Bài học kinh nghiệm về quản lý nhà nước về BHXH trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 30 - 35)

2.2.1.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc

Với quy mô dân số vùng nông thôn còn chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng dân số cả nước (theo số liệu thống kê năm 2009 số dân đăng ký hộ khẩu thường trú sống trong khu vực nông thôn Trung Quốc là 800 triệu người chiếm 60% so với tổng dân số của cả nước là 1.335 tỷ người), số người già là 174 triệu người, chiếm 12% dân số toàn quốc, mỗi năm có khoảng 10 triệu người lao động nông thôn di cư từ nông thôn ra thành thị, do vậy trong thời gian qua Trung quốc đã có nhiều chính sách phát triển kinh tế - xã hội đối với khu vực nông nghiệp. Trong đó tập trung thực hiện các chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, trợ cấp xã hội và đã có nhiều cải cách trong thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với lao động nông thôn, người già cô đơn không nơi nương tựa, người tàn tật, lao động nông thôn bị thu hồi đất canh tác, bị tai nạn lao động.

Chế độ về BHXH gồm: Hưu trí, thất nghiệp, BHYT cơ bản, tai nạn lao động và thai sản. Quỹ BHXH bảo đảm mọi cá nhân được nhận trợ cấp và hỗ trợ tài chính khi tuổi già, thất nghiệp, ốm đau, tai nạn lao động và sinh đẻ ở mức cơ bản. Nguồn kinh phí để chi trả các chế độ này chủ yếu trên cơ sở đóng góp của người lao động và chủ sử dụng lao động.

Tại Trung ương và địa phương, các cơ quan BHXH được thành lập với số cán bộ nhân viên lên đến 100.000 người trong toàn quốc. Nhiệm vụ chính của cơ quan BHXH là tiếp nhận đăng ký tham gia BHXH, tổ chức thu đóng bảo hiểm, hạch toán các khoản đóng góp, quản lý tài khoản cá nhân của người tham gia kiểm tra về tính phù hợp của các yêu cầu, thực hiện các khoản trợ cấp, quản lý quỹ BHXH. Cơ quan BHXH cũng chịa trách nhiệm trong việc thực hiện thỏa thuận về BHXH giữa Trung Quốc và các nước khác.

Một số nét cơ bản về các chế độ BHXH: Chế độ hưu trí:

Các chế độ hưu trí khác nhau được áp dụng đối với người lao động thuộc các doanh nghiệp, nông dân và công chức, viên chức thuộc các cơ quan, tổ chức của Chính Phủ:

Chế độ hưu trí đối với người lao động thuộc các doanh nghiệp được giới thiệu vào những năm đầu 1950 và được cải cách từ năm 1984. Năm 1997 chế độ bảo hiểm hưu trí cơ bản trong toàn quốc đối với những người lao động thuộc các doanh nghiệp đã được ban hành và đang được mở rộng tới người làm tư và lao động tự do. Đến năm 2003, đã có trên 154,9 triệu người tham gia chế độ này và đã có 38,5 triệu người được hưởng chế độ.

Chế độ hưu trí này dựa trên sự kết hợp giữa cộng đồng xã hội (thông qua việc thiết lập quỹ cộng đồng để chia sẻ rủi ro) và các tài khoản cá nhân. Mức đóng hiện tại đối với cá nhân là khoảng 8% tiền lương, tiền công và của người sử dụng lao động là 20% của tổng quỹ tiền lương. Ngoài ra chính quyền các cấp có thẻ cung cấp trợ cấp tài chính trong trường hợp quỹ này thiếu hụt. Cơ quan BHXH tạo ra các tài khoản cá nhân về hưu trí cho mỗi người lao động với mức 11% tiền lương, tiền công trong đó phần 8% đóng góp của người lao động được chuyển trực tiếp vào tài khoản và phần 3% được trích từ phần đóng góp của người sử dụng lao động. Phần đóng góp của người sử dụng lao động sau khi trách chuyển một phần vào tài khoản cá nhân được chuyển vào quỹ cộng đồng.

Ngoài ra, để đối phó với khó khăn tài chính cho vấn đề già hóa dân số trong tương lai, năm 2000 quỹ bảo đảm xã hội quốc gia không dựa vào sự đóng góp đã được thành lập và số tiền dự phòng tích luỹ đến 2003 khoảng 130 tỷ nhân dân tệ. Chính phủ cũng hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp tạo ra các chương trình bảo hiểm hưu trí bổ sung nhưng hiện tại mới bao phủ được 7 triệu người lao động.

– Chế độ hưu trí đối với công chức, viên chức: kinh phí thực hiện được bảo đảm bởi Nhà nước và cá nhân không phải đóng góp. Mức trợ cấp hưu trí được xác định trên cơ sở mức lương cơ bản và số năm phục vụ. Hiện tại, chế độ này bao phủ 30 triệu công chức, viên chức. Đối với quân nhân cũng có chế độ hưu trí tương tự nhưng là hệ thống hưu trí độc lập với chế độ hưu trí đối với công chức, viên chức.

