Thực trạng thu, chi và quản lý quỹ BHXHBB trên địa bàn huyện Gia Lâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 68 - 76)

Gia Lâm

4.1.4.1. Thực trạng thu BHXH BB

Theo quy định mỗi cơ quan BHXH đều được phép mở một tài khoản chuyên thu tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn và một tài khoản tại Kho bạc Nhà nước để chuyên thu BHXH của các đơn vị trên địa bàn. Việc quản lý nguồn thu BHXH trên địa bàn huyện trong những năm qua đảm bảo theo đúng các quy định:

- Thực hiện nghiêm ngặt quy trình thu nộp BHXH: Căn cứ vào danh sách lao động và tổng quỹ tiền lương mà đơn vị đã đăng ký với cơ quan BHXH; trên cơ sở đó, BHXH các cấp thực hiện thu BHXH của các đơn vị sử dụng lao động. Hàng tháng, khi cấp phát tiền lương cho người lao động, người sử dụng lao động khấu trừ các khoản đóng góp của người lao động từ tiền lương của họ đồng thời trích trên tổng quỹ tiền lương phần đóng góp của chủ sử dụng lao động. Chậm nhất vào ngàycuối tháng nộp cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH. Việc thu nộp BHXH thực hiện bằng hình thức chuyển khoản, trường hợp thu bằng tiền mặt thì chậm nhất sau 3 ngày cơ quan BHXH phải nộp vào tài khoản chuyên thu BHXH. Định kỳ hàng tháng cơ quan BHXH thực hiện thông báo bằng văn bản tình hình lao động tham gia và thu nộp BHXH đến từng đơn vị tham gia.

- Thường xuyên phối hợp với hệ thống Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trên địa bàn để cập nhật số tiền thu nộp BHXH thực hiện. Hàng ngày cán bộ BHXH đến Ngân hàng và Kho bạc nhận chứng từ về cập nhật số liệu vào phần mềm quản lý thu BHXH.

Theo các quy định liên ngành của BHXH với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Kho bạc Nhà nước trong việc quản lý và sử dụng tài khoản tiền gửi của hệ thống BHXH Việt Nam thì cơ quan BHXH huyện, BHXH tỉnh ủy quyền cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Kho bạc Nhà nước cùng cấp thực hiện chuyển tiền từ tài khoản “tiền gửi chuyên thu” của BHXH cùng cấp về tài khoản“tiền gửi chuyên thu” của BHXH cấp trên mà không cần chứng từ chuyển tiền của chủ tài khoản. Hàng tháng, cơ quan BHXH thực hiện đối chiếu số dư tiền gửi với Ngân hàng và Kho bạc.

Bên cạnh đó, để quản lý nguồn thu BHXH huyện Gia Lâm đã triển khai ứng dụng phần mềm “Hệ thống thông tin quản lý thu BHXH, BHYT bắt buộc - SMS BHXH” của ngành BHXH quy định. Việc ứng dụng phần mềm tin học vào

quản lý thu BHXH bắt buộc cho phép BHXH huyện quản lý chặt chẽ số thu của từng đơn vị, chính xác số tiền phải đóng, đã đóng và số nợ, số tiền lãi do nộp chậm, nộp thiếu... giảm thiểu đáng kể số lao động thủ công. Với chương trình này, cơ quan BHXH từ tỉnh đến các huyện, thành phố thực hiện quản lý bằng cơ sở dữ liệu đối tượng tham gia từ quá trình công tác, chức danh ngành nghề, lịch sử tiền lương, thân nhân đối tượng... cho phép chuyển dữ liệu để xét duyệt thanh toán các chế độ BHXH khi phát sinh, phục vụ đắc lực cho cải cách hành chính theo mô hình “một cửa”.

Áp dụng đồng bộ các biện pháp trên, thời gian qua công tác quản lý nguồn thu của BHXH huyện Gia Lâm luôn đảm bảo công khai, minh bạch, chặt chẽ, tránh lạm dụng, thất thoát nguồn thu BHXH và đảm bảo được nguyên tắc không sử dụng nguồn thu vào các mục đích khác theo quy định của BHXH.

Do đó, trong giai đoạn 2014 – 2016, tình hình thu quỹ BHXH Gia Lâm liên tục đạt kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên chỉ có năm 2014 số thu quỹ tăng cơ bản đã hoàn thành nhiệm vụ thu quỹ BHXH theo chỉ tiêu của BHXH thành phố giao.

Cụ thể, theo bảng 4.8 kết hợp biểu 4.6 cho thấy số thu về BHXH BB theo kế hoạch luôn cao hơn năm trước và kết quả thực hiện hàng năm cũng luôn cao hơn số thu BHXH bắt buộc theo kế hoạch thành phố giao.

