Thực trạng quản lý thông tin tuyên truyền, phổ biến pháp luật về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 53 - 58)

BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện Gia Lâm

BHXH huyện Gia Lâm cũng đã thực hiện một số những biện pháp nhằm tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật BHYT, BHXH cho người lao động như ký hợp đồng với đài phát thanh huyện Gia Lâm để phát sóng những chương trình, những tiểu phẩm về BHYT, BHXH nhằm nâng cao nhận thức của người dân về chính sách BHXH đặc biệt vào các đợt triển khai BHYT hàng năm hoặc đợt BHYT HSSV hoặc áp dụng những chương trình mới, BHXH cũng đã phối hợp với UBND, BHXH Thành phố Hà Nội, các đơn vị trên địa bàn tổ chức những hội nghị nhằm tập huấn cho các cán bộ làm công tác BHXH của các đơn vị giúp các đơn vị thích nghi một cách nhanh nhất đối với những thay đổi trong chính sách cũng như trong quá trình thực hiện công tác BHXH.

Bảng 4.2. Tình hình truyền thông pháp luật về BHXH BB Cách truyền thông thông tin 2014 2015 2016 Tốc độ phát triển (%) 15/14 16/15 BQ Văn bản QPPL 13 17 14 130,77 82,35 103,77

Bản tin thông tin đại

chúng 11 13 13 118,18 100,00 108,71

Thông qua cơ quan

BHXH 7 7 11 100,00 157,14 125,36

Qua DN 3 2 5 66,67 250,00 129,10

Tờ rơi, áp phích 3 3 4 100,00 133,33 115,47

Tổng số 37 42 47 113,51 111,90 112,71

Nguồn: BHXH huyện Gia Lâm (2014, 2015, 2016)

Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện qua các năm có xu hướng tăng. Tăng nhiều nhất là qua các văn bản quy phạm pháp luật (tăng 30,77%), các cơ quan BHXH thường xuyên ban hành, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về BHXH để các nhà quản lý DN và người lao động nắm bắt được các thay đổi chính sách của nhà nước về BHXH nói chung và BHXH bắt buộc nói riêng. Đồng thời có cơ sở tổ chức phổ biến pháp luật về BHXH bắt buộc cho người lao động để người lao động được biết quyền lợi mình được hưởng và trách nhiệm khi tham gia BHXH bắt buộc. Thông tin tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BHXH bắt buộc hàng năm tăng 12,71%. Qua đó có thể thấy công tác truyên truyền , phổ biến chính sách pháp luật về các chế độ BHXH bắt buộc theo các quy định hiện hành được kịp thời đến người lao động cũng như những người sử dụng lao động ngày càng được chú trọng nhằm tránh các trường hợp vi phạm và hạn chế các trường hợp trốn đóng BHXH gây thất thu cho BHXH và giảm nợ đọng BHXH hàng năm.

Qua biểu đồ 4.1, ta thấy người lao động chủ yếu tìm hiểu thông tin về các chính sách BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện là qua kênh thông tin đại chúng như đài, báo, internet… Đặc biệt với tình hình phát triển công nghệ thông tin như hiện nay, thì các thông tin đều được truy cập qua internet, qua các trang báo điện

tử, có đến 68,33% người lao động tiếp cận thông tin về BHXH qua kênh thông tin này. Và chỉ có 5% người lao động nắm bắt các chính sách qua loa truyền thanh. Và chỉ có 5% người lao động là được tham gia các hội nghị về BHXH, chủ yếu là những người làm ở các cơ quan, đơn vị nhà nước.

Biểu 4.1. Tỷ lệ lựa chọn phương thức nắm bắt thông tin về chính sách BHXH bắt buộc của người lao động

Nguồn: Tổng hợp điều tra (2017 )

Tuy nhiên do là cơ quan phụ thuộc kinh phí vào BHXH Thành phố Hà Nội, hàng năm kinh phí chi cho việc tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật BHXH là hạn chế nên công tác này vẫn chưa được đẩy mạnh, chưa được chú trọng.

