Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 43)

3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu

a. Chọn đối tượng sử dụng lao động

Căn cứ vào cơ cấu các đơn vị theo từng loại hình đang quản lý tại huyện Gia Lâm, chúng tôi tiến hành điều tra 60 cán bộ quản lý của các đơn vị DN trên địa bàn. Trong đó phỏng vấn 10 người quản lý thuộc DNNN, 30 người quản lý thuộc DN NQD, 20 người quản lý thuộc đơn vị HCSN. Thực hiện chủ trương cổ phần hóa các DNNN, chuyển một số doanh nghiệp quốc doanh có điều kiện thành công ty cổ phần và thành lập một số công ty quốc doanh cổ phần mới. Hiện nay, trên địa bàn toàn huyện số DNNN còn tương đối ít. Chính vì lý do đó chúng tôi tiến hành điều tra số lượng DN với số mẫu như trên.

b. Chọn cán bộ lãnh đạo, cán bộ chuyên trách thuộc đơn vị quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc tại huyện Gia Lâm

Tiến hành phỏng vấn 10 người, trong đó lựa chọn phỏng vấn ban Giám đốc BHXH huyện 3 người và các bộ phận trực tiếp làm các công tác chuyên môn, mỗi bộ phận chọn 1 người và tùy theo chức năng và sự cần thiết trong thu thập thông tin mà có thể tiến hành phỏng vấn kết hợp quan sát thu thập thông tin. Cụ thể bao gồm các bộ phận như:Bộ phận một cửa, bộ phận chế độ BHXH, bộ phận thu phát hành Sổ, thẻ, bộ phận kế toán tài chính, bộ phận giám định.

c. Người lao động

Tiến hành điều tra 60 lao động trong đó 30 người là lao động NQD, 10 lao động DNNN và 20 lao động thuộc đơn vị HCSN trên địa bàn huyện Gia Lâm.

3.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu

3.2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Các dữ liệu thứ cấp phục vụ cho nghiên cứu này thu thập từ các tài liệu được tổng hợp ở bảng sau:

Thông tin Loại tài liệu Nguồn cung cấp

Cơ sở lý luận và thực tiễn về BHXH ở Việt Nam và trên thế giới.

Các loại sách báo, bài giảng, giáo trình, luận văn đã nghiên cứu và công bố trước đó, trên mạng internet, các tạp chí khoa học,…có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

Văn bản chính sách liên quan đến BHXH, đối tượng tham gia BHXH bắt buộc,..

Thư viện học viện Nông Nghiệp Việt Nam, thư viện khoa KT&PTNT, trên các trang web Bảo hiểm xã hội Việt Nam, thư viện pháp luật,...

Số liệu chung về địa bàn nghiên cứu: Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội (dân số, lao động, phát triển kinh tế - xã hội).

Thực trạng quản lý nhà nước về BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Gia Lâm.

Báo cáo tình hình kinh tế xã hội huyện Gia Lâm;

Các báo cáo tổng kết công tác BHXH của BHXH huyện Gia Lâm; các chương trình, hành động của BHXH huyện Gia Lâm đối với công tác BHXH trên địa bàn,...

Phòng thống kê, phòng tài nguyên môi trường, phòng kinh tế,...

UBND huyện Gia Lâm, BHXH huyện Gia Lâm,..

3.2.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua các hình thức tiếp cận trực tiếp hoặc gián tiếp các đối tượng liên quan (cán bộ quản lý nhà nước, các doanh nghiệp, người

lao động) bằng một số phương pháp như: Phỏng vấn điều tra theo bảng câu hỏi

đã được chuẩn bị sẵn; Phỏng vấn sâu. Thông qua nội dung dữ liệu sơ cấp thu thập được để hoàn thiện nội dung đề tài nghiên cứu cũng như kiểm chứng kết quả nghiên cứu.

