Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về BHXH bắt buộc tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 48)

BUỘC TẠI HUYỆN GIA LÂM

4.1.1. Thực trạng ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện về chính sách BHXH

Năm 2007 là năm đánh dấu bước phát triển mới trong lĩnh vực BHXH với việc Luật BHXH đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2006 và có hiệu lực ngày 01/01/2007. Cùng với việc ban hành Luật BHXH nhà nước đã ban hành hàng loạt các văn bản dưới Luật nhằm đưa Luật BHXH đi vào đời sống người lao động.

Ngày 20/11/2014, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) số 58/2014/QH13, thay thế Luật BHXH số 71/2006/QH11 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016.

Với tư cách là cơ quan sự nghiệp BHXH cao nhất BHXH Việt Nam đã ban hành hàng loạt quyết định, văn bản hướng dẫn chỉ đạo về BHXH và hàng chục văn bản tham gia với chính phủ nhằm hoàn thiện chính sách BHXH nói chung và hệ thống quản lý BHXH nói riêng (theo phụ lục 1).

Nhờ đó, mà chính sách BHXH luôn được kế thừa và đổi mới cơ bản; tạo điều kiện cho nền kinh tế nhiều thành phần phát triển, đã mở rộng đối tượng tham gia BHXH cho người lao động vào làm việc trong các cơ sở kinh tế ngoài quốc doanh; thành lập quỹ BHXH độc lập với Ngân sách Nhà nước, hạch toán độc lập trên cơ sở lấy thu từ đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động để chi trả các chế độ trợ cấp cho người lao động. Công tác quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện chính sách BHXH cũng được đổi mới căn bản; hình thành nhanh chóng, đồng bộ hệ thống tổ chức ngành BHXH từ Trung ương đến địa phương; Hệ thống văn bản về BHXH có nhiều chuyển biến đã tạo nên hành lang pháp lý cho việc tổ chức thực hiện ngày một tốt hơn chế độ, chính sách BHXH do Nhà nước quy định. Các chế độ BHXH thực sự đã đi vào đời sống người lao động; tạo sự yên tâm cho người lao động làm việc; làm lành mạnh hoá thị trường lao động, khắc phục dần tính bình quân, bao cấp, nhưng vẫn đảm bảo tính điều tiết và chia sẻ cộng đồng.

sửa đổi phù hợp với tiến trình phát triển như:

Về đối tượng tham gia BHXH bắt buộc bổ sung thêm 03 nhóm đối tượng, đó là: Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 3 tháng; người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam theo quy định.

Một số điểm mới về chế độ, chính sách BHXH bắt buộc:

Đối với chế độ ốm đau, thai sản:

– Sửa đổi quy định mức hưởng trợ cấp ốm đau một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 24 ngày (Luật BHXH năm 2006 là chia 26 ngày).

– Sửa đổi mức hưởng chế độ ốm đau dài ngày với mức thấp hơn sau nghỉ ốm vượt quá 180 ngày đối với người lao động không phải là quân nhân, công an nhân dân, thấp nhất là 50% (Luật BHXH năm 2006 là 45%).

– Sửa đổi quy định mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau, thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở (Luật BHXH năm 2006 chia 2 mức là 25% và 40%).

– Điều chỉnh thời gian nghỉ chế độ khi sinh con (chung cho các đối tượng) là 6 tháng theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2012.

– Bổ sung, lao động nam được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi vợ sinh con.

– Bổ sung chế độ thai sản đối với lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ.

– Sửa đổi quy định trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con đối với trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia BHXH.

Đối với chế độ hưu trí:

– Bổ sung lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở cấp xã khi nghỉ việc mà có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng BHXH và đủ 55 tuổi thì được hưởng lương hưu.

– Thực hiện lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu đối với người lao động nhưng không phải là quân nhân, công an nhân dân bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, cụ thể: Từ 01/01/2016: Nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi, sau đó mỗi năm tăng thêm một tuổi; từ 2020 trở đi: Nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi (Luật BHXH năm 2006 là nam 50 tuổi, nữ 45 tuổi).

