Đặc điểm cơ bản của BHXH huyện Gia Lâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 40 - 43)

3.1.2.1. Quá trình phát triển của Bảo hiểm xã hội huyện Gia Lâm

Bảo hiểm xã hội huyện Gia Lâm được thành lập theo quyết định 01/QĐ- TCCB ngày 02/7/1995 của BHXH Thành Phố Hà Nội trên cơ sở một số bộ phận của Phòng Lao Động TB-XH huyện và Liên Đoàn Lao Động huyện chuyển sang. Kể từ tháng 1/2004, BHXH huyện Gia Lâm tách ra hoạt động riêng khi bắt đầu chia tách địa giới hành chính thành huyện Gia Lâm và quận Long Biên. Ban giám đốc gồm 03 người:

- 01 giám đốc: Chịu trách nhiệm chung và trực tiếp phụ trách bộ phận kế toán tài chính, chính sách và văn phòng.

- 02 phó giám đốc: 01 phó giám đốc chịu trách nhiệm về quản lý thu BHXH-Sổ thẻ và bộ phận tiếp nhận và QLHS(bộ phận một cửa) ; 01 phó giám đốc chịu trách nhiệm về giám định y tế tại nơi người lao động đăng ký khám chữa bệnh trên địa bàn huyện.

Đến nay BHXH huyện Gia Lâm có 25 lao động được bố trí theo sơ đồ như sau:

Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức của BHXH huyện Gia Lâm

Nguồn: Bảo hiểm xã hội huyện Gia Lâm, 2014-2016 Phó giám đốc Bộ phận tiếp nhận và QLHS Bộ phận thu-Sổ, thẻ Giám đốc Phó giám đốc Bộ phận giám định BHYT Bộ phận kếtoán Bộ phận chính sách

Với số lượng cán bộ trong đơn vị được chia làm 5 bộ phận, bộ phận tiếp nhận và quản lý hồ sơ, bộ phận thu-sổ thẻ, bộ phận kế toán, bộ phận chính sách và bộ phận giám định BHYT.

3.1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của BHXH huyện Gia Lâm

BHXH huyện Gia Lâm là cơ quan trực thuộc BHXH thành phố Hà Nội đặt tại Thị trấn Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội, nằm trong hệ thống BHXH Việt Nam.

BHXH huyện Gia Lâm có chức năng giúp giám đốc BHXH thành phố tổ chức thực hiện các chính sách, chế độ BHXH và quản lý tài chính BHXH trên địa bàn huyện. BHXH huyện chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của giám đốc BHXH thành phố, chịu sự quản lý hành chính trên địa bàn lãnh thổ của UBND huyện Gia Lâm.

BHXH huyện có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản và trụ sở riêng. Các nhiệm vụ chính của BHXH huyện Gia Lâm (BHXH huyện Gia Lâm, 2014-2016):

- Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác năm trình giám đốc Bảo hiểm xã hội TP Hà Nội phê duyệt và tổ chức thực hiện.

- Hướng dẫn đơn vị sử dụng lao động lập danh sách tham gia BHXH, đôn đốc, theo dõi việc thu nộp BHXH của các đơn vị trên địa bàn huyện.

- Tiếp nhận kinh phí, danh sách và tổ chức chi trả cho các đối tượng hưởng các chế độ BHXH do BHXH TP Hà Nội chuyển đến theo phân cấp. Theo dõi việc thay đổi địa chỉ, danh sách tăng, giảm đối tượng hưởng chế độ trong quá trình chi trả.

- Tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo về chế độ, chính sách BHXH để giải quyết theo thẩm quyền hoặc báo cáo BHXH thành phố Hà Nội xem xét giải quyết.

- Tổ chức kí kết hợp đồng và quản lý hệ thống chi trả BHXH ở các xã, thị trấn. - Quản lý các đối tượng khám chữa bệnh bắt buộc và tự nguyện theo quy định của BHXH TP Hà Nội trên địa bàn huyện phụ trách.

- Hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị làm thủ tục gia hạn, phát hành thẻ BHYT theo phân cấp của BHXH TP Hà Nội.

- Thực hiện thông tin, tuyên truyền, giải thích chế độ, chính sách BHXH trên địa bàn huyện.

- Quản lý, sử dụng công chức, viên chức, tài chính, tài sản của BHXH huyện.

3.1.2.3. Tình hình tổ chức, lao động của BHXH huyện Gia Lâm

Hiện nay số lượng cán bộ viên chức BHXH huyện Gia Lâm tương đối ổn định, tăng không đáng kể qua các năm từ 2014 đến 2016 tuy nhiên tỷ lệ nữ chiếm đa số. Tính đến 31/12/2016, BHXH huyện Gia Lâm có 25 cán bộ, viên chức trong đó 100% đạt trình độ đại học và trên đại học.

Cán bộ viên chức BHXH huyện Gia Lâm thuộc tầng lớp lao động trẻ, có chuyên môn nghiệp vụ. Đồng thời qua biểu số liệu trên ta cũng thấy là số cán bộ viên chức tập trung chủ yếu ở bộ phận thu, chiếm tỷ lệ cao nhất.

Bảng 3.1. Tình hình lao động của BHXH huyện Gia Lâm (2014 - 2016)

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%)

SL % SL % SL % 2015/ 2014 2016/ 2015 Tổng số LĐ 22 100 24 100 25 100 109 104 1, Theo giới Nam 7 31,8 9 37,5 8 32 128,5 88,8 Nữ 15 68,2 15 62,5 17 68 100 113,3 2, Theo trình độ Thạc sỹ, đại học 21 95,5 23 95,8 25 100 109,5 108,7 Trung cấp 1 4,5 1 4,2 0 0 100 0 3, Theo bộ phận Ban giám đốc 3 13,6 3 12,5 3 12 100 100 Bộ phận tiếp nhận và QL hồ sơ 5 22,7 5 20,8 5 20 100 100 Bộ phận thu-sổ thẻ 6 27,3 7 29,2 7 28 116,7 100 Bộ phận kế toán 4 18,2 4 16,7 4 16 100 100 Bộ phận chính sách 2 9,1 3 12,5 4 16 150 133,3 Bộ phận giám định 2 9,1 2 8,3 2 8 100 100

Bên cạnh những thuận lợi, BHXH Gia Lâm cũng còn một số khó khăn: Huyện Gia Lâm là một huyện ngoại thành có số doanh nghiệp ít và hầu hết là các doanh nghiệp nhỏ, trên địa bàn có nhiều đơn vị cầu đường, xây dựng dẫn tới việc thu BHXH gặp nhiều khó khăn do nợ đọng…;

Hầu hết các doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện cũng như người lao động hiểu biết chưa rõ về BHXH nên khó khăn trong việc vận động họ tham gia BHXH.

Nhìn chung, số cán bộ nhân viên của BHXH Gia Lâm trong mấy năm gần đây tăng không nhiều. Đội ngũ lao động xét về trình độ đào tạo có chuyển biến rõ nét, năm 2016 có 100% cán bộ có trình độ đại học và trên đại học. Số cán bộ ở các bộ phận cơ bản ổn định do số lượng này đã bảo đảm tốt chức năng nhiệm vụ quản lý BHXH trên địa bàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 40 - 43)