Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm khắc các trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 104)

trường hợp vi phạm pháp luật về BHXH

Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật BHXH là một trong những khâu quan trọng đảm bảo thực hiện chính sách pháp luật về BHXH. Công tác

thanh tra, kiểm tra thời gian qua trên địa bàn huyện còn nhiều hạn chế; BHXH huyện đa phần đi kiểm tra là muốn chạy theo chỉ tiêu của cấp trên giao phó nên kết quả thu được không cao, đa phần chưa khai thác được những đơn vị mới, chưa thu hồi được nợ đọng BHXH. Trong thời gian tới, công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật BHXH cần thanh tra, xử phạt những trường hợp trốn tránh, nợ đọng hoặc khai man để hưởng chế độ BHXH nhằm tránh sự chồng chéo.

BHXH huyện thành lập bộ phận kiểm tra, lựa chọn viên chức phụ trách công tác kiểm tra có phẩm chất đạo đức, năng lực và trình độ chuyên môn sâu đáp ứng yêu cầu thanh tra, kiểm tra. Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất chính trị, đạo đức, tác phong cho viên chức làm nhiệm vụ kiểm tra.

Việc thanh tra, kiểm tra phải bảo đảm nghiêm minh, tuân thủ đúng các quy định của pháp luật, không làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, nghiêm cấm việc thanh tra, kiểm tra nhằm mục đích trục lợi cho cá nhân, xâm phạm đến lợi ích hợp pháp của đơn vị, của người lao động. Những vi phạm pháp luật về BHXH sau khi được phát hiện cần có những bước hành động cụ thể tiếp theo, tùy từng lỗi vi phạm mà có thể tiến hành thủ tục khởi kiện ra tòa hoặc các thủ tục thu hồi lại những tình trạng trục lợi quỹ BHXH.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN

Bảo hiểm xã hội nói chung và bảo hiểm xã hội bắt buộc là trụ cột trong hệ thống an sinh xã hội, vì vậy việc hoàn thiện hệ thống quản lý nhà nước bảo hiểm xã hội đóng vai trò to lớn trong việc góp phần đảm bảo xã hội ngày càng phát triển, an sinh hơn. Để bảo vệ lợi ích của người lao động đòi hỏi nhà nước ta cần tăng cường vai trò quản lý của mình hơn nữa đối với chính sách hỗ trợ cho các rủi ro trên người lao động khi họ gặp các rủi ro đó – chính sách BHXH. Trong đó, việc tăng cường quản lý nhà nước phải làm sao vừa quản lý, vừa kiểm soát được các hoạt động BHXH nhưng không làm hạn chế sự phát triển của xã hội nói chung và phải tạo điều kiện cho sự phát triển của xã hội. Trong đó, vấn đề quản lý hoạt động BHXH phải được tiến hành gắn liền với sự phát triển kinh tế, hài hoà với tiến bộ và công bằng xã hội. Đó cũng là vấn đề bức xúc hiện nay trong việc quản lý nhà nước đối với hoạt động BHXH nói riêng và hoạt động kinh tế - xã hội nói chung.

Vì vậy, trong thời gian tới vấn đề quản lý nhà nước đối với hoạt động BHXH BB cần được hết sức quan tâm.

Với việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá và đưa ra các giải pháp cụ thể trong đề tài này, tác giả muốn khẳng định một số kết quả chủ yếu sau đây:

1. Trên phương diện lý thuyết, nghiên cứu đã hệ thống hoá được những lý luận cơ bản có liên quan đến quản lý nhà nước về BHXH BB. Đó là lý luận về khái niệm BHXH, BHXH BB, quản lý nhà nước; vai trò và mục tiêu, nội dung quản lý nhà nước về BHXH BB, các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về BHXH BB, cơ sở thực tiễn về quản lý nhà nước về BHXH BB.

