Vốn cố định của doanh nghiệp là một bộ phận của vốn đầu tư ứng trước về TSCĐ, là biểu hiện bằng tiền của TSCĐ, mà đặc điểm của nó là luân chuyển dần dần từng phần trong nhiều chu kỳ sản xuất và hoàn thành một vòng tuần hoàn khi TSCĐ hết thời gian sử dụng. Là số vốn đầu tư ứng trước để mua sắm, xây dựng các TSCĐ nên quy mô của vốn cố định nhiều hay ít sẽ quyết định quy mô của TSCĐ, ảnh hưởng rất lớn đến trình độ trang bị kỹ thuật và công nghệ, năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Song ngược lại những đặc điểm kinh tế của TSCĐ trong quá trình sử dụng lại có ảnh hưởng quyết định, chi phối đặc điểm tuần hoàn và chu chuyển của vốn cố định.
Ngoài TSCĐ, trong quá trình sản xuất kinh doanh doanh nghiệp cần phải có các tư liệu sản xuất khác như công cụ, dụng cụ nhỏ, thường dung, các đối tượng lao động như nguyên, nhiên vật liệu, bán thành phẩm…; các tài sản lưu động như tiền mặt, tiền trong thanh toán, sản phẩm hàng háo dự trữ chờ tiêu thụ, chứng khoán ngắn hạn. Các tài sản này về hình thái hiện vật được gọi là TSLĐ, còn về hình thái giá trị được gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp.
Do vậy cơ cấu vốn kinh doanh của doanh nghiệp theo đặc điểm luân chuyển bao gồm có tài sản cố định(tài sản dài hạn) và tài sản lưu động(tài sản ngắn hạn).
Tình hình tài sản, nguồn vốn, tài chính của Công ty cổ phần nhựa xốp 76 trong giai đoạn 2014 - 2016 cho thấy, qui mô tài sản và VKD của công ty từ năm 2014 đến năm 2016 liên tục tăng lên bằng việc tăng cả tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn, năm 2014 tổng tài sản ngắn hạn là 18.326 triệu đồng, thì đến năm 2016 tăng lên 40.685 triệu đồng, tốc độ tăn bình quân là 49%. Tổng tài sản dài hạn năm 2014 là 8.749 triệu đồng đến năm 2016 tăng lên 27.184 triệu đồng, tốc độ tăng bình quân là 76,27%. Tổng tài sản tăng là do công ty cơ cấu lại vốn từng bước mở rộng SXKD; tăng qui mô TSCĐ, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, mua sắm MMTB, nhưng phương tiện vận tải, đổi mới qui trình công nghệ... tăng năng lực cạnh tranh trên thương trường.
Bảng 4.1. Cơ cấu tài sản, nguồn vốn giai đoạn 2014-2016
Chỉ tiêu
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh(%)
GT (trđ) CC (%) GT (trđ) CC (%) GT (trđ) CC (%) 2015/ 2014 2016/ 2015 BQ A. Tài sản ngắn hạn 18.326 67,68 21.916 74,63 40.685 59,94 119,59 185,64 149,00 B. Tài sản dài hạn 8.749 32,32 7.447 25,37 27.184 40,06 85,12 365,03 176,27 Tổng tài sản 27.075 100 29.363 100 67.869 100 108,45 231,14 158,33 A. Nợ phải trả 14.783 54,6 16.571 56,43 33.208 48,93 112,09 200,40 149,88 B. Vốn chủ sở hữu 12.292 45,4 12.792 43,57 34.661 51,07 104,07 270,96 167,92 TỔNG VỐN 27.075 100 29.363 100 67.869 100 108,45 231,14 158,33
Năm 2014 tổng nguồn vốn là 27.075 triệu đồng thì đến năm 2016 tăng lên 67.869 tỷ bình quân là 49,88%, tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu là 67,92%. Như vậy, qui mô có kết luận đúng đắn cần phải phân tích tình hình tài chính của công ty giai đoạn 2014 - 2016.