– Trợ cấp tuổi già ở khu vực nông thôn: Năm 1991 Chương trình thí điểm về chế độ hưu trí sử dụng tài khoản cá nhân đang được triển khai ở một số khu vực nông thôn dựa trên sự đóng góp của cá nhân, hỗ trợ của chính quyền địa phương và khuyến khích bằng cơ chế của Nhà nước. Hiện tại, khoảng 55 triệu người hiện đang tham gia chương trình thí điểm này.

Chế độ bảo hiểm thất nghiệp

Năm 1986, chính sách bảo hiểm thất nghiệp đối với khu vực doanh nghiệp Nhà nước được ban hành. Năm 1999, chính sách bảo hiểm thất nghiệp áp dụng đối với tất cả cơ quan, doanh nghiệp và người lao động đã được thông qua; mức đóng là 3% mức tiền lương, tiền công trong đó người lao động đóng 1% và người sử dụng lao động đóng góp 2%. Cuối năm 2003, đã có 103,73 triệu người được tham gia và số người được nhận trợ cấp là 4,15 triệu người.

Điều kiện để được hưởng trợ cấp thất nghiệp gồm 3 điều kiện cơ bản: Thứ nhất, thời gian người lao động tham gia và đóng góp là trên 1 năm. Thứ hai, việc không có việc làm không phải là vì lý do cá nhân. Thứ ba, người lao động phải kê khai (đăng ký) là đang thất nghiệp và đang nỗ lực tìm việc làm.

Mức trợ cấp thất nghiệp do chính quyền địa phương quyết định nhưng phải đảm bảo nguyên tắc phải thấp hơn tiền lương tối thiểu đồng thời cao hơn mức sống tối thiểu. Thời gian nhận trợ cấp được xác định chủ yếu dựa vào số năm tham gia đóng góp nhưng không được quá 24 tháng. Trong thời gian nhận trợ cấp thất nghiệp, được trợ cấp về thuốc men nếu bị ốm đau, được hưởng trợ cấp về mai táng phí và trợ cấp tử tuất nếu bị chết, và được trợ cấp về đào tạo nghề nghiệp và thay đổi việc.

Chế độ BHYT

Năm 1998, Trung Quốc thực hiện cải cách và ban hành chế độ BHYT cơ bản đối với người lao động. Cuối năm 2003, chế độ BHYT cơ bản đã bao phủ được 108,95 triệu người.

Cả người lao động và chủ sử dụng lao động có trách nhiệm đóng góp cho quỹ BHYT với mức đóng của chủ sử dụng lao động là 6% của tổng quỹ tiền lương và người lao động là 2% của tiền lương, tiền công.

Chế độ BHYT là sự kết hợp giữa quỹ cộng đồng và tài khoản cá nhân. Tài khoản cá nhân được mở bởi cơ quan BHXH cho từng người tham gia; toàn bộ phần đóng góp của cá nhân và 30% phần đóng góp của chủ sử dụng lao động

được chuyển vào tài khoản cá nhân; tài khoản cá nhân chủ yếu được sử dụng để chi trả cho chi phí điều trị nội trú và một phần nhỏ của chi phí điều trị nội trú. Quỹ cộng đồng chia sẻ được hình thành từ phần 70% còn lại của chủ sử dụng lao động; quỹ này sử dụng để thanh toán chi phí điều trị nội trú nhưng chi phí đó phải trên ngưỡng tối thiểu và chỉ được thanh toán tối đa đến mức trần thanh toán.

Để tăng cường và bổ sung cho BHYT cơ bản, chế độ về trợ cấp cho các chi phí lớn đã được ban hành để đối phó với các chi phí khám chữa bệnh vượt quá mức trần trong BHYT cơ bản.

Để đảm bảo người tham gia bảo hiểm được hưởng các quyền lợi của dịch vụ y tế cơ bản trong khi chi phí y tế không ngừng tăng, Trung Quốc đã tăng cường công tác quản lý y tế, xây dựng danh mục thuốc BHYT và ban hành các mức chuẩn trong chẩn đoán, điều trị. Nhà nước cũng quy định rõ các tiêu chuẩn chuyên môn đối với các cơ sở khám chữa bệnh và cơ sở cung cấp thuốc cho những người tham gia BHYT.

Bên cạnh đó, Nhà nước cũng đưa ra chương trình trợ cấp về y tế cho công chức, viên chức. Các doanh nghiệp cũng được khuyến khích để tạo ra các chương trình bảo hiểm bổ sung cho người lao động của họ. Nhà nước cũng từng bước đưa ra các chính sách trợ giúp y tế xã hội nhằm cung cấp dịch vụ y tế cơ bản cho những người dân nghèo.