2. Qua thực tế phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về BHXH BB trong những năm qua trên địa bàn huyện Gia Lâm cho thấy thực trạng quản lý việc ban hành văn bản, chính sách về BHXH, BHXH BB vẫn còn mang tính rập khuôn từ trên xuống, số lượng văn bản ban hành nhiều nhưng chưa hiệu quả. Trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cũng được chú trọng hơn, huy động được một số cơ quan, đơn vị cùng tham gia, triển khai được một số hội nghị tập huấn cho các doanh nghiệp.... Chủ SDLĐ cũng đã quan tâm hơn đến công tác BHXH bắt buộc cho lao động trong đơn vị của mình. Thực trạng thi

hành Luật BHXH còn bộc lộ nhiều hạn chế, còn ở mức thấp, đang tồn tại đó là: Nhận thức của NSDLĐ và người LĐ về chính sách và trách nhiệm thực hiện pháp luật BHXH còn thấp. Công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH đã có chuyển biến tích cực nhưng chưa xứng với tiềm năng. Tình trạng chủ DN tìm đủ mọi cách trốn tránh tham gia BHXH cho NLĐ còn rất phổ biến như tham gia không đủ số lao động đang sử dụng, không đúng mức thu nhập thực tế của NLĐ, nhiều DN không đăng ký tham gia BHXH. Tình trạng chậm đóng, nợ đọng BHXH với số lượng lớn, thời gian kéo dài còn phổ biến ở nhiều đơn vị nhưng chưa có biện pháp hữu hiệu để khắc phục tình trạng này. Sự phối hợp giữa BHXH các cấp với các sở ngành ở địa phương trong việc xác định thống kê đơn vị, đối tượng phải tham gia BHXH trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn thiếu chặt chẽ.

3. Các yếu tố như nhận thức về BHXH, BHXH BB của NSDLĐ và NLĐ còn hạn chế, mặt khác một số DN do ý thức kém nên chưa quan tâm đến quyền lợi và nghĩa vụ tham gia BHXH. Chế tài quy định về xử phạt vi phạm về BHXH chưa chặt chẽ, chưa nghiêm. Công tác thanh, kiểm tra trong lĩnh vực BHXH còn ít và chưa thường xuyên, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, hiệu quả thấp, xử lý chưa dứt điểm, dẫn đến không giải quyết tận gốc các hành vi vi phạm pháp luật về BHXH.

4. Để tăng cường công tác quản lý nhà nước về BHXH BB trên địa bàn cần thực hiện đồng bộ các giải pháp: Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục thực hiện Luật BHXH; mở rộng, phát triển đối tượng tham gia; tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động quản lý thu, chi, phát triển quỹ BHXH; tăng cường thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm, cưỡng chế về bảo hiểm xã hội; tiếp tục cải cách thủ tục hành chính trong quản lý BHXH; tăng cường số lượng, nâng cao chất lượng cho cán bộ, viên chức làm công tác BHXH.

5.2. KIẾN NGHỊ

5.2.1. Kiến nghị với Chính phủ

- Theo quy định của Luật BHXH lao động nữ phải đóng BHXH đủ từ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con thì mới được hưởng chế độ thai sản. Nhằm tránh các trường hợp gửi đóng để được hưởng chế độ thai sản Chính phủ cần điều chỉnh thời gian đóng BHXH lên 12 tháng cho các lao động nữ trước khi sinh con hoặc nhận con nuôi.

- Tiếp tục hoàn thiện các quy định của Pháp luật về BHXH; nghiên cứu, bổ sung các văn bản có liên quan cho phù hợp với nội dung quy định của Luật BHXH; Cần có quy định bổ sung xử lý vi phạm, trốn đóng BHXH trong Bộ luật hình sự. Ban hành quy định chế tài phù hợp đủ sức răn đe và có tính cưỡng chế cao nhằm xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm, tiêu cực, gian lận để hưởng chế độ, trục lợi bảo hiểm.

- Mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc góp phần làm cho nguồn thu phát triển liên tục và bền vững, phù hợp với phát triển kinh tế và mức sống của người lao động, đồng thời không gây lãng phí sức lao động.

- Luật BHXH cần sửa đổi chế tài xử lý vi phạm chính sách BHXH theo hướng: Tăng mức xử phạt cao hơn và được quy định bằng tỷ lệ nợ (%) so với số tiền nợ đọng BHXH (nợ đọng số tiền lớn mức xử phạt cao và ngược lại). Đồng thời, cũng cần có chế tài với những hành vi trốn đóng BHXH để bảo vệ quyền lợi của người lao động. Để Luật BHXH được thực hiện một cách nghiêm túc và thực sự mang lại hiệu quả Chính phủ cần điều chỉnh quy định về việc kiện các đơn vị nợ đóng BHXH cho cơ quan BHXH thực hiện chứ không phải giao cho Liên đoàn lao động thực hiện như hiện nay.

