4.2.3.1. Nhận thức của người lao động
Thực tế cho thấy, hiện nay vẫn còn một bộ phận không nhỏ người lao động chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc tham gia BHXH, đặc biệt là đối với khối kinh tế ngoài quốc doanh. Nhiều người lao động khi nói đến BHXH thì họ nghĩ như là các loại hình thức bảo hiểm thương mại (Bảo Việt, Bảo hiểm Nhân thọ hay các công ty Bảo hiểm khác...) và hễ nghe tới “bảo hiểm” thì họ nhận thức đến việc “bán” hay “kinh doanh” bảo hiểm, thậm chí có những người lao động chưa biết và hiểu BHXH là gì? BHXH là cơ quan như thế nào? ở đâu? Rất nhiều người lao động còn chưa hiểu rõ bản chất, tính ưu
việt của chính sách BHXH. Phần lớn còn chưa hiểu rõ tầm quan trọng, quyền lợi, trách nhiệm của mình là phải tham gia BHXH để đóng vào quỹ BHXH, nguồn lực tài chính quan trọng vừa đảm bảo quyền lợi cho NLĐ hưởng các chế độ BHXH, vừa góp phần ổn định chính trị, xã hội, phát triển kinh tế của địa phương, của đất nước.
Một số người lao động không quan tâm đến quyền lợi về BHXH, chỉ chú trọng tới thu nhập trước mắt. Mặc dù đã được tuyên truyền giải thích nhưng họ chưa thấy được quyền lợi về lâu dài của mình; trong số này thì đa phần không muốn đóng BHXH nên không kiến nghị việc đóng BHXH của người sử dụng lao động cho họ. Một số không ít người lao động không dám đấu tranh đòi hỏi quyền lợi chính đáng của mình về BHXH do sợ ảnh hưởng tới việc làm và mưu cầu cuộc sống.
Nhìn từ phía NLĐ, thực sự bản thân họ cũng chưa có những khái niệm và ý thức cụ thể về việc tham gia BHXH để đảm bảo quyền lợi lâu dài của mình trong tương lai. Qua khảo sát có tới 25% số lao động trên địa bàn không biết về các chế độ BHXH, trong đó có 36,67% không biết về các chính sách BHXH. Chỉ có có 63,33% số lao động biết về các chính sách BHXH BB và 75% người biết về các chế độ BHXH bắt buộc, những đối tượng này chủ yếu là làm việc ở các doanh nghiệp nhà nước, các đơn vị HCSN.
Bảng 4.15. Hiểu biết về các chính sách và chế độ BHXH BB của người lao động tại các cơ sở sử dụng lao động
Nội dung Chính sách BHXH BB Chế độ BHXH
Số lượng (LĐ) Tỷ lệ (%) Số lượng (LĐ) Tỷ lệ (%)
Có 38 63,33 45 75.00
Không 22 36,67 15 25,00
Nguồn: Tổng hợp điều tra (2017)
Như vậy có thể kết luận rằng: việc nâng cao nhận thức và sự hiểu biết của NLĐ về BHXH là điều cần thiết phải làm. Đây là then chốt để mở cánh cửa thành công trong việc giảm thất thu BHXH vì không có sự đồng thuận của NLĐ thì người SDLĐ khó lòng trốn tránh nghĩa vụ đóng BHXH BB.
Bảng 4.16. Mức độ tìm hiểu thông tin về chính sách và chế độ BHXH BB của người lao động tại các sơ sở sử dụng lao động
Chỉ tiêu Số lượng (LĐ) Tỷ lệ (%)
Thường xuyên 15 25,00
Thỉnh thoảng 22 36,67
Ít khi 16 26,67
Không bao giờ 7 11,67
Tổng 60 100,00
Nguồn: Tổng hợp điều tra (2017)
Tuy nhiên phần lớn người lao động không được hiểu sâu sắc ý nghĩa và hiểu rõ về nội dung BHXH BB. Do họ không hiểu hết được các quyền lợi mình được hưởng từ BHXH. Bên cạnh đó NLĐ không được tiếp cận nguồn thông tin về BHXH cũng như không có ý muốn tìm hiểu về các chính sách cũng như các chế độ BHXH BB. Qua bảng 4.15 có thể thấy chỉ có 25% số lượng lao động trong các DN thường xuyên tìm hiểu các thông tin về chế độ BHXH, có đến 11,67% số lao động được hỏi không bao giờ quan tâm, tìm hiểu các chế độ chính sách BHXH. Từ đây ta có thể rút ra rằng: Công tác tuyên truyền tập huấn cho người lao động đã được thực hiện về chiều rộng nhưng chiều sâu thì chưa thực sự đem lại hiệu quả tốt.
