Cơ cấu bộ máy tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý lao động tại công ty TNHH MTV quản lý và khai thác đường ô tô cao tốc hà nội hải phòng (Trang 44)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức

Sau hơn 2 năm xây dựng và phát triển, công ty TNHH MTV quản lý và khai thác đường ô tô các tốc Hà Nội – Hải Phòng đã có cơ cấu tổ chức ổn định. Bộ máy quản lý cuả công ty được thiết kế theo cơ cấu phòng ban với chức năng, nhiệm vụ khác nhau. Các phòng ban đều có trách nhiệm tham mưu cho các quyết định của giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc về hoạt động của mình. Do đó công ty chia thành nhiều phòng ban khác nhau để đảm bảo công tác quản lý một cách tốt nhất, tránh tình trạng áp lực cho người quản lý cấp cao, phân

công không đúng người, đúng việc. Hiện nay cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty đã đi vào hoạt động ổn định.

Hình 3.1 Bộ máy tổ chức của Công ty

Nguồn: Công ty TNHH MTV Quản lý và Khai thác đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng (2018) Tổ chức bộ máy của công ty được thực hiện như sau:

- Giám đốc: Điều hành chung

- Phó giám đốc tài chính: Chỉ đạo đôn đốc , theo dõi báo cáo kịp thời và định kỳ cho Giám đốc các mặt sau: Các kế hoạch tài chính kế toán. Phân tích tài chính, xác định hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty và từng dự án. Quản lý việc quản lý thu phí, tài chính kế toán và thông qua đó quản lý các trạm thu phí Km10; QL 39, QL 38; QL 10, Cuối tuyến, TL 353. Sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển các nguồn lực của các bộ phận trực thuộc. Duyệt mua thiết bị trong thẩm quyền. Đảm bảo tuân thủ theo pháp luật và các quy định của Công ty trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ về kế hoạch tài chính của công ty. Có ý kiến chỉ đạo giải quyết ngay những vấn đề phát sinh cuả các bộ phận trực thuộc. Đảm bảo thực hiện, duy trì và cải tiến Hệ thống Quản lý chất lượng tại các bộ phận trực thuộc trong Công ty và các công tác khác do cấp trên giao phó.

- Phó giám đốc vận hành: Tham mưu và giúp cho Giám đốc chi nhánh trong công tác Vận hành; Quản lý, điều phối hoạt động kinh doanh DN theo định hướng kinh doanh của đơn vị. Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện hệ thống quy trình, quy định, HDCV theo các tài liệu Vận hành đã được phê duyệt; Thực hiện giao nhận ca, đảm bảo nhân viên được kiểm tra và đạt yêu cầu khi nhận ca; đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn đối với vận hành của doanh nghiệp khi tham gia kinh doanh; thực hiện ghi chép, quản lý, lưu trữ hồ sơ, lý lịch phương tiện và các thủ tục khác theo quy định của pháp luật quản lý kinh doanh.Thực hiện công tác thanh tra giám sát và xử lý những vấn đề phát sinh. - Phó giám đốc kỹ thuật: Công tác quản lý thiết kế, và Giám sát kỹ thuật, chất lượng; Công tác quản lý Vật tư, thiết bị; Công tác quản lý an toàn, lao động, vệ sinh môi trường tại các dự án; Công tác soát xét, lập, trình duyệt thiết kế kỹ thuật có liên quan. Trực tiếp điều hành mọi hoạt động của dự án, chịu trách nhiệm trước Công ty về công việc được phân công. Tham mưu cho Công ty lựa chọn phương án tổ chức điều hành dự án, thực hiện dự án: thiết kế, thi công… Lập kế hoạch, kiểm soát, đánh giá tiến độ thực hiện dự án. Thực hiện việc lập, kiểm tra, theo dõi các thủ tục hành chính để thực hiện dự án theo quy định hiện hành của nhà nước. Giao việc, Giám sát, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch của dự án. Tổ chức việc kiểm tra, rà soát và báo cáo cấp trên phê duyệt hồ sơ nghiệm thu thanh quyết toán, hồ sơ chất lượng, hoàn công … của Công trình, hạng mục công trình trong quá trình thi công. Tổng hợp, đánh giá làm cơ sở để tham mưu cho cấp trên giải quyết các vướng mắc, phát sinh có liên quan làm ảnh hưởng chất lượng, tiến độ và hiệu quả đầu tư của dự án.Xây dựng quy trình, áp dụng duy trì và cải tiến không ngừng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO. Tổng hợp báo cáo định kỳ theo yêu cầu của cấp trên và đánh giá kết quả thực hiện dự án.