- Bổ sung pháp luật hình sự quy định trách nhiệm hình sự đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp cố tình chiếm dụng quỹ BHXH.

5.2.2. Kiến nghị với Bảo hiểm xã hội Việt Nam

- Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng với sự chỉ đạo sát sao của chính quyền địa phương, đặc biệt là sự phối hợp giữa ngành LĐTB-XH, Liên đoàn lao động, các ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất với cơ quan BHXH trong việc đôn đốc thu nộp và thực hiện pháp luật về BHXH. Đưa công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện BHXH vào chỉ tiêu thi đua hàng năm của các ngành, các cấp và các đơn vị hoặc coi đó là một trong những tiêu chuẩn bình xét của Chi bộ, Đảng bộ “trong sạch vững mạnh” hàng năm.

- Thống nhất về nội dung, đa dạng về hình thức tuyên truyền trong toàn hệ thống BHXH và xã hội hóa công tác tuyên truyền. Đồng thời, phải có cơ chế thông tin kịp thời cho báo chí về những vấn đề mới phát sinh trong quá trình xây dựng và thực thi chính sách BHXH, BHYT. Nâng cao trách nhiệm của các cơ quan ban hành và thực thi chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT: khi các cơ quan báo chí nêu hoặc phản ánh ý kiến của nhân dân về những sơ hở, những bất

hợp lý của chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT hoặc phát hiện quy định pháp luật đã lỗi thời, cũng như hiện tượng tiêu cực trong quá trình thực hiện chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT thì các cơ quan có thẩm quyền ban hành, thực thi chính sách, pháp luật cần tập hợp, nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung kịp thời; kiểm tra, xem xét và xử lý kịp thời, hồi âm cho cơ quan báo chí biết để ổn định dư luận xã hội. Qua đó cũng đề cao vai trò của báo chí đối với công tác tuyên truyền về BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp.

Nguồn nhân lực tổ chức thực hiện chính sách BHXH, BHYT ở nước ta hiện nay phần lớn là chưa được qua đào tạo chuyên sâu về BHXH. Đây là một thực tế và đồng thời cũng là bất cập lớn nhất khi tổ chức thực hiện chính sách BHXH, BHYT ở Việt Nam. Đào tạo và đào tạo lại nhân lực cho ngành BHXH là một nhu cầu cấp thiết, vừa là trước mắt, vừa là chiến lược lâu dài đối với toàn ngành mà BHXH Việt Nam phải nhận thức được và có kế hoạch triển khai cụ thể.

- Xây dựng hệ thống dịch vụ công trực tuyến nhằm cải cách hành chính và tạo môi trường giao dịch điện tử thuận lợi, hiệu quả giữa cơ quan BHXH với tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp và người tham gia BHXH, BHYT như: đăng ký tham gia BHXH qua mạng, tình trạng xử lý hồ sơ đăng ký tham gia, thực hiện nghĩa vụ của các DN, kết quả đóng, nợ đọng BHXH của từng DN, kiểm tra thông tin về đăng ký tham gia BHXH của DN cho NLĐ,...

- Xây dựng quy trình quản lý thu BHXH phù hợp với đặc điểm tổ chức hoạt động của các đơn vị, đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác...đảm bảo liên thông với BHXH tự nguyện và bảo hiểm thất nghiệp.

5.2.3. Kiến nghị với BHXH thành phố Hà Nội

-Bổ sung nhân sự hàng năm đủ về số lượng và chất lượng. Hiện nay, theo quy định của BHXH Việt Nam, BHXH thành phố Hà Nội đã thực hiện phân cấp về BHXH huyện các nghiệp vụ như: Cấp sổ BHXH, thẻ BHYT, duyệt chi chế độ BHXH 1 lần, kiểm tra công tác thực hiện Luật BHXH, BHYT. Ngoài ra các nghiệp vụ phát sinh tại cơ sở ngày càng tăng cao và không đồng đều giữa các địa phương trong tỉnh. Vì vậy, BHXH thành phố Hà Nội bổ sung biên chế phải dựa trên số nghiệp vụ phát sinh hàng năm của từng đơn vị để đảm bảo đủ số biên chế một cách hợp lý cho BHXH địa phương.

ngũ cán bộ, công chức trong lĩnh vực BHXH.

