Nội dung quản trị vốn kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị vốn kinh doanh tại công ty cổ phần nhựa xốp 76 (Trang 27 - 41)

Nhiệm vụ quan trọng đầu tiên trong quản trị vốn của doanh nghiệp là lên kế hoạch để xác định nhu cầu về vốn kinh doanh nhằm luôn tạo đủ vốn trong hoạt động kinh doanh và tìm mọi biện pháp để huy động các nguồn, vốn đưa vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Một nhiệm vụ quan trọng nữa đó là đánh giá việc sử dụng vốn có hiệu quả hay không, từ đó có các biện pháp khắc phục kịp thời. Chính vì vậy nội dung quản trị vốn của doanh nghiệp gồm có bốn bước:

-Lập kế hoạch về vốn kinh doanh.

-Huy động các nguồn vốn phục vụ kinh doanh. -Tổ chức sử dụng các nguồn vốn đã huy động

-Giám sát và kiểm tra tình hình sử dụng vốn kinh doanh. 2.1.3.1. Lập kế hoạch về vốn kinh doanh

Các doanh nghiệp cần lập kế hoạch sử dụng vốn kinh doanh với mục đích là nhằm tránh tình trạng ứ đọng vốn nếu để lượng dự trữ quá lớn, gây lãng phí nguồn lực. Mặt khác việc lập kế hoạch vể vốn cũng giảm thiểu các tác động tiêu cực do thiếu vốn đem lại, tránh tình trạng bị động trong sản xuất và kinh doanh. Trên thực tế các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu rơi vào trạng thái thứ hai vì thiếu vốn là căn bệnh trầm kha của các doanh nghiệp nước ta. Và việc lập kế hoạch ở dạng ngắn hạn hay dài hạn cũng hết sức cần thiết để doanh nghiệp chủ

động đối phó với nhiều tình huống xảy ra trong quá trình hoạt động của mình. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng mang tính đặc chủng hoặc có thị phần lớn họ gặp nhiều thuận lợi hơn trong việc lập kế hoạch kinh doanh dài hạn, và thường chủ động hơn trong việc đối phó với các tình huống cụ thể có thể xảy ra trong hoạt động thường nhật.

Thực tế lập kế hoạch về vốn kinh doanh có nội dung chủ yếu là: xác lập số vốn cần thiết cho hoạt động kinh doanh trong một thời gian nhất định là quí, nửa năm hay một năm, xác định khả năng huy động vốn, cân đối giữa nhu cầu và thực tế doanh nghiệp có thể huy động, tiến hành hoạt động phân bổ vốn cho các hoạt động kinh doanh của cả doanh nghiệp và có kế hoạch sử dụng vốn kinh doanh (Nguyễn Văn Thuận, 2010).

Và các doanh nghiệp thường sử dụng hai phương pháp thông thường để ước lượng số vốn cần thiết trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Phương pháp thứ nhất là ước lượng nhu cầu vốn theo ngân sách doanh nghiệp. Phương pháp thứ hai là ước lượng theo số vốn cần thiết căn cứ vào các tỉ lệ có sẵn trong các ngành kinh doanh khác nhau. Chi tiết từng phương pháp ước lượng vốn sẽ được trình bày chi tiết ở ngay sau đây:

• Ước lượng trực tiếp nhu cầu vốn theo ngân sách của doanh nghiệp

Ngân sách của doanh nghiệp là bảng dự kiến chi tiêu trong tương lai. Có thể tính toán từng nhu cầu cụ thể sau đó tổng hợp lại

Nhu cầu tiền chi cho quảng cáo, khuyến mại có thể tính bằng cách: + Tính từ đơn giá 1 lần quảng cáo, trên từng phương tiện.

+ Tham khảo chi phí của các doanh nghiệp khác cùng loại trong ngành kinh doanh và nhất là của các đối thủ cạnh tranh.

+ Dựa vào mục tiêu và chiến lược quảng cáo, khuyến mại của doanh nghiệp(Nguyễn Văn Thuận, 2010).

- Nhu cầu vốn mua sắm tài sản cố định

Cần được xác danh mục các loại tài sản cố định cần thiết phải mua sắm và cách thức mua sắm (mua mới, mua lại tài sản cũ và thuê mua) để xác định số vốn cần thiết.

đầy đủ cả vốn cho giải phóng mặt bằng, cho xây lắp và chi phí bảo hành, đào tạo kỹ thuật cho công nhân vận hành. Mặt khác xây dựng cơ bản diễn ra trong thời gian dài nên cần tính đến vốn cho xây lắp cho năm kế hoạch, vốn chuyển sang kỳ sau và số vốn tài sản cố định huy động sử dụng được trong kỳ.