Đối tượng Số mẫu Nội dung thu thập Phương pháp Cán bộ lãnh

đạo, cán bộ chuyên trách của BHXH huyện Gia Lâm

10 người (3 lãnh đạo, và 7 cán bộ chuyên môn của từng bộ phận) Tổ chức và hoạt động của BHXH huyện Gia Lâm; công tác đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực cho các cán bộ chuyên môn của đơn vị hàng năm; đánh giá công tác thu, chi và phát triển quỹ BHXH trong đơn vị Phỏng vấn nhanh Cán bộ quản lý của các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn huyện Gia Lâm 60 người (10 người quản lý thuộc DNNN, 30 người quản lý thuộc DN NQD, 20 người quản lý thuộc đơn vị HCSN) Đánh giá thực trạng về công tác tuyên truyền BHXH BB; thực trạng thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực BHXH của các đơn vị trên địa bàn huyện Gia Lâm; thực trạng tham gia BHXH của đơn vị trong những năm gần đây.

Cho biết các yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia BHXH BB cho NLĐ của các đơn vị. Điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế. Người lao động trong các đơn vị trên địa bàn huyện Gia Lâm

60 người (30 người là lao động NQD, 10 lao động DNNN và 20 lao động thuộc đơn vị HCSN) Đánh giá thực trạng về công tác tuyên truyền BHXH BB; đánh giá về quy trình, thủ tục tham gia BHXH và thái độ phục vụ của các cán bộ làm công tác BHXH thuộc BHXH huyện Gia Lâm.

Mức độ hiểu biết về BHXH cũng như các chính sách liên quan đến BHXH và quyền lợi được hưởng của NLĐ khi tham gia BHXH.

Điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế.

3.2.2.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý dữ liệu

a. Tổng hợp dữ liệu

Sau khi dữ liệu được nhập vào máy tính được chúng tôi xử lý dưới dạng các bảng biểu, sơ đồ, đồ thị nhằm phản ánh thực trạng quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội bắt buộc tại địa bàn huyện Gia Lâm.

b. Xử lý dữ liệu

Sau khi thu thập đầy đủ các phiếu điều tra phỏng vấn tại thực địa chúng tôi tiến hành kiểm tra, đối chiếu và điều chỉnh lại các thông tin dữ liệu đã thu thập được từ đó tiến hành nhập liệu vào máy tính bằng phần mềm Excel .

3.2.3. Phương pháp phân tích thông tin 3.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả 3.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Là phương pháp sử dụng các chỉ tiêu phân tích mức độ thông qua các số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân để mô tả và phân tích thực trạng quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội bắt buộc tại địa bàn huyện Gia Lâm qua 3 năm 2014 – 2016. Đối với luận văn sử dụng phương pháp này để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu đó là phản ánh được mức độ hoàn thành quản lý nhà nước về BHXH trên địa bàn huyện; thấy được các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về BHXH tại BHXH huyện, mức độ hài lòng của doanh nghiệp về quản lý nhà nước trong BHXH trên địa bàn huyện.

3.2.3.2. Phương pháp so sánh

So sánh các chỉ tiêu về tổ chức hoàn thiện bộ máy QLNN trong công tác BHXH; Số lượng đơn vị, người lao động hoạt động trên địa bàn so với số đơn vị, người lao động tham gia đóng BHXH BB; Kết quả công tác thu chi BHXH qua các năm,...làm căn cứ phân tích đánh giá thực trạng QLNN về BHXH tại địa phương.

3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

3.2.4.1. Chỉ tiêu phản ánh tuyên truyền, phổ biến chính sách

- Hình thức tuyên truyền, phổ biến chính sách. - Số buổi tuyên truyền được thực hiện.

- Kinh phí thực hiện.

3.2.4.2. Các chỉ tiêu phản ánh tổ chức bộ máy quản lý, đào tạo, tập huấn

- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ cán bộ; - Thời gian công tác tại đơn vị;

- Các hoạt động QLNN về BHXH BB đã được triển khai trên địa bàn: số lớp tập huấn cho cán bộ chuyên môn trong năm, số bài tuyên truyền, phát thanh về chính sách BHXH bắt buộc hàng năm.