Bảng 4.3. Đánh giá của các đơn vị sử dụng lao động về công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BHXH BB

Mức độ hiểu biết Số lượng (ý kiến) Tỷ lệ (%)

Hiểu đầy đủ quy định 52 86,66

Không hiểu 1 1,67

Chưa hiểu rõ 7 11,67

Tổng số 60 10,00

Công tác thông tin tuyên truyền cũng được chú trọng hơn, cũng đã huy động được một số cơ quan tham gia, đã triển khai được một số hội nghị tập huấn cho các doanh nghiệp.... Chủ SDLĐ cũng đã quan tâm hơn đến công tác BHXH bắt buộc cho lao động trong đơn vị của mình. Có đến 86,66% chủ SDLĐ hiểu đầy đủ các quy định, chính sách về BHXH nói chung và các chế độ BHXH bắt buộc nói riêng để áp dụng một cách hợp lý, phù hợp nhất với điều kiện của đơn vị mình. Chỉ có 1,67% chủ SDLĐ không hiểu biết về các quy định, chính sách về BHXH bắt buộc khi được hỏi, chủ yếu là các trường hợp này rơi váo các hộ kinh doanh cá thể.

Bên cạnh đó, cán bộ làm công tác BHXH ngày càng nắm rõ chính sách BHXH, thực hiện đối chiếu BHXH ngày càng đều đặn, chính xác. Chủ các đơn vị sử dụng lao động cũng như người lao động vẫn chưa nắm bắt đầy đủ các chủ trương chính sách của BHXH BB cũng như quyền lợi mà mình được hưởng. Với nhiều người lao động thì BHXH là một khái niệm khá mơ hồ, họ chưa từng tiếp cận với nguồn thông tin nào về BHXH. Qua thống kê từ điều tra phỏng vấn người lao động có đến 16,67% số người được hỏi không biết về các thông tin tuyên truyền BHXH. Hầu hết những lao động mới vào công ty làm việc, chưa được ký hợp đồng và chủ yếu là các lao động có trình độ phổ thông, học hết cấp 3 thì xin đi làm luôn nên không được tiếp cận với nguồn thông tin nào về BHXH. Tuy nhiên, phần lớn người lao động đều được tiếp cận với các thông tin truyền thông về BHXH bằng nhiều phương thức khác nhau, lực lượng này chiếm đến 83,33% số lao động đang làm tại các đơn vị trên địa bàn.

Biểu 4.2. Tỷ lệ tiếp cận thông tin về BHXH

Mặc dù phần đông người lao động được tiếp cận với nguồn thông tin về BHXH tuy nhiên mức độ hiểu biết không cao. Hầu hết các lao động trong các doanh nghiệp chỉ tìm hiểu những thông tin liên quan trực tiếp đến quyền lợi của bản thân họ. Tuy nhiên, không phải người lao động nào cũng tìm hiểu được đầy đủ các nguồn thông tin về BHXH BB mà mình được hưởng, chỉ có 62% số lao động trong các đơn vị hiểu biết đầy đủ về các quy định cũng như mức hưởng lợi từ việc tham gia BHXH BB.

Bảng 4.4. Đánh giá của người lao động về công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BHXH BB

Mức độ hiểu biết Số lượng (ý kiến) Tỷ lệ (%)

Hiểu biết đầy đủ 31 62,00

Không hiểu 12 24,00

Chưa hiểu rõ 7 14,00

Tổng số 50 100,00

Nguồn: Tổng hợp điều tra năm (2017)

Nhận thức tầm quan trọng về đổi mới chính sách BHXH và BHXH BB đối với người lao động thuộc các thành phần kinh tế, BHXH huyện Gia Lâm đã triển khai kịp thời việc thực hiện các chế độ BHXH, BHXH BB đầy đủ đối với người lao động, chú trọng phát triển mở rộng đối tượng tham gia BHXH. Tuy nhiên các đơn vị sử dụng lao động cố tình kê khai sai số lao động hoặc cố tình ký kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 03 tháng để giảm số phải nộp BHXH. Bên cạnh đó, các cơ sở kinh tế tư nhân chủ yếu hoạt động với quy mô nhỏ, khả năng tài chính có hạn, sử dụng ít lao động và thường xuyên biến động; hầu hết chủ sử dụng lao động không quan tâm đến các chế độ, chính sách BHXH cho người lao động. Đồng thời do sự thiếu hiểu biết về lợi ích mà BHXH mang lại của một bộ phận không nhỏ người lao động nên số lao động tham gia BHXH trên địa bàn huyện còn thấp.

Nhìn chung, công tác truyền thông BHXH BB trên địa bàn trong thời gian qua tuy đã được chú trọng đẩy mạnh tuyên tuyền, lồng ghép vào các chương trình nhưng hiệu quả chưa cao. Trong thời gian tới, BHXH huyện cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đồng thời đổi mới phương pháp tuyên truyền có hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 53 - 58)