Cơ cấu tài sản, nguồn vốn của công ty như sau:
59,94% 40,06%
Tài sản NH Tài sản DH
Biểu đồ 4.1. Cơ cấu tài sản của công ty năm 2016
Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán (2016)
Qua biểu trên cho thấy Vốn lưu động (TSNH) và các khoản đầu tư ngắn hạn của công ty chiếm khoảng 60%, vốn cố định (TSDH) và các khoản đầu tư dài hạn chiếm khoảng 40%.
48,93%
51,07% Nợ phải trảVốn chủ sở hữu
Biểu đồ 4.2. Cơ cấu nguồn vốn của công ty năm 2016
Qua biểu trên cho thấy cơ cấu vốn kinh doanh của công ty bao gồm nguồn vốn vay là 48,93% và vốn chủ sở hữu là 51,07%.
Mặc dù vốn chủ sở hữu công ty tăng đều qua các năm, nhưng thiếu vốn vẫn là một thực tế đang diễn ra trong hoạt động kinh doanh của công ty vì vốn chủ sở hữu đều được sử dụng vào mua tài sản cố định, vốn lưu động phục vụ kinh doanh rất nhỏ.
Trong các khoản đi vay thì vay ngắn hạn từ người bán là lớn nhất. Khoản vay này năm nào cũng chiếm 40% tổng mức dư nợ của công ty. Các khoản vay từ người bán, vay các đơn vị nội bộ cũng lớn, các khoản này phát sinh do việc mua vật tư và các nguyên vật liệu khác phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh,. Hai khoản phải trả này chiếm gần nửa vốn kinh doanh của công ty. Nên có thể nói tổng nợ ngắn hạn của công ty lớn.
Trong thời kì nghiên cứu, vay dài hạn của công ty cũng tăng nhanh do trong giai đoạn này công ty tiến hành mua sắm nhiều thiết bị, nhà xưởng cũng được chỉnh trang lại nên vay dài hạn cũng tăng, và một phần trong khoản vay đó là vay để kinh doanh, nhưng chiếm tỉ lệ nhỏ.
Nhìn chung, cơ cấu vốn kinh doanh cho thấy công ty đã huy động được nhiều nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh đáp ứng nhu cầu về vốn ngày càng lớn của bản thân doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động kinh doanh đòi hỏi lượng vốn lớn.
Từ Bảng 4.1 tính toán được các chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính của công ty giai đoạn 2014 - 2016 thể hiện trên Bảng 4.2 như sau:
Bảng 4.2. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính của công ty giai đoạn 2014 - 2016 ĐVT: Lần Năm Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 2015/2014 2016/2015 1. Vốn chủ sở hữu 12.292 12.792 34.661 104,07 270,96 2. Nợ phải trả 14.783 16.571 33.208 112,09 200,40 3. Tổng nguồn vốn 27.075 29.363 67.869 108,45 231,14 1. Hệ số tự tài trợ 0,45 0,44 0,51 95,96 117,23 2. Hệ số nợ 0,55 0,56 0,49 103,36 86,70
Qua Bảng số liệu 4.2 cho thấy.
+ Hệ số tự tài trợ của công ty năm năm 2014 là 0,45 lần và năm 2015 ở mức 0,44 lần, năm 2016 hệ số này ở mức 0,51 lần. Trung bình hệ số này trong giai đoạn 2014 - 2016 là 0,49 lần hay 49%, như vậy vốn hình thành tài sản của công ty chỉ có 49% là vốn do công ty tự có, có thể huy động vào KD, còn lại 51% còn là vốn vay từ bên ngoài.
+ Hệ số nợ:
Hệ số nợ của công ty giai đoạn 2014-2016 trung bình đạt 0,51. Hệ số này của công ty khá cao, cho thấy tài sản của công ty chủ yếu được tài trợ bằng vốn vay, 49% tài sản còn lại được đầu tư từ VCSH. Tuy nhiên, đây cũng là đặc thù của DN. Như vậy, so với trung bình ngành SX thì cơ cấu vốn của công ty khả quan hơn, công ty đã cân đối vốn để phục vụ cho mở rộng hoạt động KD.
4.2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA XỐP 76