-Đầu tư cơ sở vật chất, bao gồm cả việc nâng cấp trụ sở làm việc và trang bị hệ thống cơ sở vật chất, cụ thể là máy vi tính, đảm bảo mỗi cán bộ, công chức có 1 máy và BHXH huyện, thị xã, thành phố đều có máy chủ nhằm đáp ứng yêu cầu mở rộng, phát triển đối tượng tham gia BHXH ở khu vực kinh tế ngoài nhà nước.

5.2.4. Kiến nghị với Huyện ủy, UBND huyện Gia Lâm

- Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, đối thoại giải quyết những khó khăn cho DN, hỗ trợ đào tạo nhân lực.

- Chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành chức năng tăng cường kiểm tra các doanh nghiệp trên địa bàn thực hiện nghiêm túc việc ký thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động theo đúng các nội dung quy định trong Bộ Luật lao động, làm cơ sở cho việc đăng ký tham gia BHXH theo quy định của pháp luật về BHXH.

- Đưa việc thực hiện thu, nộp BHXH cho người lao động là một trong những tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng năm và bình xét thi đua, khen thưởng, công nhận các danh hiệu thi đua của doanh nghiệp.

- Chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành chức năng khi xem xét đăng ký kinh doanh đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh phải có nội dung tham gia BHXH, yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc các quy định về Hợp đồng lao động và đăng ký tham gia BHXH cho người lao động đầy đủ, kịp thời, đúng các quy định.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bảo hiểm xã hội huyện Gia Lâm (2014). Báo cáo tình hình thực hiện thu BHXH. 2. Bảo hiểm xã hội huyện Gia Lâm (2014). Báo cáo tình hình nợ đọng BHXH. 3. Bảo hiểm xã hội huyện Gia Lâm (2014). Báo cáo Tổng kết công tác BHXH. 4. Bảo hiểm xã hội huyện Gia Lâm (2015). Báo cáo tình hình thực hiện thu BHXH. 5. Bảo hiểm xã hội huyện Gia Lâm (2015). Báo cáo tình hình nợ đọng BHXH. 6. Bảo hiểm xã hội huyện Gia Lâm (2015). Báo cáo Tổng kết công tác BHXH. 7. Bảo hiểm xã hội huyện Gia Lâm (2016). Báo cáo tình hình thực hiện thu BHXH. 8. Bảo hiểm xã hội huyện Gia Lâm (2016). Báo cáo tình hình nợ đọng BHXH. 9. Bảo hiểm xã hội huyện Gia Lâm (2016). Báo cáo Tổng kết công tác BHXH. 10. Bảo hiểm xã hội huyện Gia Lâm thực hiện tốt chính sách BHXH, BHYT. truy

cập ngày 13/05/2014 tại http://baohiem-baoviet.com/bao-hiem-xa-hoi-huyen- gia-lam-thuc-hien-tot-che-do-chinh-sach-BHXH-bhyt/.

11. BHXH Thành phố Hà Nội (2011). Quyết định số 1258/QĐ-BHXH ngày 20 tháng 11 năm 2013 về việc tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả theo cơ chế một cửa. Hà Nội.

12. BHXH Việt Nam (2008).Quyết định số 4857/QĐ-BHXH ngày 21 tháng10 năm 2008 về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH địa phương. Hà Nội.

13. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2015). Quyết định 959/QĐ-BHXH ngày 09/9/2015 Quy định về quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế.

14. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2016). Quyết định 636/QĐ-BHXH ngày 22/4/2016 ngày Ban hành quy định về hồ sơ và quy trình giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.

15. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2016). Quyết định 828/QĐ-BHXH ngày 27/5/2016 Ban hành quy định quản lý chi trả các chế độ BHXH, BHTN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)