Phương pháp thu thập dữ liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 44 - 46)

3.2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Các dữ liệu thứ cấp phục vụ cho nghiên cứu này thu thập từ các tài liệu được tổng hợp ở bảng sau:

Thông tin Loại tài liệu Nguồn cung cấp

Cơ sở lý luận và thực tiễn về BHXH ở Việt Nam và trên thế giới.

Các loại sách báo, bài giảng, giáo trình, luận văn đã nghiên cứu và công bố trước đó, trên mạng internet, các tạp chí khoa học,…có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

Văn bản chính sách liên quan đến BHXH, đối tượng tham gia BHXH bắt buộc,..

Thư viện học viện Nông Nghiệp Việt Nam, thư viện khoa KT&PTNT, trên các trang web Bảo hiểm xã hội Việt Nam, thư viện pháp luật,...

Số liệu chung về địa bàn nghiên cứu: Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội (dân số, lao động, phát triển kinh tế - xã hội).

Thực trạng quản lý nhà nước về BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Gia Lâm.

Báo cáo tình hình kinh tế xã hội huyện Gia Lâm;

Các báo cáo tổng kết công tác BHXH của BHXH huyện Gia Lâm; các chương trình, hành động của BHXH huyện Gia Lâm đối với công tác BHXH trên địa bàn,...

Phòng thống kê, phòng tài nguyên môi trường, phòng kinh tế,...

UBND huyện Gia Lâm, BHXH huyện Gia Lâm,..

3.2.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua các hình thức tiếp cận trực tiếp hoặc gián tiếp các đối tượng liên quan (cán bộ quản lý nhà nước, các doanh nghiệp, người

lao động) bằng một số phương pháp như: Phỏng vấn điều tra theo bảng câu hỏi

đã được chuẩn bị sẵn; Phỏng vấn sâu. Thông qua nội dung dữ liệu sơ cấp thu thập được để hoàn thiện nội dung đề tài nghiên cứu cũng như kiểm chứng kết quả nghiên cứu.

Đối tượng Số mẫu Nội dung thu thập Phương pháp Cán bộ lãnh

đạo, cán bộ chuyên trách của BHXH huyện Gia Lâm

10 người (3 lãnh đạo, và 7 cán bộ chuyên môn của từng bộ phận) Tổ chức và hoạt động của BHXH huyện Gia Lâm; công tác đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực cho các cán bộ chuyên môn của đơn vị hàng năm; đánh giá công tác thu, chi và phát triển quỹ BHXH trong đơn vị Phỏng vấn nhanh Cán bộ quản lý của các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn huyện Gia Lâm 60 người (10 người quản lý thuộc DNNN, 30 người quản lý thuộc DN NQD, 20 người quản lý thuộc đơn vị HCSN) Đánh giá thực trạng về công tác tuyên truyền BHXH BB; thực trạng thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực BHXH của các đơn vị trên địa bàn huyện Gia Lâm; thực trạng tham gia BHXH của đơn vị trong những năm gần đây.

Cho biết các yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia BHXH BB cho NLĐ của các đơn vị. Điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế. Người lao động trong các đơn vị trên địa bàn huyện Gia Lâm

60 người (30 người là lao động NQD, 10 lao động DNNN và 20 lao động thuộc đơn vị HCSN) Đánh giá thực trạng về công tác tuyên truyền BHXH BB; đánh giá về quy trình, thủ tục tham gia BHXH và thái độ phục vụ của các cán bộ làm công tác BHXH thuộc BHXH huyện Gia Lâm.

Mức độ hiểu biết về BHXH cũng như các chính sách liên quan đến BHXH và quyền lợi được hưởng của NLĐ khi tham gia BHXH.

Điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế.

3.2.2.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý dữ liệu

a. Tổng hợp dữ liệu

Sau khi dữ liệu được nhập vào máy tính được chúng tôi xử lý dưới dạng các bảng biểu, sơ đồ, đồ thị nhằm phản ánh thực trạng quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội bắt buộc tại địa bàn huyện Gia Lâm.

b. Xử lý dữ liệu

Sau khi thu thập đầy đủ các phiếu điều tra phỏng vấn tại thực địa chúng tôi tiến hành kiểm tra, đối chiếu và điều chỉnh lại các thông tin dữ liệu đã thu thập được từ đó tiến hành nhập liệu vào máy tính bằng phần mềm Excel .

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 44 - 46)