Điều kiện tự nhiê n kinh tế xã hội huyện Gia Lâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 39 - 40)

3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

Huyện Gia Lâm nằm ở phía Đông của thủ đô Hà Nội, phía bắc giáp thị xã Từ Sơn và huyện Tiên Du (Bắc Ninh), phía tây bắc giáp huyện Đông Anh, phía tây giáp quận Long Biên, quận Hoàng Mai, phía tây nam giáp huyện Thanh Trì, phía đông giáp huyện Thuận Thành (Bắc Ninh), phía đông nam giáp huyện Văn Giang (Hưng Yên).Theo số liệu thống kê năm 2016, diện tích tự nhiên của huyện là 114,79 km2 bao gồm 20 xã và 2 thị trấn với dân số 260,18 nghìn người(UBND huyện Gia Lâm, 2016).

3.1.1.2. Kinh tế xã hội

Gia Lâm được xác định là vùng kinh tế trọng điểm, là địa bàn quân sự chiến lược ở phía Đông của Thủ đô Hà Nội. Trên địa bàn huyện có nhiều tuyến đường giao thông quan trọng đã và đang được đầu tư xây dựng: Quốc lộ 1A; 1B; Quốc lộ 3 mới Hà Nội - Thái Nguyên; Quốc lộ 5; Đường ôtô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng; đường Hà Nội - Hưng Yên; đường 181...; đường thuỷ sông Hồng, sông Đuống, ga Yên Viên và hệ thống đường sắt ngược lên phía Bắc, Đông Bắc và xuôi cảng biển Hải Phòng (UBND huyện Gia Lâm, 2014-2016).

Trên địa bàn huyện có nhiều khu đô thị, khu công nghiệp và các trung tâm thương mại được hình thành, các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển khá mạnh tính đến cuối năm 2016 tổng số đơn vị phải đóng BHXH BB cho người lao động trên địa bàn huyện đạt 2.189 đơn vị với 32.905 lao động (BHXH huyện Gia Lâm, 2016); nhiều làng nghề nổi tiếng, thu hút đông khách thập phương trong và ngoài nước như: Bát Tràng (sản xuất gốm sứ), Kiêu Kỵ (dát bạc, sơn son thếp vàng, đồ gỗ), Ninh Hiệp (trồng và kinh doanh thuốc Bắc, buôn bán vải vóc), Đông Dư (trồng và muối dưa cải, trồng ổi), Phù Đổng (nuôi bò sữa). Đây chính là những động lực và tiềm năng to lớn để phát triển kinh tế thương mại, du lịch, dịch vụ giao thông, giao lưu hàng hoá và tạo việc làm cho người lao động hiện nay và trong tương lai.

tăng 10,22% so với năm 2015; cơ cấu giá trị sản xuất của Huyện: Công nghiệp, xây dựng 58,05%; Dịch vụ 32,95%; Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 9,00%. Tổng số thu ngân sách nhà nước đạt 1.136,6 tỷ đồng; trong đó thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 453,3 tỷ đồng, bằng 78% so với năm trước (UBND huyện Gia Lâm, 2016).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)