Các phần chi khác của ngân sách cho doanh nghiệp cũng được xác định theo phương pháp tương tự như chi phí điện nước, chi phí thông tin liên lạc, chi phí nộp thuế và mua bảo hiểm hàng hoá, tài sản kinh doanh của doanh nghiệp.

Sau khi tính từng mục ta tổng hợp được yêu cầu vốn ngân sách của doanh nghiệp.

Phương pháp này đem lại kết quả chính xác cao nhưng mất thời gian tính toán. • Phương pháp ước lượng số vốn cần thiết căn cứ vào các tỉ lệ có sẵn trong các ngành kinh doanh khác nhau.

Thực chất phương pháp này vốn kinh doanh được tính theo tỉ lệ phần trăm so với doanh số bán của doanh nghiệp theo từng khâu lưu chuyển hàng hoá.

Thí dụ đối với doanh nghiệp bán buôn

Vốn lưu động = 30% x doanh số bán của doanh nghiệp Vốn cố định bằng 20% doanh số bán

Đối với doanh nghiệp bán lẻ:

Vốn lưu động = 40% x doanh số bán

Vốn cố định cần từ 10% đến 15% doanh số bán

Phương pháp này cho kết quả nhanh nhưng độ chính xác không cao, vì vậy người ta có thể sử dụng bổ sung để kiểm tra, đối chiếu với kết quả của phương pháp tính trực tiếp ở trên.

Ngoài ra có thể sử dụng phép nhân tính điểm hoà vốn để ước lượng số vốn cần thiết

2.1.3.2. Huy động các nguồn vốn phục vụ kinh doanh

Hiện nay Nhà nước cho phép các doanh nghiệp tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó có tự chủ về vốn bao gồm huy động và sử dụng vốn trong doanh nghiệp. Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp bên cạnh nguồn vốn Nhà nước cấp phát (đối với loại hình doanh nghiệp nhà nước) còn được phép huy động các nguồn khác để phục vụ cho các hoạt động của mình. Thực tế các doanh

nghiệp thường huy động từ các nguồn: vay từ các tổ chức tín dụng, liên doanh liên kết với các khách hàng hoặc nhà cung cấp đầu vào cho doanh nghiệp dưới dạng mua trả chậm hoặc trả tiền trước một phần hỗ trợ cho doanh nghiệp. Kể từ khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường thì một hình thức huy động vốn mới tỏ có hiệu quả đó là phát hành trái phiếu cổ phiếu thông qua việc cổ phần hoá doanh nghiệp.

Và hiện nay hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đều trong tình trạng thiếu vốn kinh doanh nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để doanh nghiệp huy động có hiệu quả nguồn vốn để phục vụ tốt cho hoạt động kinh doanh của mình. Với nhiều các giải pháp huy động vốn mà các doanh nghiệp đã áp dụng có thể phân chia thành hai loại là: giải pháp huy động vốn ngắn hạn và dài hạn.

Thứ nhất, đối với các giải pháp huy động vốn dài hạn.

Vốn dài hạn của doanh nghiệp có thể do nhà nước cấp, vốn này được xác định trên cơ sở biên bản giao nhận vốn của nhà nước cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó là vốn nội bộ của doanh nghiệp, bao gồm phần vốn khấu hao cơ bản để lại doanh nghiệp, phần lợi nhuận không chia và phần tiền nhượng bán thanh lý tài sản (nếu có). Vì vậy chính sách phân phối lợi nhuận cho tiêu dùng và tích luỹ phải được nhìn nhận như là một lĩnh vực quyết định tất yếu của quản lý tài chính. Một khi doanh nghiệp đã khai thác hết nguồn vốn bên trong mà nhu cầu vốn dài hạn vẫn không đáp ứng được thì cần áp dụng một số giải pháp sau:

Giải pháp 1: Phát hành cổ phiếu

Cổ phiếu là giấy chứng nhận góp cổ phần để tạo lập vốn cho doanh nghiệp và chứng nhận lợi tức cổ phần, cổ phiếu hình thành lên vốn tự có của doanh nghiệp, cổ phiếu được coi như "lá chắn” chống lại sự phá sản của doanh nghiệp. Các cổ đông không được rút vốn khỏi doanh nghiệp trừ khi doanh nghiệp bị phá sản, nhưng họ có thể chuyển sang đầu tư vào lĩnh vực khác bằng cách nhượng bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu gồm hai loại: cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi.