Bảng 4.17. Nguồn tiếp cận thông tin về chính sách và chế độ BHXH BB của người lao động tại các cơ sở sử dụng lao động
Chỉ tiêu Số lượng (LĐ) Tỷ lệ (%)
Báo giấy 1 1,9
Website của BHXH 12 22,6
Các trang web trên internet 8 15,1
Từ cơ quan BHXH 5 9,4
Tập huấn, tờ rơi, áp phích 18 34,0
Nơi làm việc 9 17,0
Tổng 53 100,00
Từ bảng 4.17 cho thấy kênh thông tin của người lao động khá đa dạng. Trong tổng số 53 lao động có tìm hiểu về chính sách và chế độ BHXH BB kênh thông tin chủ yếu của họ vẫn là thông qua các buổi tập huấn; phát tờ rơi, áp phích chiếm 34%; qua website chính thống của BHXH chiếm 22,6%; kênh thông tin đáng lẽ thuận lợi và phù hợp nhất với người lao động là tại nơi làm việc còn rất hạn chế với 17% cho thấy các doanh nghiệp còn chưa chú trọng nhiều đến việc phổ biến về chế độ BHXH cho người lao động.
Nhìn chung theo kết quả điều tra cho thấy người lao động đã dần nhận thức được tầm quan trọng trong việc tham gia BHXH BB để bảo vệ quyền lợi cho bản thân mình, thể hiện ở việc họ đã chủ động hơn trong việc tìm hiểu các thông tin về BHXH trên các phương tiện thông tin đại chúng.
4.2.3.2. Nhận thức của đối tượng sử dụng lao động
Để thực hiện đúng các quy định của nhà nước về chính sách, chế độ BHXH bắt buộc phụ thuộc rất lớn vào nhận thức của đối tượng tham gia. Thực tế là một bộ phận chủ sử dụng lao động, NLĐ, người tham gia BHXH và mọi tầng lớp nhân dân chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa, tầm quan trọng, quyền lợi và trách nhiệm của họ về chính sách, chế độ BHXH. Người sử dụng lao động thường vì mục tiêu lợi nhuận trước mắt, không tính đến sự gắn bó lâu dài giữa người lao động với doanh nghiệp hoặc còn chưa hiểu biết đúng đắn về bảo hiểm xã hội nên thường có những hành vi sai phạm trong đóng BHXH bắt buộc.
Bảng 4.18. Mức độ hiểu biết của chủ sử dụng lao động về pháp luật BHXH tại các đơn vị điều tra
Chỉ tiêu ĐVT
DN đang tham gia BHXH DN chưa tham gia BHXH DN có hiểu biết về pháp luật BHXH DN chưa hiểu biết về pháp luật BHXH DN có hiểu biết về pháp luật BHXH DN chưa hiểu biết về pháp luật BHXH Số lượng DN DN 54 0 2 1 Tỷ lệ % 100 0 66,67 33,33
Nguồn: Tổng hợp điều tra (2017)
hiểu biết về pháp luật BHXH và mức đóng BHXH, hoặc hiểu nhưng chưa đầy đủ. Kết quả điều tra tại 60 DN trên địa bàn thể hiện qua bảng 4.18.
Qua số liệu bảng 4.18 cho thấy các DN đang tham gia BHXH hầu hết đều có hiểu biết về Luật BHXH, có 54/54 doanh nghiệp hiểu biết về Luật BHXH. Trong khi đó tại nhóm các doanh nghiệp chưa tham gia BHXH chỉ có 2 doanh nghiệp hiểu biết về pháp luật BHXH hoặc hiểu nhưng chưa đầy đủ. Có 3 doanh nghiệp chưa tham gia BHXH cho người lao động với lý do là người lao động không đòi hỏi. Như vậy nếu trình độ hiểu biết của chủ sử dụng lao động và người lao động càng tăng thì việc chấp hành pháp Luật BHXH càng tăng và ngược lại.
Bảng 4.19. Mức độ hiểu biết của chủ sử dụng lao động về mức đóng BHXH tại các đơn vị điều tra
Chỉ tiêu
ĐVT DN đang tham gia BHXH DN chưa tham gia BHXH DN có hiểu biết về mức đóng BHXH DN chưa hiểu biết về mức đóng BHXH DN có hiểu biết về mức đóng BHXH DN chưa hiểu biết về mức đóng BHXH Số lượng DN DN 48 6 1 2 Tỷ lệ % 88,89 11, 11 33,33 66,67
Nguồn: Tổng hợp điều tra (2017)
Về mức đóng BHXH bắt buộc của cá nhân người lao động, số liệu ở bảng 4.19 cho thấy có 48/54 DN đang tham gia BHXH biết chính xác tỷ lệ phải đóng, 2/3 DN chưa tham gia không biết chính xác tỷ lệ phải đóng. Chính vì một bộ phận chủ sử dụng lao động, người lao động tham gia BHXH chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa, tầm quan trọng, quyền lợi và trách nhiệm của họ về chính sách, chế độ BHXH đã dẫn đến tình trạng trốn đóng BHXH, nợ đọng BHXH ngày càng tăng lên, gây khó khăn rất lớn đến việc thực hiện nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch của cơ quan BHXH huyện đồng thời ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của người lao động.