cơ chế và chính sách hiện nay đã tác động sâu sắc đến việc phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các trường dạy nghề, đòi hỏi phải có những đổi mới về cơ chế, chính sách nhằm nâng cao chất lượng viên chức dạy nghề, đáp ứng yêu cầu đào tạo nhân lực, góp phần phát triển KT -XH và sự nghiệp CNHHĐH đất nước.
4.1.2. Thực trạng năng lực đào tạo của các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn huyện Đông Anh huyện Đông Anh
Mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp bao gồm Trung tâm dạy nghề, trường trung cấp và cao đẳng nghề. Việc hợp nhất các trình độ đào tạo của giáo dục nghề nghiệp thành ba trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng mục đích là để thể chế hóa nội dung của Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, và cũng là để tạo thuận lợi cho việc quy hoạch hệ thống cơ sở đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao theo Chỉ thị số 37-CT/TW của Ban Bí Thu Trung ương Đảng ngày 6/6/2014.
Hoạt động ĐTN của huyện trong những năm qua được đẩy mạnh nhằm đáp ứng nhu cầu lao động qua đào tạo cho phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện và nhu cầu đào tạo của nhân dân. Trên địa bàn huyện có 05 cơ sở đào tạo gồm: 02 trường Cao đẳng, 02 trường Trung cấp thuộc các Bộ, ngành TW, 01 Trung tâm dạy nghề cơ sở dạy nghề do địa phương quản lý. Hoạt động dạy nghề phát triển nhanh trong thời gian gần đây cả về số cơ sở và số người được đào tạo. Mạng lưới cơ sở dạy nghề chủ yếu tập trung ở gần trung tâm huyện và các khu công nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu đạo tạo cho lao động tại chỗ.
Tuy nhiên, các cơ sở dạy nghề phân bố không đều và chưa thực sự gắn với nhu cầu học nghề của người lao động, đặc biệt là ở các xã thuần nông và ở xa trung tâm, nơi có nhu cầu giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động cao. Cơ chế ĐTN của huyện đã cởi mở, tạo điều kiện cho người lao động đi học nghề nhất là các xã còn khó khăn, phải thu hồi đất. Năng lực đào tạo của các cơ sở dạy nghề trên địa huyện được thể hiện ở bảng dưới đây:
Bảng 4.1. Số lượng sinh viên và ngành nghề đào tạo của các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn huyện Đông Anh
TT Cơ sở đào tạo
Năng lực đào tạo nghề
(học viên/ năm) Ngành nghề đào tạo
2015 2016 2017
1 Trường CĐN Kỹ thuật công nghệ
750 750 750 Các ngành: Công nghệ ô tô, điện tử công nghiệp, điện CN, Hàn, Cắt gọt kim loại, Kế toán doanh nghiệp, Lập trình máy tính, May thời trang, Thiết kế thời trang
2 Trường CĐN Việt Nam-Hàm Quốc
0 500 500 Các ngành: Công nghệ ô tô, điện CN, Hàn, Cắt gọt kim loại, Kế toán doanh nghiệp, Lập trình máy tính
3 Trường TC Cơ khí I 700 700 700 Các ngành: Công nghệ ô tô, điện CN, Hàn, Cắt gọt kim loại, Kế toán doanh nghiệp, Lập trình máy tính
2 Trường Trung cấp kinh tế Thăng Long
300 300 300 Các ngành: May công nghiệp, Tin học văn phòng, Đồ gỗ mỹ nghệ, Kỹ thuật điện tử, Điện dân dụng
3 TT dạy nghề huyện 600 600 600 Các ngành: Kỹ thuật điện tử, Điện dân dụng, Kỹ thuật chăn nuôi, Trồng trọt, Cây cảnh, Nấu ăn.
Tổng số 2.350 2.850 2.850
Nguồn: Phòng Lao động – TBXH huyện Đông Anh (2015,2016,2017) Qua điều tra khảo sát các cơ sở dạy nghề trên địa bàn huyện Đông Anh, 3 năm trở lại đây hiện nay các cơ sở có thể tiếp nhận và đào tạo mỗi năm được khoảng 2.000 - 3.000 lao động, kết quả ĐTN từ năm 2015 đến năm 2017 có
khoảng 9.000 lao động đã được đào tạo, bồi dưỡng ở nhiều loại hình khác nhau, đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 51,4% năm 2015 lên 54% vào năm 2016. Tuy nhiên, hoạt động ĐTN cho người lao động trên địa bàn thị xã còn chưa đa dạng, ngành nghề đào tạo chưa thực sự hấp dẫn, loại hình đào tạo còn ít, mới chỉ tập trung chủ yếu đào tạo ở trình độ Sơ cấp nghề (3 tháng).
