Phần 4 kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2 Yếu tố ảnh hưởng đến quản lý lao động tại công ty
4.2.2. Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp
4.2.2.1. Yếu tố kinh tế chính trị
Hộp 4.5. Ý kiến của Ban lãnh đạo về yếu tố kinh tế - chính trị
Yếu tố kinh tế - chính trị là tấm gương phản chiếu chính xác, trung thực mối quan hệ biện chứng giữa phát triển chính trị - kinh tế và phát triển nguồn nhân lực. Chất lượng nguồn nhân lực là sự phản ánh, tích hợp của mối quan hệ biện chứng giữa các thành tố tạo nên thuộc tính bên trong quy định chất lượng nguồn nhân lực, phản ánh trình độ văn minh của một cơ quan tổ chức, Trình độ phát triển chính trị hội tạo động lực, nền tảng quan trọng để nâng cao mọi mặt đời sống dân cư của một tổ chức.
4.2.2.2. Hệ thống pháp luật và chính sách, quy định của nhà nước về tuyển dụng
Các chính sách của nhà nước đưa ra có ảnh hưởng trực tiếp đến các cơ quan nhà nước như chế độ lương, các chương trình phúc lợi, chế độ giờ làm việc, các chế độ bảo hiểm cho người lao động...có ảnh hưởng đến chi phí kinh danh, đến lợi nhuận của công ty nên các cơ quan nhà nước hay các tổ chức khác cần nghiên cứu các chính sách, Luật của nhà nước trước khi có quyết định tuyển dụng. Trước sự thay đổi về các chính sách lao động của nhà nước thì công ty cần thiết phải liên hệ và tổ chức tập huấn cho các cán bộ lãnh đạo, công nhân để từ đó triển khai và áp dụng một cách cụ thể trong hoạt động quản lý và sử dụng lao động một cách có hiệu quả trong thực tế.
Theo ông Đỗ Văn Thuần, Giám đốc Công ty, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển giao thông vận tải đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, trong đó xác định giao thông vận tải là bộ phận quan trọng, một trong 3 khâu đột phá cần ưu tiên đầu tư; phát triển hạ tầng giao thông đồng bộ, có trọng tâm, các giai đoạn thực hiện phù hợp, theo định hướng hiện đại; đẩy mạnh việc xã hội hóa đầu tư phát triển hạ tầng giao thông; coi trọng công tác bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông; mục tiêu là vận tải khối lượng hành khách chiếm 86% - 90%, vận chuyển hàng hóa đường bộ chiếm 65% - 70%. Vì thế, Công ty TNHH MTV quản lý và khai thác đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng hiểu rõ trách nhiệm của mình trong thời kỳ đổi mới hiện nay, luôn đáp ứng những mục tiêu chung của Đảng và Nhà nước đề ra.
4.2.2.3. Các xu hướng kinh tế
Thời đại 4.0 yêu cầu với sự phát triển của công ty nhằm đáp ứng với các xu hướng kinh tế đã yêu cầu. Cần thiết công ty phải đón đầu và tuyển dụng lực lượng lao động đáp ứng với yêu cầu phát triển của công ty. Nhận thức được vấn đề đó Công ty quản lý và khai thác đường cao tốc ô tô Hà Nội – Hải Phòng đã tiến hành quản lý và thực hiện về vấn đề này đáp ứng với các xu hướng phát triển của nền kinh tế hội nhập và phát triển hiện nay.
Công ty đã chú trọng đầu tư vào quản lý con người, công việc bằng cách đầu tư trang thiết bị hiện đại, mỗi người lao động được cấp phát một thẻ từ để đăng nhập vào hệ thống làm việc, thành lập một trang thông tin điện tử nội bộ để trao đổi thông tin, công việc, đảm bảo liên lạc trên toàn tuyến cao tốc.
Ngoài ra, việc áp dụng hệ thống Giao thông Thông minh (lntelligent Transport System - ITS) là việc ứng dụng kỹ thuật công nghệ, bao gồm các thiết bị cảm biến, điều khiển, điện tử, tin học và viễn thông trong lĩnh vực giao thông để điều hành và quản lý hệ thống giao thông vận tải.