- Cổ phiếu thường (Common Stock/share) là loại cổ phiếu thông dụng nhất vì đặc điểm của nó là đáp ứng được cả hai phía người đầu tư và phía công ty phát hành. Lượng cổ phiếu tối đa mà công ty được quyền phát hành gọi là vốn cổ phần được cấp phép. Đây là một quy định của uỷ ban chứng khoán quốc gia và

các cơ quan có thẩm quyền. Con số này cũng được ghi trong điều lệ công ty. Muốn tăng vốn cổ phần của công ty phải được Đại hộ cổ đông cho phép. Tuy nhiên, trên thực tế, việc quản lý và kiểm soát quá trình phát hành chứng khoán tuỳ thuộc vào chính sách cụ thể của nhà nước và ủy ban chứng khoán quốc gia.

Vấn đề chống mua công ty, bảo vệ công ty trước sự xâm nhập bằng các cổ phiếu của các công ty khác là một khía cạnh đặc biệt. Huy động vốn qua phát hành cổ phiếu phải xem xét đến nguy cơ bị mua lại cả công ty. Do đó, phải tính đến tỷ lệ cổ phần tối thiểu cần duy trì để giữ vững quyền kiểm soát công ty„

- Cổ phiếu ưu tiên (Preferred Stock) thường chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng số cổ phiếu phát hành. Tuy nhiên trong một số trường hợp dùng cổ phiếu ưu tiên là thích hợp. Cổ phiếu ưu tiên có đặc điểm là nó thường có cổ tức cố định. Người chủ của cổ phiếu này có quyền được thanh toán lãi trước các cổ đông thường, cổ phiếu ưu đãi có thể được thu hồi lại (chuộc lại) khi công ty thấy cần thiết. Những trường hợp như vậy cần quy định rõ những điểm sau:

- Lãi cổ phiếu đó có thể được mua lại hay không. - Giá cụ thể khi công ty mua lại cổ phiếu.

- Thời hạn tối thiểu không được phép mua lại cổ phiếu.

Một vấn đề quan trọng cần đề cấp đến khi phát hành cổ phiếu ưu tiên đó là thuế. Khác với chi phí lãi vay được giảm trừ khi tính thuế thu nhập công ty, cổ tức được lấy từ lợi nhuận sau thuế, đó là hạn chế của cổ phiếu ưu tiên. Mặc dù vậy, như đã đề cập, cổ phiếu ưu tiên vẫn có những ưu điểm đối với cả công ty phát hành và người đầu tư.

Phát hành cổ phiếu mới:

Trong quá trình hoạt động công ty làm ăn có hiệu quả và muốn mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường trong khi đó vốn của công ty không đáp ứng đủ, do vậy công ty có thể huy động thêm vốn bằng cách phát hành cổ phiếu mới. Trên cơ sở đề nghị của Hội đồng quản trị, Đại hội cổ đông sẽ quyết định thời gian và cách thức phát hành cổ phiếu. Những cổ đông cũ thường được ưu tiên đăng ký mua trước theo số lượng cổ phiếu mà họ hiện đang nắm giữ và tất nhiên giá bán trong trường hợp này thấp hơn giá thị trường của loại cổ phiếu đó. Hay nói cách khác, các cổ đông cũ có quyền mua cổ phiếu mới khi công ty phát hành. Trong trường hợp này các công ty có thể trả lãi bằng cổ phần.

Về hình thức phát hành, cổ phiếu có thể hiện được bán công khai tại doanh nghiệp hoặc bán thông qua hệ thống ngân hàng thương mại và công ty tài chính.

Theo Nghị định 28/CP của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 07/05/1996, thì việc cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước để thu hút vốn trong dân được tiến hành theo 3 phương pháp:

Phương pháp 1: Phát hành cổ phiếu trên cơ sở giữ nguyên giá trị doanh nghiệp nhà nước hiện có nhằm thu hút vốn của mọi thành phần kinh tế để tăng quy mô của doanh nghiệp.

Phương pháp 2: Nhà nước giữ một phần giá trị doanh nghiệp dưới dạng cổ phần, số còn lại bán cho các cổ đông trong và ngoài doanh nghiệp.

Phương pháp 3: Tách một bộ phận doanh nghiệp nhà nước đủ điều kiện cần thiết để chuyển thành công ty cổ phần.