- Phó giám đốc hành chính: Tham mưu Giám đốc xây dựng, kiện toàn, cải tiến và tổ chức áp dụng cơ chế quản lý hành chính của Công ty. Chỉ đạo công tác văn thư, lưu trữ, và quản lý thông tin nội bộ trong Công ty, thông tin đến và đi. Chỉ đạo, tổ chức quản lý trang thiết bị, phương tiện và cơ sở hạ tầng Công ty. Chỉ đạo công tác bảo vệ an ninh trật tự, bảo vệ tài sản, vệ sinh môi trường làm việc. Chủ trì và thực hiện việc tạo dựng phát triển uy tín, thương hiệu của Công ty. Tổ chức chăm lo đời sống cho cán bộ nhân viên Công ty. Quản lý, giám sát nhân sự trực thuộc. Các nhiệm vụ liên quan được yêu cầu: Tham gia các hội nghị, họp, thảo luận của Công

ty. Thực hiện đúng chế độ lập kế hoạch và báo cáo hoạt động theo quy định và yêu cầu.Tham gia thực hiện các công việc, dự án khác theo chỉ đạo.

Phòng Tài chính – Kế toán: Quản lý toàn bộ hoạt động Tài chính – Kế toán của Công ty theo đúng quy định của pháp luật, chuẩn mực, chế độ và các quy định về tài chính kế toán của Nhà nước cũng như của Công ty; tổ chức thực hiện, hưóng đẫn công tác kế toán, hạch toán, thanh toán của Công ty và các đơn vị thành Viên. Thực hiện công tác huy động và sử dụng vốn; công tác tài chính; chi tiêu nội bộ; kiếm toán nội bộ; phối hợp trong các công tác quản lý tài sản, thanh quyết toán các hợp đồng kinh tế.

Phòng Kế hoạch - Kinh doanh có chức năng tham mưu cho Giám đốc Công ty trong việc quản lý, điều hành cồng việc thuộc các lĩnh vực sau: Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh; công tác tổng hợp, thư ký, phân tích, báo cáo về kết quả thực hiện công việc của các đơn vị; công tác theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kể hoạch của các đơn vị, điều phối tiến độ tổng thể công việc; công tác đầu tư, kinh doanh; công tác thẩm định dự án, phương án kinh doanh; công tác lựa chọn nhà thầu; công tác quản lý giá; công tác kiểm tra nội bộ; công tác pháp chế; công tác truyền thông của Công ty.

Phòng kỹ thuật – Công nghệ: Có chức năng tham mưu, quản lý các vấn đề về kỹ thuật, chất lượng các dự án của Công ty. Đối với tuyến đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng: Theo dõi, quản lý các vấn đề kỹ thuật, chất lượng, công tác bảo trì của tuyến đường ừong giai đoạn khai thác, vận hành. Tham mưu, quản lý, bảo trì hệ thống công nghệ thông tin nội bộ, hệ thống giao thông thông minh (ITS). Hệ thống giao thông thông minh gồm: hệ thống camera giám sát giao thông CCTV, camera giáin sát cầu vượt và loa trên cầu; hệ thống camera dò xe (VDS); hệ thống giám sát tai trọng xe (OMS); hệ thống biển điện tư thông tin thay đổi (VMS); hệ thống điều hành trung tâm; hệ thống thu giá; hệ thống truyền dẫn kỹ thuật số; hệ thống công nghệ thông tin và điện thoại nội bộ.

Phòng quản lý vận hành: Phòng Quản lý vận hành có chức năng tham mưu cho Giám đốc Công ty trong việc quản lý, vận hành, khai thác tuyến đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. Thực hiện các công tác tố chức điều hành giao thông; cung cấp thông tin ừên đường cao tốc; tuần đường; kiếm tra, bảo vệ kết cấu hạ tầng, tài sản; đảm bảo an toàn giao thông; xử lý sự cố, cứu hộ, cứu nạn; phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương trong công tác

tuyên truyền đế thực hiện nhiệm vụ về quản lý bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ hành lang an toàn đường bộ và an toàn giao thông; đấu nối hạ tầng.