Hiện ITS là công nghệ mới phát triển trên thế giới, được sử dụng để phát hiện, cảnh báo các vấn đề của giao thông đường bộ, bao gồm tai nạn và ùn tắc giao thông. ITS sử dụng các tiến bộ của công nghệ thông tin và viễn thông để liên kết giữa con người, hệ thống đường giao thông và phương tiện giao thông lưu thông trên đường thành một mạng lưới thông tin và viễn thông phục vụ cho việc lưu thông tối ưu trên đường cao tốc.
4.2.2.4. Sự cạnh tranh của các doanh nghiệp khác
Thể hiện khi yêu cầu tuyển dụng người tài, giỏi, có kinh nghiệm đáp ứng với quá trình phát triển của công ty trong vấn đề tuyển dụng yêu cầu công ty phải có chiến lược phát triển nhằm đón đầu và ưu tiên cho quá trình khi xảy ra việc cạnh tranh đáp ứng với yêu cầu trên thực tế của công ty.
Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ được đánh giá là khu vực có hạ tầng giao thông tốt nhất cả nước và các loại hình vận tải phát triển đa dạng từ đường bộ, đường sắt, đường thủy đến hàng hải, hàng không. Trong đó, nổi bật hơn phải kể đến mạng lưới đường cao tốc kết nối Thủ đô Hà Nội với các địa phương trong vùng, nối dài đến khu vực Tây Bắc, Đông Bắc và các tỉnh phía nam Đồng bằng sông Hồng. Mới đây nhất, cuối năm 2018, tuyến cao tốc Hạ Long-Vân Đồn được
thông xe và bắt đầu khai thác từ đầu năm 2019, nối liền đường cao tốc từ Hà Nội đến Quảng Ninh, giúp rút ngắn đáng kể khoảng cách, thời gian di chuyển. Các dự án cao tốc được hoàn thành đã tạo sinh lực mới, giúp các địa phương có tuyến đường đi qua thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, người dân đi lại, giao thương dễ dàng, thuận tiện. Ngoài ra còn có các tuyến cao tốc khác đã đi vào hoạt động từ lâu như Nội Bài – Lào Cai, Pháp Vân – Cầu Giẽ, Hà Nội – Thái Nguyên. Chính vì sự xuất hiện ngày càng nhiều các tuyến cao tốc nên việc các tuyến cao tốc này cũng cần có đơn vị quản lý và khai thác giống như tuyến đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng. Với lợi thế là tuyến đường hiện đại nhất Việt Nam hiện nay, Công ty quản lý và khai thác đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng cần phải luôn giữ được hình ảnh của mình là một trong những tuyến đường kiểu mẫu, và các chính sách lương, thưởng đãi ngộ phải thật tốt để tuyển dụng và giữ chân được người tài, giỏi, giúp Công ty ngày càng phát triển.
4.2.2.5. Trình độ khoa học kỹ thuật
Là công ty làm trong công tác về cầu đường thì công ty trong quá trình tuyển dụng phải chú ý đến vấn đề này. Trong đó, đảm bảo cho sự phát triển thì hoạt động tuyển dụng phải hướng đến các đối tượng có sự linh hoạt trong áp dụng khoa học kỹ thuật trong thực tiễn. Điều này được chú ý đến thông qua lý lịch, kinh nghiệm và ngay cả việc áp dụng hoạt động công nghệ thông tin trong quá trình tuyển dụng đáp ứng yêu cầu, vị trí tuyển dụng của công ty đã đề ra. Việc công ty yêu cầu nâng cao trình độ khoa học - kỹ thuật trong hoạt động quản lý nguồn lao động đối với nhân lực hiện nay là khá khó khăn bởi lẽ xuất phát từ thực tiễn là nguồn nhân lực trẻ, có tri thức là nguồn nhân lực mới được đào tạo trong các trường đại học thì lại ít kinh nghiệm trong thực tế. Trải nghiệm của đối tượng này chưa đáp ứng vấn đề về kinh nghiệm của các chủ thể đã đề ra. Do đó, cần thiết vấn đề áp dụng khoa học - kỹ thuật trong thực tiễn đã được thể hiện ở các chính sách phát triển và coi trọng vấn đề đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tập trung vào nâng cao kỹ năng, kinh nghiệm của nhân viên tín dụng đáp ứng với giai đoạn hiện nay. Qua đó, xây dựng một đội ngũ lao động tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua các yếu tố như trình độ lao động, năng suất lao động, thái độ phục vụ khách hàng, sự sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh,…