- Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng với sự chỉ đạo sát sao của chính quyền địa phương, đặc biệt là sự phối hợp giữa ngành LĐTB-XH, Liên đoàn lao động, các ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất với cơ quan BHXH trong việc đôn đốc thu nộp và thực hiện pháp luật về BHXH. Đưa công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện BHXH vào chỉ tiêu thi đua hàng năm của các ngành, các cấp và các đơn vị hoặc coi đó là một trong những tiêu chuẩn bình xét của Chi bộ, Đảng bộ “trong sạch vững mạnh” hàng năm.
- Thống nhất về nội dung, đa dạng về hình thức tuyên truyền trong toàn hệ thống BHXH và xã hội hóa công tác tuyên truyền. Đồng thời, phải có cơ chế thông tin kịp thời cho báo chí về những vấn đề mới phát sinh trong quá trình xây dựng và thực thi chính sách BHXH, BHYT. Nâng cao trách nhiệm của các cơ quan ban hành và thực thi chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT: khi các cơ quan báo chí nêu hoặc phản ánh ý kiến của nhân dân về những sơ hở, những bất
hợp lý của chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT hoặc phát hiện quy định pháp luật đã lỗi thời, cũng như hiện tượng tiêu cực trong quá trình thực hiện chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT thì các cơ quan có thẩm quyền ban hành, thực thi chính sách, pháp luật cần tập hợp, nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung kịp thời; kiểm tra, xem xét và xử lý kịp thời, hồi âm cho cơ quan báo chí biết để ổn định dư luận xã hội. Qua đó cũng đề cao vai trò của báo chí đối với công tác tuyên truyền về BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp.
Nguồn nhân lực tổ chức thực hiện chính sách BHXH, BHYT ở nước ta hiện nay phần lớn là chưa được qua đào tạo chuyên sâu về BHXH. Đây là một thực tế và đồng thời cũng là bất cập lớn nhất khi tổ chức thực hiện chính sách BHXH, BHYT ở Việt Nam. Đào tạo và đào tạo lại nhân lực cho ngành BHXH là một nhu cầu cấp thiết, vừa là trước mắt, vừa là chiến lược lâu dài đối với toàn ngành mà BHXH Việt Nam phải nhận thức được và có kế hoạch triển khai cụ thể.
- Xây dựng hệ thống dịch vụ công trực tuyến nhằm cải cách hành chính và tạo môi trường giao dịch điện tử thuận lợi, hiệu quả giữa cơ quan BHXH với tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp và người tham gia BHXH, BHYT như: đăng ký tham gia BHXH qua mạng, tình trạng xử lý hồ sơ đăng ký tham gia, thực hiện nghĩa vụ của các DN, kết quả đóng, nợ đọng BHXH của từng DN, kiểm tra thông tin về đăng ký tham gia BHXH của DN cho NLĐ,...
- Xây dựng quy trình quản lý thu BHXH phù hợp với đặc điểm tổ chức hoạt động của các đơn vị, đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác...đảm bảo liên thông với BHXH tự nguyện và bảo hiểm thất nghiệp.