Phòng Quản lý thu giá: có chức năng tham mưu cho Giám đốc Công ty trong công tác quản lý thu giá; quản lý, giám sát tất cả các hoạt động của Trạm thu giá bao gồm: nghiệp vụ, kỹ năng, tác phong làm việc của nhân viên các Trạm thu giá; đầu mối điều hướng hỗ trợ giải quyết các sự cố xảy ra tại Trạm; hậu kiếm và phát hiện sai lỗi trong quá trình thu, bán vé tại Trạm; đầu mối thông tin trong các công việc kiểm soát xe ưu tiên theo quy định, xe sử dụng thẻ trả trước; tổng hợp, báo cáo, tham mưu, xây dựng các quy định về công tác thu giá; tham gia góp ý, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về công tác thu giá.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

3.2.1.1. Tài liệu thứ cấp

Tài liệu thu thập và tính toán từ các thông tư, chỉ thị, quyết định của Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước; những số liệu đã công bố của các cơ quan thống kê trung ương, các viện nghiên cứu, các trường đại học, các tạp chí, báo chí chuyên ngành và những báo cáo khoa học đã được công bố.

Tài liệu thứ cấp được thu thập từ các phòng ban chuyên môn của Công ty: + Phòng Tài chính – Kế toán: Báo cáo tài chính.

+ Phòng Nhân sự - Hành chính: Tài liệu về quá trình hình thành và phát triển của Công ty, tình hình nhân sự…

+ Phòng Kế hoạch – Kinh doanh: kế hoạch phát triển của công ty…

Ngoài ra, nguồn dữ liệu còn được lấy từ một số sách báo, tạp chí, báo cáo lien quan và thông qua các website có uy tín.

3.2.1.2. Tài liệu sơ cấp

Phương pháp thu thập số liệu điều tra bằng việc phát phiếu điều tra khảo sát, lấy ý kiến về mức độ hài long của nhân viên đối với công tác quản lý nguồn nhân lực của công ty mà cụ thể ở đây là sự đánh giá của nhân viên về chính sách tuyển dụng, chế độ đãi ngộ, đào tạo và phát triển nguồn lực, sắp xếp các công việc sẽ đưa ra được cái nhìn khách quan về công tác quản lý lao động tại Công ty TNHH MTV Quản lý và Khai thác đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng. Tuy

thời gian thu thập số liệu sơ cấp này mất thời gian để tổng hợp số liệu nhưng nó là cách đánh giá chính xác nhất mức độ hài lòng hay không hài lòng của nhân viên.

Bảng 3.1. Số lượng mẫu điều tra Số lượng Số lượng

năm 2018 (người)

Số lượng điều tra Số lượng

(người) Cơ cấu (%)

Ban giám đốc 5 2 1,74

Phòng Hành chính – Nhân sự 10 7 6,09

Phòng Tài chính – Kế Toán 5 5 4,35

Phòng Kế Hoạch – Kinh Doanh 7 5 4,35

Phòng Kỹ Thuật – Công nghệ 38 3 2,61

Phòng Quản lý vận hành 82 26 22,61

Phòng Quản lý thu phí 230 67 58,26

Tổng 377 115 100,00

Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự (2018) Để thu được những đánh giá chính xác, trong nghiên cứu này, tác giả thực hiện khảo sát 115 cán bộ nhân viên Công ty, 26 phiếu khảo sát cán bộ sẽ được phát tại các phòng, ban thuộc khối Văn phòng quản lý, 89 phiếu khảo sát người lao động sẽ được phát cho các đơn vị trực thuộc Công ty. Lãnh đạo các bộ phận hỗ trợ tác giả trong việc thu lại các phiếu khảo sát này.

Phỏng vấn sâu 3 cán bộ tại Công ty bao gồm: Giám đốc Công ty, Trưởng Phòng Hành chính – Nhân sự và Chủ tịch Công đoàn.

3.2.3. Phương pháp phân tích và tổng hợp

3.2.3.1. Phương pháp thống kê

Là phương pháp thu thập dữ liệu và thiết kế nghiên cứu định lượng, nhằm hỗ trợ tìm hiểu về một vấn đề, đối tượng, hiện tượng hay mối liên hệ giữa các hiện tượng, được thể hiện qua các chỉ tiêu về số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân... Từ đó, đưa ra những kết luận có căn cứ khoa học, những dự báo cho tương lai dựa trên số liệu đã thu thập nghiên cứu. Trong nghiên cứu này, phương pháp thống kê được sử dụng nhằm mô tả một cách chi tiết và cụ thể nhất về lao động, về công tác quản lí lao động tại Công ty.