Giải pháp 2: Phát hành chứng khoán có thể chuyển đổi:

Các công ty, đặc biệt là các công ty của Mỹ, thường phát hành chứng khoán kèm theo những điều kiện có thể chuyển đổi được. Nói chung sự chuyển đổi và lựa chọn cho phép các bên (công ty, người đầu tư) có thể chọn, cách thức đầu tư có lợi và thích hợp.

Có một số hình thức chuyển đổi, ở đây chỉ đề cập hai hình thức:

• Giấy bảo đảm (Warrant): Người sở hữu giấy bảo đảm có thể mua số lượng cổ phiếu thường, được quy định trước với giá cả và thời gian xác định.

• Trái phiếu chuyển đổi (convertible bond) là loại trái phiếu cho phép có thể chuyển đổi thành một số lượng nhất định các cổ phiếu thường. Nếu trị giá của cổ phiếu tăng lên thì người giữ trái phiếu có cơ may nhận được lợi nhuận cao.

Giải pháp 3: Phát hành trái phiếu công ty:

Hiện nay ở Việt Nam, theo thống kê chưa đầy đủ của các nhà kinh tế, lượng tiền nhàn rỗi ở trong dân rất lớn. Theo đánh giá của các chuyên gia, trong dân hiện có hơn 20.000 tỷ Việt Nam đồng nhàn rỗi. Vì vậy việc phát hành trái phiếu công ty là rất cần thiết cho việc huy động tiền nhàn rỗi.

Trái phiếu là một tên chung của các giấy vay nợ dài hạn và trung hạn, bao gồm: trái phiếu Chính phủ (Goverment bond) và trái phiếu công ty (corperate). Trái phiếu này còn được gọi là trái khoán.

trái phiếu nào phù hợp nhất với điều kiện cụ thể của công ty và tình hình trên thị trường tài chính.

Việc lựa chọn trái phiếu thích hợp rất quan trọng vì nó liên quan đến chi phí trả lãi, cách thức trả lãi. Khả năng lưu hành và tính hấp dẫn của trái phiếu. Trên thị trường tài chính ở nhiều nước hiện nay thường lưu hành những loại trái phiếu công ty như sau:

- Trái phiếu có lãi suất cố định, là loại trái phiếu được sử dụng nhiều nhất. Lãi suất được ghi ngay trên mặt trái phiếu và không thay đổi trong suốt kỳ hạn của nó.

Để huy động vốn trên thị trường bằng trái phiếu, cần phải tính đến mức độ hấp dẫn của trái phiếu. Tính hấp dẫn phụ thuộc vào những yếu tố sau:

+ Lãi suất của trái phiếu, lãi suất được đặt ra trong mối tương quan so sánh với lãi suất trên thị trường vốn, đặc biệt phải tính tới sự cạnh tranh với trái phiếu của công ty khác. Trong việc phát hành trái phiếu cần chú ý đến mệnh giá vì nó có thể liên quan đến sức mua của dân chúng. Đặc biệt ở Việt Nam, khi phát hành trái phiếu công ty cần xác định một mức giá vừa phải để nhiều người có thể mua được, tạo sự lưu thông dễ dàng cho trái phiếu trên thị trường.

+ Uy tín tài chính của công ty + Kỳ hạn của trái phiếu

- Trái phiếu có lãi suất thả nổi

- Trái phiếu có lãi suất thả nổi trong điều kiện có mức lạm phát cao và lãi suất thị trường không ổn định thì có thể khai thác tính ưu việt của thể loại này. Tuy nhiên loại này có vài nhược điểm như sau:

+ Công ty không thể biết chắc chắn về chi phí lãi vay của trái phiếu, điều này gây khó khăn một phần cho việc lập kế hoạch tài chính.

+ Việc quản lý trái phiếu đòi hỏi tốn nhiều thời gian hơn do phải thông báo các lần điều chỉnh lãi.

- Trái phiếu có thể thu hồi (callable bond)

Một số công ty lựa chọn cách phát hành những trái phiếu có thể thu hồi, loại này phải được quy định ngay khi phát hành để người mua trái phiếu được biết và phải quy định rõ giá cả và thời gian khi công ty chuộc lại trái phiếu.

Trái phiếu thu hồi có những ưu điểm sau :

+ Có thể sử dụng như một cách điều chỉnh lượng vốn sử dụng khi không cần thiết, công ty có thể mua lại các trái phiếu, tức là gom lại số vốn vay.

+ Công ty có thể thay loại trái phiếu này bằng một nguồn tài chính khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị vốn kinh doanh tại công ty cổ phần nhựa xốp 76 (Trang 27 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)