Bảng 4.8. Tình hình thu quỹ BHXH bắt buộc giai đoạn 2014 – 2016

Năm Số thu BHXH BB theo kế hoạch thành phố giao (trđ) Số thu BHXH BB thực hiện (trđ) Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch (%) 2014 173.217 173.251 100,02 2015 207.495 205.190 98,89 2016 262.734 260.494 99,15

Nguồn: BHXH huyện Gia Lâm (2014, 2015, 2016)

Một trong những nguyên nhân đóng góp vào kết quả trên là nhờ sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế xã hội của huyện Gia Lâm trong thời gian qua dẫn đến sự gia tăng của các đơn vị sử dụng lao động và người lao động tham gia BHXH, từ đó tăng thu cho quỹ BHXH huyện. Kinh tế - xã hội huyện phát triển, doanh nghiệp có môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, tạo ra nhiều của cải vật chất, lao động có thu nhập và công việc ổn định hơn, điều này cũng là một trong những nhân tố tích cực ảnh hưởng tới công tác thu BHXH bắt buộc trên địa bàn,

giúp cho công tác thu được dễ dàng, thuận lợi hơn.

Tuy nhiên, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch thu từ năm 2014 - 2016 có xu hướng giảm dần. Nguyên nhân là do các đơn vị sử dụng lao động không tham gia BHXH, một số đơn vị phá sản không thu được nợ đọng của những năm trước. Ngoài ra, do các đơn vị chây ì không đóng BHXH cho người lao động thuộc diện phải tham gia BHXH trong khi vẫn chưa có chế tài đủ mạnh và mức xử phạt chưa đủ để răn đe các trường hợp này. Đây cũng là vấn đề cần phải được nghiên cứu đầy đủ nhằm quản lý tốt hơn nữa công tác thu BHXH BB hiện nay của BHXH huyện Gia Lâm.

Biểu 4.5. Tình hình thu quỹ BHXH BB trên địa bàn huyện Gia Lâm 4.1.4.2. Thực trạng nợ đọng quỹ BHXH

Theo báo cáo của BHXH huyện Gia Lâm tình trạng nợ đọng quỹ BHXH trên địa bàn ngày càng nghiêm trọng, số đơn vị nợ đọng quỹ BHXH ngày càng tăng cao (theo biểu 4.7), tiềm ẩn nguy cơ phát sinh lớn, kéo dài. Đặc biệt tỷ lệ nợ đọng BHXH của các đơn vị từ 6 tháng trở lên luôn ở mức cao so với các đơn vị nợ dưới 6 tháng: năm 2014 số đơn vị nợ đọng BHXH BB trên 6 tháng là 71,3%; đến năm 2015 là 69,08% và sang năm 2016 là 68,94% điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến số thu quỹ BHXH, ảnh hưởng đến việc chi trả những chế độ BHXH cho người lao động.

Biểu 4.6. Số lượng đơn vị nợ đọng quỹ BHXH trên địa bàn huyện Gia Lâm

Ở dưới bảng 4.9 cho thấy tình hình nợ đọng BHXH BB trên địa bàn huyện Gia Lâm tiếp tục tăng cao, trong 3 năm 2014 - 2016 mặc dù tỷ lệ nợ đọng trên địa bàn huyện đã giảm từ 24,83% năm 2014 xuống còn 15,52% năm 2015 và đến năm 2016 tỷ lệ nợ đọng còn lại 16,97% tuy nhiên số tiền nợ đọng BHXH lại có xu hướng tăng lên năm 2014 tổng số tiền nợ đọng BHXH của các đơn vị sử dụng lao động là 43.012,6 triệu đồng đến năm 2016 con số này là 44.591,74 triệu đồng (tăng 3,67%). Trong đó DNNN, DN NQD và hộ KD cá thể là những đơn vị có số tiền nợ đọng BHXH nhiều nhất. Tình trạng nợ đọng BHXH trên địa bàn huyện như hiện nay sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến công tác chi trả BHXH cho người lao động, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động nhất là khi họ gặp phải các rủi ro, khó khăn trong cuộc sống.

Từ thực tế kiểm tra về tình hình nợ đọng BHXH BB tại BHXH huyện Gia Lâm cho thấy các cán bộ quản lý về BHXH trên địa bàn cần tăng cường hơn nữa sự kiểm tra, giám sát đặc biệt đối với các đơn vị có tỷ lệ nợ đọng cao. Đồng thời, tích cực tuyên truyền, phổ biến các quy định, quyền lợi và nghĩa vụ đối với việc tham gia BHXH cho cả đơn vị sử dụng lao động và người lao động. Bên cạnh đó việc đưa ra mức xử phạt cao sẽ góp phần hạn chế bớt tình trạng trốn đóng, chây ỳ và kê khai thiếu trung thực số người tham gia BHXH, từ đó góp phần giảm tình trạng nợ đọng quỹ BHXH.