4.1.3. Thực trạng số lượng, chất lượng, cơ cấu nguồn nhân lực tại các trường nghề trên địa bàn huyện Đông Anh nghề trên địa bàn huyện Đông Anh
4.1.3.1. Thực trạng số lượng, cơ cấu nguồn nhân lực tại các cơ sở dạy nghề trên địa bàn huyện Đông Anh
a. Số lượng, cơ cấu nguồn nhân lực tại các trường dạy nghề trên địa bàn huyện Đông Anh
Tính đến 12/2017 trên địa bàn huyện Đông Anh có 02 trường Cao đẳng, 02 trường Trung cấp, 01 Trung tâm giáo dục đã và đang đi vào hoạt động ổn định.
Bảng 4.2. Số lượng nguồn nhân lực tại các cơ sở đào nghề trên địa bàn huyện Đông Anh 2015-2017
Chỉ tiêu
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh (%)
SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) 2016/ 2017/ Bình 2015 2016 quân 1. Tổng số 244 - 283 - 314 - 115,98 128,69 122,17 2. Cơ cấu thành phần - Cán bộ quản lý 38 15,57 40 14,13 48 15,29 105,26 120,0 112,38 - Hành chính phục vụ 83 34,02 100 35,34 102 32,48 120,48 102,0 110,86 - Giảng viên 123 54,41 143 50,53 164 52,23 116,26 114,68 115,47 3. Cơ cấu theo
ngạch
- Biên chế 184 75,41 210 74,20 246 78,34 114,13 117,14 115,63 - Hợp đồng 60 24,59 73 25,8 68 21,66 121,67 93,15 106,46 Nguồn: Phòng Lao động – TBXH huyện Đông Anh (2015,2016,2017) Các loại hình đào tạo đa dạng ở các cấp học, về đào tạo hàn lâm có Cao đẳng, TCCN; về đào tạo nghề có Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề và sơ cấp nghề với quy mô ngày càng tăng. Trung tâm dạy nghề huyện Đông Anh được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2005 do UBND huyện quản lý. Loại hình đào tạo
ngắn hạn cho người lao động dưới 03 tháng. Tuy nhiên, so với tiềm năng phát triển cuả huyện thì quy mô các cơ sở đóng trên địa bàn vẫn còn ở mức khiêm tốn. Nghiên cứu thực trạng nghiên cứu số lượng, cơ cấu của nguồn nhân lực trong các trường dạy nghề trên địa bàn cho thấy số lượng nguồn nhân lực trong các trường dạy nghề có xu hướng tăng mạnh. So với năm 2015, năm 2016 tăng 39 người tương đương 29% và tăng 11,22% so với năm 2017, nguyên nhân là do năm 2016 có thành lập thêm một trường cao đẳng nghề nên số lượng nguồn nhân lực có sự thay đổi mạnh.
b. Cơ cấu nguồn nhân lực theo độ tuổi của các trường dạy nghề
Về nguồn nhân lực của các trường dạy nghề trên địa bàn theo độ tuổi cho thấy nguồn nhân lực có độ tuổi từ 40 trở xuống chiếm tỷ trọng chủ yếu. Cụ thể, năm 2015, nhân lực dưới 30 tuổi chiếm tỷ trọng là 21,2% và nhân lực từ 30-40 tuổi chiếm 51,4% còn lại 27,4% là nhân lực trên 40 tuổi. Năm 2017 nguồn nhân lực dưới 30 tuổi chiếm 27,4%, nguồn nhân lực 30-40 tuổi chiếm 50,5% còn lại là 23,4% là nhân lực trên 40 tuổi. Lực lượng này có bề dạy kinh nghiệm khá tốt qua hoạt dộng và làm việc tại các trường dạy nghề đã một thời gian dài (trên 15 năm công tác).