Cơ chế chính sách có liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 85 - 88)

4.2.1.1. Chính sách tiền lương

Chính sách tiền lương là một bộ phận quan trọng trong hệ thống chính sách kinh tế - xã hội, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của những người lao động, mà còn ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, năng suất và hiệu quả công tác, tăng trưởng kinh tế và ổn định chính trị, xã hội. Khi nền kinh tế đất nước vận hành theo cơ chế thị trường và hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới, việc hoàn thiện chính sách tiền lương ngày càng cần thiết và cấp bách. Năm 2016 tình hình kinh tế thế giới có xu hướng phục hồi chậm, tuy vẫn có nhiều biến động. Ở trong nước, nền kinh tế cũng bị ảnh hưởng bởi suy giảm và phục hồi chậm của kinh tế toàn cầu. Chính phủ đã thực hiện nhiều giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng và thực tế chúng ta đã đạt được mục tiêu ổn dịnh kinh tế vĩ mô, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, mức tăng trưởng kinh tế đạt 6,21% (Tổng cục thống kê, 2016), cao hơn mức đề ra. Tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp tuy gặp khó khăn nhưng cũng có bước phục hồi và phát triển đã tác động đến tiền lương, thu nhập và đời sống của người lao động làm công ăn lương.

Theo số liệu điều tra tiền lương tại 2.000 doanh nghiệp do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thực hiện năm 2016 tiền lương, thu nhập năm 2016 vẫn có xu hướng ổn định và tăng nhẹ so với năm 2015, trong đó tiền lương bình quân của người lao động năm 2015 ước đạt 5,0 triệu đồng/tháng, tăng khoảng 6% so với năm 2014, nhiều doanh nghiệp có đủ việc làm mức thu nhập bình quân khoảng 7,8 triệu đồng/ tháng, đến năm 2016 mức lương trung bình cả nước đạt 6,03 triệu đồng/tháng tăng 20,4%. Mức lương tăng đồng nghĩa với việc số tiền thu về quỹ BHXH cũng sẽ tăng lên (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, 2016).

Ngoài việc mức lương bình quân chung tăng do sự điều chỉnh hợp lý về các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước đã tác động đến sự tăng trưởng chung của nền kinh tế, thì trong chính sách tiền lương, nhà nước cũng đã nhiều lần điều chỉnh mức lương tối thiểu nhằm giải quyết được nhu cầu tối thiếu của người lao động và gia đình. Theo đó mức lương cơ sở cho cán bộ, công nhân viên chức tăng từ 1.150 nghìn đồng năm 2016 lên 1.210 nghìn đồng năm 2017 (Chính phủ, 2016) và bắt đầu từ 01/7/2017 là 1.300 nghìn đồng. Đối với lương cho các doanh

nghiệp mức lương tối thiểu cũng được quy định theo vùng. Mức lương tối thiểu tăng giúp người lao động nâng cao thu nhập đồng thời nhờ đó nguồn thu BHXH cũng được tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, với mức tăng lương tối thiểu sẽ khiến các doanh nghiệp nhỏ và mới thành lập gặp nhiều khó khăn trong việc chi trả BHXH gây tình trạng nợ đọng BHXH.

Biểu 4.7. Tỷ lệ đơn vị sử dụng lao động có tình trạng tạm dừng hoặc nợ đọng BHXH trên địa bàn huyên Gia Lâm

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)

Theo điều tra phỏng vấn tại các doanh nghiệp cho thấy có tới 23/60 doanh nghiệp đã và đang xảy ra tình trạng tạm dừng hoặc nợ đọng BHXH chiếm 38,33%, trong đó nguyên nhân chủ yếu được các doanh nghiệp đưa ra là do số tiền DN phải đóng cho người lao động quá lớn, vượt quá khả năng chi trả của doanh nghiệp.

4.2.1.2. Chính sách lao động việc làm

Phát triển kinh tế thị trường và hội nhập là xu hướng tất yếu của các quốc gia trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội. Việt Nam đã và đang thực hiện công cuộc đổi mới, cải cách mạnh mẽ và hoàn thiện thể chế, chính sách để phù hợp với thể chế kinh tế thị trường và hội nhập sâu, rộng vào kinh tế khu vực và toàn cầu. Thể hiện rõ nhất trong quá trình đổi mới chính sách lao động, tiền lương là Bộ luật Lao động thông qua việc quy định quyền tự do lựa chọn việc làm, học nghề, tăng cường thương lượng, thỏa thuận về hợp đồng theo hướng hài hòa, ổn định và tiến bộ; thiết lập cơ chế thương lượng tiền lương cấp quốc gia, cấp ngành

và cấp doanh nghiệp.

Trong những năm qua, chính phủ cùng với sự hỗ trợ nguồn lực từ các tổ chức nước ngoài như Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB). Điều này đã và đang tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động, từ đó giúp họ tìm kiếm các công việc có mức thu nhập cao hơn trước, mức sống được nâng cao khi đó số lượng người tham gia BHXH sẽ tăng từ đó tăng mức đóng và nguồn thu cho quỹ BHXH.

Ngoài việc chú trọng đào tạo nghề cho đối tượng thanh niên, Chính phủ cũng rất chú trọng trong việc đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp cho một bộ phận không nhỏ người dân nông thôn, qua đó góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn sang các công việc làm công ăn lương khác từ đó tăng số lượng người tham gia đóng BHXH.

Biểu 4.8. Số lượng lao động có việc làm và lao động tham gia BHXH trên địa bàn giai đoạn từ năm 2014 – 2016

Nguồn: BHXH huyện Gia Lâm (2014, 2015, 2016)

Là huyện có tốc độ đô thị hóa nhanh, nhiều xã thị trấn có đất nông nghiệp bị thu hồi nên việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn của huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm.Với nhiều hình thức đào tạo gắn dạy nghề với tạo việc làm năm 2014, huyện đã giải quyết được 8.223 việc làm; đến năm 2016 là trên 10.000 lao động được giải quyết việc làm, đã làm tăng đáng kể số lượng người tham gia BHXH trên địa bàn huyện

(UBND huyện Gia Lâm, 2014, 2016). Qua biểu 4.9 ta thấy, số lao động có việc làm hàng năm không ngừng tăng đồng nghĩa vơi việc tăng số lao động tham gia BHXH BB trong các đơn vị cũng tăng lên. Cùng với sự phát triển của nền công nghiệp các DN ngày càng được mở rộng cả về quy mô và số lượng, từ đó giải quyết việc làm cho rất nhiều lao động chưa có việc làm trên địa bàn huyện cũng như các vùng lân cận. Qua đó có thể thấy, việc làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc tham gia BHXH của người lao động và là tiền đề cho việc phát triển BHXH trên địa bàn trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 85 - 88)