Bảng 4.9. Tình hình nợ đọng BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Gia Lâm (2014 - 2016) Khối loại hình đơn vị 2014 2015 2016 So sánh(%) Số tiền (đồng) Tỷ lệ nợ/ số phải thu (%) Số tiền (đồng) Tỷ lệ nợ/ số phải thu (%) Số tiền (đồng) Tỷ lệ nợ/ số phải thu (%) 2015/ 2014 2016/ 2015 DNNN 8.478.804.079 45,31 5.636.498.120 38,51 7.564.235.100 41,02 66,48 134,20 DN NQD 32.843.436.334 52,99 24.618.788.94 1 28,9 35.126.320.563 36,7 74,96 142,68 Khối HCSN 849.163.562 1,17 1.682.850.942 1,05 1.534.600.120 1,12 198,18 91,19 Ngoài công lập 200.013.599 1,88 32.905.130 1,96 84.365.230 1,74 16,45 256,39 Hợp tác xã 210.466.379 17,54 206.629.285 12,45 225.461.000 14,65 98,18 109,11 Hộ KD cá thể 43.745.557 73,42 43.042.129 45,36 56.754.230 39,26 9,99 131,86 Tổng 43.012.629.510 24,83 32.220.714.54 7 15,52 44.591.736.243 16,97 74,91 138,39

4.1.4.3. Thực trạng chi trả các chế độ BHXH

Chi trả trợ cấp BHXH là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của BHXH huyện Gia Lâm cũng như toàn ngành. Việc chi trả đúng đối tượng hưởng BHXH không chỉ có ý nghĩa về mặt xã hội mà còn có ý nghĩa kinh tế chính trị rất to lớn. Nó không những đảm bảo cuộc sống hàng ngày của đối tượng mà còn góp phần tích cực vào việc đảm bảo trật tự an toàn xã hội.

Tại BHXH huyện Gia Lâm công tác chi trả các chế độ BHXH được thực hiện theo 4 hình thức sau:

* Chi qua hệ thống Bưu điện: Người hưởng lương hưu hàng tháng, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp hàng tháng, người hưởng trợ cấp tuất hàng tháng, người hưởng trợ cấp hàng tháng theo quyết định 91/TTg, quyết định 613/TTg của Thủ tướng chính phủ. Cuối tháng BHXH huyện thực hiện làm tăng, giảm người hưởng trong tháng và tiến hành in bảng lương, giám đốc BHXH huyện ký đóng dấu và chuyển bảng lương đó cho bên bưu điện để Bưu điện có số liệu chi trả; sau khi Bưu điện nhận được tiền của BHXH chuyển qua tài khoản trong vòng 10 ngày Bưu điện phải tiến hành chi trả xong và quyết toán với BHXH; tiền lương phát tới tay người hưởng là trước ngày mùng 10 hàng tháng.

* Chi trực tiếp tại BHXH huyện: Chi trả trợ cấp BHXH một lần, chi trợ cấp thất nghiệp hàng tháng, chi trợ cấp mai táng phí và tiền tuất một lần, chi trợ cấp lần đầu cho người nghỉ hưu có thời gian công tác có đóng BHXH từ trên 25 năm trở lên đối với nữ và trên 30 năm trở lên đối với nam, chi trả trợ cấp thai sản cho người lao động sau khi đã chấm dứt hợp đồng lao động với đơn vị, chi thanh toán trực tiếp cho bệnh nhân khi đi khám bệnh không xuất trình thẻ BHYT(thanh toán lại)

* Chi qua tài khoản cá nhân hoặc thẻ ATM: Những người hưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng có nhu cầu nhận tiền qua tài khoản cá nhân hoặc thẻ ATM do BHXH thành phố Hà Nội chuyển vào tài khoản cho người hưởng vào ngày 10 háng tháng.

* Chi qua đơn vị sử dụng lao động: Khi đơn vị đề nghị thanh toán chế độ ốm đau, thai sản cho người lao động của đơn vị; BHXH huyện tiếp nhận chứng từ và bảng kê tổng hợp qua bộ phận một cửa, giao dịch hồ sơ điện tử hoặc qua dịch vụ Bưu điện; Sau đó tiến hành xét duyệt và trả kết quả cho các đơn vị thông qua dịch vụ Bưu điện hoặc bộ phận một cửa; Bộ phận kế toán căn cứ vào danh sách đã được duyệt và chuyển tiền vào tài khoản của đơn vị để đơn vị chi trả cho người lao động.