– Quy định thực hiện lộ trình tăng dần thời gian đóng bảo hiểm xã hội để đạt tỷ lệ hưởng lương hưu tối đa tiến tới người lao động có thời gian đóng BHXH đủ 30 năm đối với nữ và 35 năm đối với nam thì đạt tỷ lệ hưởng lương hưu tối đa 75%. Cụ thể: Từ 01/01/2018, lao động nam nghỉ hưu thì mức lương hưu được tính bằng 45% khi có 16 năm đóng BHXH; năm 2019 là 17 năm đóng BHXH; năm 2020 là 18 năm đóng BHXH; năm 2021 là 19 năm đóng BHXH, từ 2022 trở đi là 20 năm đóng BHXH. Đối với lao động nữ, từ năm 2018 trở đi, khi nghỉ hưu, có thời gian 15 năm đóng BHXH, được hưởng tỷ lệ bằng 45%, sau đó thêm mỗi năm (cả nam và nữ) tăng thêm 2%, tối đa không quá 75%.

– Tăng tỷ lệ giảm trừ do nghỉ hưu trước tuổi từ 1% lên 2% tương ứng với mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi.

– Tăng mức trợ cấp BHXH một lần đối với người lao động đủ điều kiện hưởng trợ cấp BHXH một lần, tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm đóng BHXH từ năm 2014 trở đi được hưởng bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH, đối với những năm đóng BHXH trước năm 2014, mức hưởng bằng 1,5 tháng lương bình quân (theo Luật BHXH năm 2006, tất cả các năm đóng BHXH đều hưởng mức trợ cấp bằng 1,5 tháng lương bình quân).

– Quy định lộ trình tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để tính lương hưu, tiến tới tính bình quân toàn bộ thời gian đóng BHXH đối với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, cụ thể: Người có thời gian bắt đầu tham gia BHXH trước năm 1995 thì mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để tính lương hưu là 5 năm cuối; từ 01/01/1995 – 31/12/2000 là 6 năm cuối; từ 01/01/2001 – 31/12/2006 là 8 năm cuối; từ 01/01/2007 – 31/12/2015 là 10 năm cuối; từ 01/01/2016 – 31/12/2019 là 15 năm cuối; từ 01/01/2020 – 31/12/2024 là 20 năm cuối; từ 01/01/2025 trở đi, tính bình quân toàn bộ quá trình đóng BHXH.

Đối với chế độ tử tuất: Bổ sung quy định cho phép thân nhân người lao động thuộc diện hưởng trợ cấp tuất hàng tháng được lựa chọn hưởng trợ cấp tuất một lần (trừ trường hợp có con dưới 6 tuổi; con hoặc vợ hoặc chồng suy giảm khả năng lao động 81% trở lên).

Ngoài ra, Luật BHXH mới còn sửa đổi, bổ sung một số nội dung liên quan đến quyền đối với người lao động; trách nhiệm của người sử dụng lao động; các quyền đối với tổ chức BHXH; trách nhiệm của tổ chức bảo hiểm xã hội… Hiện

nay, các Bộ, ngành liên quan đang tích cực xây dựng ban hành các văn bản hướng dẫn để đưa Luật đi vào cuộc sống thực hiện được tốt hơn.

Tuy vậy, việc ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội còn một số hạn chế như:

Một là: đường lối chính sách về BHXH còn chậm được pháp luật hoá. Việc

xây dựng, sửa đổi, bổ sung đến ban hành Luật BHXH còn chậm so với yêu cầu thực tiễn của sự phát triển kinh tế.

Chính sách đổi mới kinh tế theo cơ chế thị trường được Đảng ta khởi xướng từ Đại hội VI nhưng đến năm 1995 chính sách BHXH mới thực sự đi vào cuộc sống người lao động và chủ yếu là công nhân viên chức. Đến năm 2007, Luật BHXH mới được ban hành, tức sau 21 năm từ khi đổi mới kinh tế nước ta mới có khung pháp lý rõ ràng điều chỉnh quan hệ gắn bó mật thiết không thể tách rời đối với nền kinh tế thị trường – Quan hệ làm công ăn lương.