3.2.4.3. Chỉ tiêu quản lý đối tượng BHXH (người lao động và chủ sử dụng lao động)

- Số DN, đơn vị hoạt động trên địa bàn;

- Số DN, đơn vị tham gia BHXHBB cho NLĐ;

- Tổng lao động phải tham gia BHXHBB theo quy định; - Số lao động thực tế tham gia BHXHBB;

- Tỷ lệ DN, đơn vị tham gia BHXHBB; - Tỷ lệ lao động tham gia BHXHBB;

3.2.4.4. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình thu - chi, quản lý quỹ BHXH bắt buộc

- Số tiền thu BHXHBB theo kế hoạch hàng năm; - Số tiền thu BHXHBB thực tế hàng năm;

- Tỷ lệ hoàn thành thu BHXHBB so với kế hoạch;

- Tỷ lệ số tiền BHXH đã nộp/ tổng số tiền BHXH phải nộp;

- Nợ đọng BHXH: Nợ đọng BHXH là khi tính đến ngày cuối tháng đơn vị chưa nộp tiền BHXH cho cơ quan BHXH (đvt: triệu đồng);

- Tỷ lệ nợ đọng BHXH: chỉ tiêu phản ánh tiến độ nộp tiền BHXH của các đơn vị sử dụng lao động. (tỷ lệ nợ đọng BHXH được đo bằng đơn vị tháng).

3.2.4.5. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình thanh tra kiểm tra, giải quyết kiếu nại, tố cáo

- Số đợt thanh tra, kiểm tra; tỷ lệ giải quyết kiếu nại tố cáo;

- Tỷ lệ người sử dụng lao động vi phạm đóng BHXH cho người lao động; -Tổng thu từ nguồn phạt vi phạm.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BHXH BẮT BUỘC TẠI HUYỆN GIA LÂM BUỘC TẠI HUYỆN GIA LÂM

4.1.1. Thực trạng ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện về chính sách BHXH

Năm 2007 là năm đánh dấu bước phát triển mới trong lĩnh vực BHXH với việc Luật BHXH đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2006 và có hiệu lực ngày 01/01/2007. Cùng với việc ban hành Luật BHXH nhà nước đã ban hành hàng loạt các văn bản dưới Luật nhằm đưa Luật BHXH đi vào đời sống người lao động.

Ngày 20/11/2014, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) số 58/2014/QH13, thay thế Luật BHXH số 71/2006/QH11 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016.

Với tư cách là cơ quan sự nghiệp BHXH cao nhất BHXH Việt Nam đã ban hành hàng loạt quyết định, văn bản hướng dẫn chỉ đạo về BHXH và hàng chục văn bản tham gia với chính phủ nhằm hoàn thiện chính sách BHXH nói chung và hệ thống quản lý BHXH nói riêng (theo phụ lục 1).

Nhờ đó, mà chính sách BHXH luôn được kế thừa và đổi mới cơ bản; tạo điều kiện cho nền kinh tế nhiều thành phần phát triển, đã mở rộng đối tượng tham gia BHXH cho người lao động vào làm việc trong các cơ sở kinh tế ngoài quốc doanh; thành lập quỹ BHXH độc lập với Ngân sách Nhà nước, hạch toán độc lập trên cơ sở lấy thu từ đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động để chi trả các chế độ trợ cấp cho người lao động. Công tác quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện chính sách BHXH cũng được đổi mới căn bản; hình thành nhanh chóng, đồng bộ hệ thống tổ chức ngành BHXH từ Trung ương đến địa phương; Hệ thống văn bản về BHXH có nhiều chuyển biến đã tạo nên hành lang pháp lý cho việc tổ chức thực hiện ngày một tốt hơn chế độ, chính sách BHXH do Nhà nước quy định. Các chế độ BHXH thực sự đã đi vào đời sống người lao động; tạo sự yên tâm cho người lao động làm việc; làm lành mạnh hoá thị trường lao động, khắc phục dần tính bình quân, bao cấp, nhưng vẫn đảm bảo tính điều tiết và chia sẻ cộng đồng.

sửa đổi phù hợp với tiến trình phát triển như:

Về đối tượng tham gia BHXH bắt buộc bổ sung thêm 03 nhóm đối tượng, đó là: Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 3 tháng; người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam theo quy định.