Bảng 4.10. Tình hình chi trả chế độ BHXH tại huyện Gia Lâm giai đoạn 2014 – 2016

Đvt: Triệu đồng

Nội dung Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

So sánh (%) 2015/ 2014 2016/ 2015 Chế độ trợ cấp ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe 21.303 23.499 30.985 110,31 131,86

Chế độ tai nan lao động

- bệnh nghề nghiệp 1.539 1.648 1.742 107,08 105,70 Chế độ hưu trí 567.202 574.479 581.358 101,28 101,20 Chế độ tử tuất 9.565 10.130 10.869 105,91 107,30

Nguồn: BHXH huyện Gia Lâm (2014, 2015, 2016)

Theo Điều 4, Luật BHXH các chế độ BHXH được quy định như sau: BHXH bắt buộc bao gồm các chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí và tử tuất.

* Chế độ trợ cấp ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe:

Chế độ ốm đau là chế độ mà người lao động được cơ quan BHXH chi trả 75% mức lương đóng BHXH cho người lao động khi người lao động bị ốm và có xác nhận của cơ sở y tế (Giấy chứng nhận hưởng BHXH mẫu C- 65). Tuy nhiên thực tế cho thấy việc cấp phát C65 hiện nay chưa được quản lý chặt chẽ, xảy ra tình trạng xin, mua bán C65 cho người lao động nhằm trục lợi quỹ BHXH.

Chế độ thai sản hiện nay thì người lao động được nghỉ 6 tháng từ ngày 01/05/2013. Cơ quan BHXH chi trả 100% mức lương đóng BHXH cộng thêm hai tháng lương cơ sở chung cho người lao động. Vì thai sản là thời gian dài, có xác nhận của chính quyền địa phương nên việc lạm dụng ít hơn những trường hợp khác. Số tiền hưởng thai sản là nhiều nhất do mức hưởng cao (100%) và thời gian hưởng dài (6 tháng).

Chế độ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau thai sản: Trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa hồi phục thì được nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày.

Tuy nhiên đây là chế độ thường bị người lao động và đơn vị SDLĐ lạm dụng quỹ BHXH do rất ít người lao động nghỉ thời gian này.

Tại huyện Gia Lâm, số tiền chi trả cho ốm đau, thai sản, dưỡng sức được giải quyết tăng theo từng năm với mức tăng thêm từ 10,31% năm 2015 lên mức 31,86% năm 2016 cụ thể: Năm 2014 số tiền trợ cấp ốm đau, thai sản và PHSK là 21.303 triệu đồng, năm 2015 tăng lên 23.499 triệu đồng và đến hết năm 2016 con số này là 30.985 triệu đồng. Nguyên nhân tăng số tiền chi trả trên là do lực lượng lao động trên địa bàn huyện Gia Lâm chủ yếu là lao động trẻ, trong độ tuổi sinh đẻ cao, hơn nữa trong những năm gần đây kinh tế phát triển số doanh nghiệp ngày càng nhiều thu hút thêm nhiều lao động, bên cạnh đó mức lương tối thiểu chung và mức lương tối thiểu vùng tăng dẫn đến mức hưởng của người lao động tăng.

* Chế độ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp

Theo số liệu bảng 4.10 cho thấy số tiền chi chả cho chế độ tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp tuy có tăng nhưng số lượng người được giải quyết chế độ này lại giảm, tỷ lệ tăng qua từng năm cũng có xu hướng giảm từ 7,08% năm 2015 xuống còn 5,7% năm 2016 điều này cho thấy các đơn vị lao động đã có sự chú ý đến an toàn về sức khỏe và tính mạng cho người lao động, môi trường làm việc của người lao động cũng được cải thiện hơn.

* Chế độ hưu trí:

Chế độ hưu trí là chế độ có mức chi trả hàng năm cao nhất, mặc dù có hỗ trợ từ NSNN nhưng số tiền từ nguồn quỹ BHXH chi trả hàng năm vẫn rất cao chiếm trên 55% (năm 2014) và trên 57,6%; 59,12% (năm 2015, 2016) trong tổng số tiền chi trả chế độ BHXH. Với số lượng người về hưu và ở trong độ tuổi nghỉ hưu ngày càng tăng như hiện nay trong khi tình trạng nợ đọng trốn đóng quỹ BHXH ngày càng diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng đã và đang là gánh nặng đối với quỹ BHXH, cụ thể: năm 2014 BHXH huyện Gia Lâm chi trả 567.202 triệu đồng đến năm 2015 con số này là 574.479 triệu đồng (tăng 1,28%) và đến năm 2016 là 581.358 triệu đồng (tăng 1,2%).

* Chế độ tử tuất:

Hàng năm số tiền chi trả cho chế độ tử tuất cũng tăng dần, năm 2014 số tiền chi trả cho chế độ tử tuất là 9.565 triệu đồng, đến năm 2015 số tiền là 10.130 triệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 68 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)