Năm 2002, Trung Quốc đã đưa ra mô hình hợp tác xã y tế kiểu mới dựa trên nguyên tắc tương trợ tự nguyện. Thủ đô Bắc Kinh đã thí điểm mô hình này tại một số điểm, với sự chia sẻ tài chính giữa nông dân, cộng đồng và chính quyền địa phương nhằm tạo ta một quỹ chia sẻ rủi ro cho những bệnh tật nghiêm trọng.

Chế độ tai nạn lao động

Quy định về nghĩa vụ của chủ sử dụng động trong việc bồi thường tai nạn lao động đã có từ những năm 1950. Năm 1996, Bộ Lao động đưa ra quy định về bảo hiểm tai nạn lao động đối với người lao động trong các doanh nghiệp và bắt đầu thiết lập các chương trình bảo hiểm tai nạn lao động ở một số khu vực. Cùng năm 1996, tiêu chuẩn về đánh giá mức độ thương tật lao động đã được ban hành. Cuối năm 2003, đã có 45,73 triệu người tham gia vào chương trình và số người được hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động là 370.000 người.

Quy định mới về bảo hiểm tai nạn lao động được ban hành ngày 27/4/2003 và có hiệu lực thi hành từ 1/1/2004 áp dụng đối với tất cả loại hình doanh

nghiệp và các cơ sở tư nhân có thuê lao động. Theo quy định, người lao động không phải đóng góp mà chủ sử dụng lao động phải đóng góp để hình thành quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tại các tỉnh, thành phố. Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động chủ yếu để chi trả chi phí y tế và trợ cấp thương tật, lương hưu cho những người bị mất khả năng lao động do tại nạn lao động, cũng như để chi trả chi phí về chăm sóc bệnh nhân.

Chế độ thai sản

Chế độ về thai sản đã được thiết lập từ những năm 1950. Năm 1994, Bộ Lao động ban hành chính sách mới về chế độ thai sản đối với người lao động trong các doanh nghiệp, trong đó quy định nghĩa vụ đóng góp thuộc về chủ sử dụng lao động và tối thiểu là 1% của tổng quỹ tiền lương. Người lao động không phải đóng góp và được hưởng trợ cấp sinh đẻ và chi phí y tế trong thời gian sinh đẻ; thời gian hưởng chế độ không thấp hơn 90 ngày. Trong thời gian sinh đẻ, chủ sử dụng lao động không được giảm mức tiền công, tiền lương và chắm dứt hợp đồng lao động. Cuối năm 2003 đã có 36,48 triệu người tham gia chế độ bảo hiểm thai sản tại 29 tỉnh, thành phố và số phụ nữ được hưởng chế độ thai sản là 350.000 người (Nhật Linh, 2006).

2.2.1.2. Kinh nghiệm từ Nhật Bản

Hệ thống an sinh xã hội Nhật Bản bắt đầu hình thành từ việc ban hành quy định cứu trợ nghèo đói vào năm 1847, hiện tại nó bao gồm các chế độ: Cứu trợ xã hội, phúc lợi xã hội, y tế công và BHXH. Các chế độ BHXH bao gồm 2 phần:

BHXH (BHYT, BH hưu trí) do cơ quan BHXH quản lý và tổ chức thực hiện và BH lao động (bảo hiểm việc làm do cơ quan đảm bảo việc làm của chính phủ thực hiện; bảo hiểm bồi thường tai nạn cho người lao động do cơ quan thanh tra lao động thực hiện). Hệ thống cơ quan BHXH bao gồm cơ quan trung ương, 47 cơ quan BHXH địa phương với 312 văn phòng chi nhánh BHXH.

- Chế độ hưu trí của Nhật Bản chia ra làm hai loại hình chính là: 1) chế độ bảo hiểm hưu trí quốc gia áp dụng đối với công dân Nhật Bản tuổi từ 20 đến dưới 60 tuổi và thực hiện tự nguyện cho người dân Nhật Bản ở trong nước từ 60 đến 65 tuổi; ở nước ngoài từ 20 đến dưới 65 tuổi; 2) Chế độ hưu trí thực hiện cho người lao động dưới 65 tuổi làm việc tại các tổ chức, cơ quan thuộc chính phủ, chính quyền địa phương, các công ty, tập đoàn, trường học tư.

+ Nhóm 1: lao động cá thể, nông dân, người không có việc làm, sinh viên.. tham gia chế độ hưu trí quốc gia. Mức đóng là 13.300 yên/tháng, từ 4/2005 tăng mỗi năm 280 yên để đạt mức 16.900 yên/tháng vào năm 2017.

+ Nhóm 2: lao động trong khu vực tư nhân và nhà nước, mức đóng là 13,934% quỹ lương, từ tháng 10/2004 tăng mỗi năm 0,354% và đạt 18,3% vào năm 2017; số tiền đóng góp được chia đều, chủ sử dụng lao động góp 50%, người lao động 50%.

+ Nhóm 3: Người ăn theo là vợ hoặc chồng sống dựa vào thu nhập của người lao động thuộc nhóm 2, tham gia chế độ hưu trí quốc gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 30 - 35)