Bài học kinh nghiệm về quản lý nhà nước về BHXH tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 35 - 37)

2.2.2.1. Kinh nghiệm của huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương

Chỉ trong gần 8 tháng đầu năm 2016, Bảo hiểm xã hội (BHXH) huyện Kinh Môn đã phát triển thêm 54 đơn vị tham gia BHXH bắt buộc với tổng số 608 lao động.

Tổng số tiền nộp BHXH của những người mới tham gia này là hơn 500 triệu đồng, nâng tổng thu BHXH huyện lên hơn 145 tỷ đồng. Lượng người tham gia BHXH tự nguyện cũng tăng đều qua các tháng, đến nay đạt gần 900 người.

Huyện Kinh Môn có nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn là đối tượng khó thu hút tham gia BHXH. Trước khó khăn đó, BHXH huyện Kinh Môn đã đề ra nhiều biện pháp để huy động đối tượng này đóng BHXH bắt buộc cho người lao động. Trong số 54 đơn vị mới tham gia BHXH bắt buộc có 27 đơn vị là các công ty cổ phần, công ty TNHH đóng trên địa bàn huyện. Ðối với các doanh nghiệp này, BHXH huyện thường xuyên phối hợp với Chi cục Thuế huyện rà soát những đơn vị có sử dụng hóa đơn, khai báo nộp thuế mà chưa tham gia BHXH cho người lao động. Từ đó, BHXH huyện đề xuất, kiến nghị với UBND huyện ra công văn gửi xuống từng đơn vị yêu cầu tham gia đóng BHXH theo đúng Luật BHXH và Bộ luật Lao động. Cán bộ BHXH huyện thường xuyên phối hợp với Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội, Liên đoàn Lao động huyện kiểm tra các đơn vị chưa đóng BHXH, tuyên truyền, vận động chủ doanh nghiệp tham gia để bảo đảm quyền lợi cho người lao động. Các nhân viên phụ trách thu phối hợp với chính quyền địa phương thường xuyên nắm bắt tình hình các doanh nghiệp nhỏ lẻ mới phát sinh, hướng dẫn, thuyết phục họ tham gia BHXH.

cho người lao động, vẫn còn một số công ty đóng BHXH chậm do sản xuất, kinh doanh kém hiệu quả, chưa chấp hành đúng quy định. Ông Nguyễn Văn Thăng, Phó Giám đốc BHXH huyện Kinh Môn cho biết, đối với các công ty này, BHXH huyện phân công cán bộ thu trực tiếp làm việc với lãnh đạo và cán bộ phụ trách BHXH của đơn vị để yêu cầu thanh toán. BHXH huyện nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ thu nợ cấp huyện, có kế hoạch công tác cụ thể với các đơn vị nợ BHXH từ 3 tháng trở lên, áp dụng các biện pháp thích hợp với từng đơn vị. Ðối với các đơn vị cố tình chây ỳ không đóng thì mời lãnh đạo đơn vị lên làm việc tại cơ quan BHXH huyện; chủ động đề xuất UBND huyện thành lập đoàn thanh tra liên ngành, xử lý nghiêm. BHXH huyện phối hợp với Ban Thi đua - Khen thưởng của huyện kiên quyết không khen thưởng đối với những đơn vị nợ BHXH. Với những biện pháp đa dạng, linh hoạt như vậy, tổng số nợ BHXH trên 3 tháng của các đơn vị trên địa bàn huyện Kinh Môn hiện chỉ ở mức hơn 4 tỷ đồng.

Các biện pháp tăng thu, giảm nợ đọng được thực hiện hiệu quả do sự phối hợp tích cực giữa các cơ quan, ban, ngành liên quan cấp huyện. Gia tăng số người tham gia BHXH không chỉ giúp tăng thu mà quan trọng hơn là bảo đảm quyền lợi của người lao động (Việt Tiến, 2016).

2.2.2.2. Kinh nghiệm của huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh

Để giải quyết các chế độ cho đối tượng được kịp thời, đúng thời gian, BHXH huyện cũng chỉ đạo đội ngũ cán bộ đề cao tinh thần trách nhiệm trước công việc được giao; thường xuyên nghiêm túc nghiên cứu sâu các văn bản mới của ngành về những thay đổi của chính sách BHXH để phục vụ tốt cho công tác giải quyết các chế độ BHXH cho người lao động và đối tượng thụ hưởng các chế độ BHXH. Cán bộ trực tiếp tiếp nhận hồ sơ cũng như giải quyết chế độ BHXH phải am hiểu sâu mọi chế độ chính sách BHXH, làm việc phải chuyên nghiệp, từ đó tạo được sự tin tưởng và sự hài lòng của người lao động, người thụ hưởng các chế độ BHXH.

Theo thống kê, hiện toàn huyện có 3.399 người hưởng chế độ bảo hiểm xã hội hàng tháng như: lương hưu, tử tuất, tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp. Số lượt người được hưởng trợ cấp một lần lũy kế là 373 lượt người và lũy kế 924 lượt người hưởng chế độ ốm đau, thai sản, nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.

Thực hiện Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, Bảo hiểm xã hội huyện phối hợp tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về những điểm mới nổi bật; những lợi ích

khi tham gia Bảo hiểm y tế để nhân dân nắm được và tích cực tham gia hưởng ứng. Ngoài ra, Bảo hiểm xã hội huyện cũng tổ chức ký hợp đồng với các đại lý thu triển khai thu bảo hiểm y tế theo hộ gia đình với 14 xã, thị trấn và đại lý thu với bưu điện huyện Lương Tài; quán triệt đội ngũ cán bộ viên chức cơ quan nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; tinh thần thái độ phục vụ nhân dân, bảo đảm quyền lợi cho người tham gia BHYT (Phượng Duyên, 2016).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)