Một số điểm mới về chế độ, chính sách BHXH bắt buộc:

Đối với chế độ ốm đau, thai sản:

– Sửa đổi quy định mức hưởng trợ cấp ốm đau một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 24 ngày (Luật BHXH năm 2006 là chia 26 ngày).

– Sửa đổi mức hưởng chế độ ốm đau dài ngày với mức thấp hơn sau nghỉ ốm vượt quá 180 ngày đối với người lao động không phải là quân nhân, công an nhân dân, thấp nhất là 50% (Luật BHXH năm 2006 là 45%).

– Sửa đổi quy định mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau, thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở (Luật BHXH năm 2006 chia 2 mức là 25% và 40%).

– Điều chỉnh thời gian nghỉ chế độ khi sinh con (chung cho các đối tượng) là 6 tháng theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2012.

– Bổ sung, lao động nam được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi vợ sinh con.

– Bổ sung chế độ thai sản đối với lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ.

– Sửa đổi quy định trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con đối với trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia BHXH.

Đối với chế độ hưu trí:

– Bổ sung lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở cấp xã khi nghỉ việc mà có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng BHXH và đủ 55 tuổi thì được hưởng lương hưu.

– Thực hiện lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu đối với người lao động nhưng không phải là quân nhân, công an nhân dân bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, cụ thể: Từ 01/01/2016: Nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi, sau đó mỗi năm tăng thêm một tuổi; từ 2020 trở đi: Nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi (Luật BHXH năm 2006 là nam 50 tuổi, nữ 45 tuổi).

– Quy định thực hiện lộ trình tăng dần thời gian đóng bảo hiểm xã hội để đạt tỷ lệ hưởng lương hưu tối đa tiến tới người lao động có thời gian đóng BHXH đủ 30 năm đối với nữ và 35 năm đối với nam thì đạt tỷ lệ hưởng lương hưu tối đa 75%. Cụ thể: Từ 01/01/2018, lao động nam nghỉ hưu thì mức lương hưu được tính bằng 45% khi có 16 năm đóng BHXH; năm 2019 là 17 năm đóng BHXH; năm 2020 là 18 năm đóng BHXH; năm 2021 là 19 năm đóng BHXH, từ 2022 trở đi là 20 năm đóng BHXH. Đối với lao động nữ, từ năm 2018 trở đi, khi nghỉ hưu, có thời gian 15 năm đóng BHXH, được hưởng tỷ lệ bằng 45%, sau đó thêm mỗi năm (cả nam và nữ) tăng thêm 2%, tối đa không quá 75%.

– Tăng tỷ lệ giảm trừ do nghỉ hưu trước tuổi từ 1% lên 2% tương ứng với mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi.

– Tăng mức trợ cấp BHXH một lần đối với người lao động đủ điều kiện hưởng trợ cấp BHXH một lần, tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm đóng BHXH từ năm 2014 trở đi được hưởng bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH, đối với những năm đóng BHXH trước năm 2014, mức hưởng bằng 1,5 tháng lương bình quân (theo Luật BHXH năm 2006, tất cả các năm đóng BHXH đều hưởng mức trợ cấp bằng 1,5 tháng lương bình quân).

– Quy định lộ trình tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để tính lương hưu, tiến tới tính bình quân toàn bộ thời gian đóng BHXH đối với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, cụ thể: Người có thời gian bắt đầu tham gia BHXH trước năm 1995 thì mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để tính lương hưu là 5 năm cuối; từ 01/01/1995 – 31/12/2000 là 6 năm cuối; từ 01/01/2001 – 31/12/2006 là 8 năm cuối; từ 01/01/2007 – 31/12/2015 là 10 năm cuối; từ 01/01/2016 – 31/12/2019 là 15 năm cuối; từ 01/01/2020 – 31/12/2024 là 20 năm cuối; từ 01/01/2025 trở đi, tính bình quân toàn bộ quá trình đóng BHXH.

Đối với chế độ tử tuất: Bổ sung quy định cho phép thân nhân người lao động thuộc diện hưởng trợ cấp tuất hàng tháng được lựa chọn hưởng trợ cấp tuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)