Hai là: việc ban hành các văn bản hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội chậm,

thiếu tính cụ thể dẫn đến khó khăn trong việc đưa Luật vào đời sống người lao động. Các quy định về BHXH mang tính nguyên tắc, thiếu chi tiết cụ thể nên thường phải có Nghị định kèm theo. Nghị định cũng chưa cụ thể nên phải có thông tư liên bộ hoặc của bộ, ngành có liên quan mới thực hiện được. Các văn bản pháp luật thường chậm trễ thiếu đồng bộ ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện.

Một số văn bản Luật về BHXH còn đan xen với những quy định thuộc phạm vi chính sách của nhà nước.

Ba là: số lượng văn bản thì nhiều mà hiệu quả thì ít. Mặc dù hệ thống văn

bản về chế độ, chính sách BHXH tương đối nhiều nhưng vẫn chưa mang lại hiệu quả mong muốn cho người lao động. Phạm vi, đối tượng trong các văn bản đề cập đến chưa bao hàm được đầy đủ các lực lượng lao động trong xã hội.

Bốn là: một số nội dung quy định về điều kiện hưởng, mức hưởng thuộc

chế độ BHXH bắt buộc còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với yêu cầu của thực tế. Ví dụ, chế độ ốm đau, chưa quy định thời gian tối thiểu đóng BHXH trước khi được hưởng, do đó không ít người lao động thời gian đóng BHXH chưa nhiều nhưng đã được hưởng nhiều hơn mức đóng, tạo ra sự mất công bằng.

Nguyên nhân của những hạn chế trong việc xây dựng, ban hành và sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật BHXH:

Việc hạn chế trong việc ban hành, thực hiện Luật BHXH và các văn bản quy phạm pháp luật về BHXH là do BHXH liên quan trực tiếp đến việc làm, thất nghiệp, tiền lương, tiền công ... Các quy định việc làm, tiền lương, tiền công, ... nằm trong nhiều văn bản pháp luật thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như lao động, dân số, doanh nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức, giáo dục đào tạo hoặc các quy định về bảo vệ sức khỏe nhân dân, ... Vì vậy, Luật BHXH không thể tách rời các lĩnh vực nói trên. Hay nói cách khác Luật BHXH phải đi sau – là hệ quả của các lĩnh vực kinh tế - xã hội đó.

Mặt khác, chúng ta chưa tích luỹ được kinh nghiệm để xây dựng một hệ thống pháp luật có hiệu lực, hiệu quả để quản lý nền kinh tế thị trường với nhiều cơ chế phức tạp, lại không ngừng thay đổi. Trong khi đó xu thế hội nhập, toàn cầu hoá lại diễn ra hết sức nhanh tróng. Với bối cảnh đó, không riêng gì Luật BHXH mà cả hệ thống Luật quản lý kinh tế - xã hội của chúng ta được xây dựng trên cơ sở vừa tìm tòi, vừa học hỏi và vừa rút kinh nghiệm nên khó tránh khỏi những hạn chế bất cập.

Bảng 4.1. Đánh giá của các đơn vị về công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật về BHXH BB Nội dung Tốt Trung Bình Kém Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Linh hoạt, dễ hiểu,

dễ áp dụng 37 61,67 14 23,33 9 15

Đáp ứng sự thay đổi

của thực tế 39 65,00 17 28,33 4 6,67

Đảm bảo tính răn đe đối với các trường hợp vi phạm

21 35,00 29 48,33 10 16,67

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)

Công tác xây dựng, ban hành văn bản chỉ đạo về công tác Bảo hiểm xã hội của cơ quan quản lý nhà nước về Bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện Gia Lâm ngày càng được chú trọng. Trình tự, thủ tục soạn thảo và ban hành được

