Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 88 - 89)

Đối với doanh nghiệp: Khi điều kiện kinh tế có sự tăng trưởng tốt, xã hội ổn định sẽ thúc đẩy sự trao đổi hàng hóa, nhờ vậy các doanh nghiệp sẽ ngày càng phát triển, quy mô được mở rộng, lợi nhuận tăng doanh nghiệp sẽ chú trọng hơn đến phúc lợi cho người lao động, tăng khả năng chi trả BHXH nhờ vậy sẽ giảm tình trạng nợ đọng, trốn đóng BHXH BB.

Đối với người lao động: Kinh tế xã hội phát triển, các DN sẽ ngày càng mở rộng cả về số lượng và quy mô, các ngành nghề được đa dạng hóa, sẽ tăng cơ hội tìm kiếm việc làm đồng thời giúp người lao động có nhiều cơ hội lựa chọn công việc có phúc lợi tốt, đảm bảo quyền lợi chung cho người lao động nói chung và đóng BHXH nói riêng; Phúc lợi tốt đồng nghĩa với tiền lương tăng, nhu cầu sống được đảm bảo người lao động sẽ dần chú ý đến việc tham gia BHXH hơn.

Bảng 4.14. Tình hình tham gia BHXH của người lao động tại các cơ sở sử dụng LĐ điều tra giai đoạn 2014-2016

Nội dung Số lượng Tỷ lệ (%)

1. Số DN tăng quy mô sản xuất 20 33,3

+ Tăng số LĐ tham gia BHXH, tăng mức đóng 20 100,0 + Không tăng số LĐ tham gia BHXH, tăng mức đóng 0

2. Số DN không tăng quy mô sản xuất 35 58,3 + Tăng số LĐ tham gia BHXH, tăng mức đóng 10 28,6 + Không tăng số LĐ tham gia BHXH, tăng mức đóng 20 57,1

+ Giảm LĐ tham gia BHXH 5 14,3

3. Số DN giảm quy mô sản xuất 5 8,3

+ Giảm số LĐ tham gia BHXH 5 100

Tổng Doanh nghiệp 60 100

Theo điều tra khảo sát 60 DN trên địa bàn huyện cho thấy: Trong số 20 doanh nghiệp (chiếm 33,3%) mở rộng quy mô sản xuất cho biết trong giai đoạn 2015- 2016 họ đã tuyển thêm lao động và tham gia đóng BHXH đầy đủ cho các lao động mới, đồng thời với chính sách điều chỉnh mức lương tối thiếu và tăng lương theo lợi nhuận của DN nên mức đóng cho người lao động cũng được tăng lên.

Do vậy số lượng và mức đóng BHXH BB tại các doanh nghiệp này đều tăng lên chiếm 100%; 35 doanh nghiệp cho biết họ không mở rộng quy mô sản xuất mà tập trung chuyên môn hóa trong sản phẩm (chiếm 58,3%), trong đó có 10 DN (chiếm 28,6%) vừa tăng số lao động tham gia đóng BHXH vừa tăng mức đóng cho người lao động và 20 DN (chiếm 57,1%) tuy không tăng số lượng lao động tham gia đóng BHXH nhưng lại tăng lương và tăng mức đóng cho người lao đồng nhằm giữ những người có trình độ cao ở lại DN. Có 5 DN (chiếm 8,3%) giảm số lượng lao động tham gia BHXH BB do hoạt động doanh nghiệp kém hiệu quả, gánh nặng chi BHXH dẫn đến giảm nhân viên. Còn lại 5 DN giảm quy mô sản xuất và giảm số lượng lao động tham gia BHXH BB chủ yếu là nhóm DNNN, HCSN theo chủ trương tái cơ cấu, tinh giản bộ máy.

Như vậy trong giai đoạn 2014-2016 khi kinh tế phát triển, tổng số doanh nghiệp có số lao động được tham gia đóng BHXH BB tăng chiếm 50% tổng DN; và 83,33% DN tăng mức đóng BHXH BB cho người lao động đã và đang khẳng định tầm quan trọng của môi trường kinh tế xã hội tác động đến toàn bộ các mặt của đời sống xã hội nói chung và quản lý BHXH nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 88 - 89)