3.2.3.2. Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở.

Trong nghiên cứu này phương pháp so sánh được áp dụng dưới hai hình thức: So sánh tuyệt đối và so sánh tương đối. So sánh tuyệt đối dựa trên hiệu số của hai chỉ tiêu so sánh như sự tăng, giảm về số lao động qua các năm gần đây, kế hoạch tuyển dụng lao động của Công ty năm 2019, số lượng lao động được đào tạo,…. So sánh tương đối là tỷ lệ (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thực hiện mức độ hoàn thành kế hoạch về tuyển dụng lao động, % số lao động được đào tạo,….

3.2.3.3. Phương pháp thang đo likert

Phương pháp này được sử dụng để đánh giá mức độ hài lòng của người lao động trong công ty về công tác quản lí lao động tại Công ty theo 5 mức đánh giá: rất hài lòng, hài lòng, bình thường, không hài lòng và rất không hài lòng.

3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

3.2.4.1. Nhóm chỉ tiêu về tuyển dụng tuyển chọn

Các hình thức tổ chức thông tin về tuyển dụng, tuyển chọn (tờ rơi, website, từ chính lao động tại Công ty,...);

Số chỉ tiêu tuyển dụng, tuyển chọn theo kế hoạch; Số lao động được tuyển dụng, tuyển chọn,...;

Đánh giá của cán bộ quản lí và của người lao động về tính công khai, minh bạch trong công tác tuyển dụng, tuyển chọn.

3.2.4.2. Nhóm chỉ tiêu về đào tạo và phát triển

Số lao động có nhu cầu được đào tạo (trong công việc như đào tạo tại chỗ; ngoài công việc như cử đi học lấy bằng cấp);

Số lao động được đi đào tạo (trong-ngoài công việc);

Số lao động được nâng bậc; số lao động được luân chuyển, điều động công tác, cơ hội để thăng tiến trong công việc;

Đánh giá của người sử dụng lao động và người lao động về kết quả đào tạo và phát triển lao động, về tính phù hợp của các hình thức đào tạo,...

3.2.4.3. Nhóm chỉ tiêu về các chế độ đãi ngộ

Lương, thưởng, lễ, tết, vi phạm, xử lí vi phạm, chế độ, chính sách cho con em lao động, mức độ gắn kết với Công ty.

Lương cơ bản được xây dựng trên cơ sở hệ số nhóm, bậc lương của từng cán bộ, nhân viên, và lương tổi thiểu vùng, được xác định như sau:

Lương cơ bản (Lcb) = Hệ số lương cơ bản (Hcb) x Lương tối thiểu vùng (Ltt) Trong đó:

+ Hệ số lương cơ bản (Hcb): Áp dụng theo hệ thống thang lương, bản lương Công ty quy định.

+ Lương tối thiểu (Ltt): mức lương tối thiểu vùng được Công ty áp dụng theo quy định của Nhà nước.

Cán bộ nhân viên nghỉ ốm đau, thai sản được hưởng theo quy định của pháp luật về Bảo hiểm xã hội

Nghỉ phép hàng năm: Công ty khuyến khích và sẽ bố trí cho cán bộ nhân viên nghỉ hết phép năm. Trường hợp vì yêu cầu công việc, Công ty không bố trí được ngày nghỉ thì cán bộ, nhân viên được thanh toán tiền lương cho số ngày không nghỉ phép năm, cụ thể:

Tiền lương được chi những ngày không nghỉ phép năm

Lương cơ bản bình quân năm + phụ cấp) áp dụng hệ số điều chỉnh (nếu có) của 1

tháng Số không ngày nghỉ

phép năm

= X

Ngày công chuẩn

Ngoài tiền lương cơ bản, công ty còn xây dựng các khuyến khích, các phúc lợi cho người lao động bao gồm: Phụ cấp xăng xe, ăn ca, ăn trưa cho người lao động; Các chế độ về bảo hiểm cần được thực hiện nghiêm túc theo pháp luật để người lao động có thể yên tâm khi làm việc tại Công ty.

Các chế độ khen thưởng và chế độ khác.

động. Chi phí phúc lợi/1 lao động = Tổng chi phí phúc lợi cho lao động/Tổng số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý lao động tại công ty TNHH MTV quản lý và khai thác đường ô tô cao tốc hà nội hải phòng (Trang 44)