đảm bảo, văn bản ban hành dễ hiểu và được áp dụng linh hoạt hơn cho các đơn vị tùy vào từng lĩnh vực hoạt động và loại hình DN. Tuy vậy hiệu quả chưa cao, chưa đáp ứng được với sự thay đổi trong thực tế và tính răn đe đối với các trường hợp vi phạm chưa đủ mạnh. Qua điều tra các lãnh đạo và cấp quản lý trong các đơn vị, DN tỷ lệ đánh giá về các nội dung ban hành văn bản vẫn còn thấp, vẫn còn tình trạng chậm, chồng chéo, chỉ có 61,67% các đơn vị cho rằng việc ban hành văn bản quy phạm Pháp luật về BHXH dễ hiểu, linh hoạt, dễ áp dụng là tương đối tốt, còn 15% đơn vị cho rằng việc tiếp nhận các văn bản về BHXH là kém hiệu quả. Đặc biệt tại huyện chủ yếu triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của cấp trên ban hành nên một số văn bản của địa phương được ban hành dưới dạng sao chép lại những quy định của cấp trên.

Những văn bản chỉ đạo phối hợp giữa cơ quan Bảo hiểm xã hội huyện Gia Lâm và phòng Lao động thương binh xã hội huyện là chưa có, chưa có sự đồng nhất giữa cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan sự nghiệp.

Bên cạnh đó, việc triển khai, thực hiện công tác Bảo hiểm xã hội do cơ quan Bảo hiểm xã hội huyện Gia Lâm thực hiện phần lớn theo văn bản chỉ đạo của Bảo hiểm xã hội Thành phố Hà Nội. UBND huyện Gia Lâm mà đặc biệt là phòng Lao động thương binh xã hội huyện chưa phát huy được vai trò chỉ đạo, vai trò quản lý nhà nước về Bảo hiểm xã hội của mình thông qua các văn bản quy phạm pháp luật.

4.1.2. Thực trạng quản lý thông tin tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện Gia Lâm BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện Gia Lâm

BHXH huyện Gia Lâm cũng đã thực hiện một số những biện pháp nhằm tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật BHYT, BHXH cho người lao động như ký hợp đồng với đài phát thanh huyện Gia Lâm để phát sóng những chương trình, những tiểu phẩm về BHYT, BHXH nhằm nâng cao nhận thức của người dân về chính sách BHXH đặc biệt vào các đợt triển khai BHYT hàng năm hoặc đợt BHYT HSSV hoặc áp dụng những chương trình mới, BHXH cũng đã phối hợp với UBND, BHXH Thành phố Hà Nội, các đơn vị trên địa bàn tổ chức những hội nghị nhằm tập huấn cho các cán bộ làm công tác BHXH của các đơn vị giúp các đơn vị thích nghi một cách nhanh nhất đối với những thay đổi trong chính sách cũng như trong quá trình thực hiện công tác BHXH.

Bảng 4.2. Tình hình truyền thông pháp luật về BHXH BB Cách truyền thông thông tin 2014 2015 2016 Tốc độ phát triển (%) 15/14 16/15 BQ Văn bản QPPL 13 17 14 130,77 82,35 103,77

Bản tin thông tin đại

chúng 11 13 13 118,18 100,00 108,71

Thông qua cơ quan

BHXH 7 7 11 100,00 157,14 125,36

Qua DN 3 2 5 66,67 250,00 129,10

Tờ rơi, áp phích 3 3 4 100,00 133,33 115,47

Tổng số 37 42 47 113,51 111,90 112,71

Nguồn: BHXH huyện Gia Lâm (2014, 2015, 2016)

Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện qua các năm có xu hướng tăng. Tăng nhiều nhất là qua các văn bản quy phạm pháp luật (tăng 30,77%), các cơ quan BHXH thường xuyên ban hành, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về BHXH để các nhà quản lý DN và người lao động nắm bắt được các thay đổi chính sách của nhà nước về BHXH nói chung và BHXH bắt buộc nói riêng. Đồng thời có cơ sở tổ chức phổ biến pháp luật về BHXH bắt buộc cho người lao động để người lao động được biết quyền lợi mình được hưởng và trách nhiệm khi tham gia BHXH bắt buộc. Thông tin tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BHXH bắt buộc hàng năm tăng 12,71%. Qua đó có thể thấy công tác truyên truyền , phổ biến chính sách pháp luật về các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 48)