2.2.1.1. Nhật Bản
Nhật Bản là một quốc gia nghèo tài nguyên thiên nhiên, có xuất phát điểm kinh tế thấp, lại bị chiến tranh phá hoại nặng nề, Nhật Bản đã có sự phát triển vượt bậc với sự đóng góp lớn của các hệ thống doanh nghiệp. Chia sẻ nhiều bí quyết tạo nên sự thần kỳ về phát triển kinh tế, hầu hết các doanh nghiệp đều đề cập đến các biện pháp quản lý vốn hiệu quả sau (Võ Đình Hòa, 2012)
Đầu tiên phải xác định chiến lược đầu tư đúng đắn, mềm dẻo của đơn vị trong khoảng thời gian tương đối để lập kế hoạch xác định nhu cầu vốn hiệu quả. Chú trọng đầu tư vốn cho việc phát triển nguồn nhân lực lâu dài, chất lượng cao, có khả năng thích nghi với tiến bộ khoa học kĩ thuật.Ưu tiên vốn cho những đầu tư về thiết bị khoa học công nghệ tiên tiến. Xu thế chung, các thiết bị công nghệ tiên tiến sẽ thay thế lao động của con người, tạo ra những giá trị sản xuất to lớn.
Khai thác tối đa nguồn vốn từ bên ngoài, sử dụng sức mạnh kết hợp từ nhiều đơn vị.
Tổ chức kiểm tra và giám sát chặt chẽ quá trình sử dụng vốn qua tùng giai đoạn cụ thể (Võ Đình Hòa, 2012).
2.2.1.2. Hàn Quốc
Ở Hàn Quốc doanh nghiệp sẽ tiến hành đánh giá hoạt động quản trị vốn theo các nội dung sau:
(i) Quy trình quản lý: Đánh giá về hệ thống lãnh đạo; quản lý trách nhiệm giải trình; mức độ hài lòng của khách hàng; trách nhiệm xã hội;
(ii) Hiệu quả hoạt động: Tình hình tài sản; năng suất lao động, hệ thống quản lý tài chính; kết quả sản xuất kinh doanh, hệ thống đánh giá hiệu quả hoạt động của nhân viên gắn với tiền lương; các vấn đề quản lý lao động khác;
(iii) Các ngành nghề kinh doanh chính: Đánh giá hiệu quả các ngành nghề kinh doanh chính của DN.
Việc đánh giá được thực hiện trên cơ sở các chỉ tiêu định lượng và chỉ tiêu định tính, chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính. Cụ thể: Các chỉ tiêu tài chính bao gồm các chỉ số tài chính cơ bản như: Số lượng lao động, doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận, tiền lương…; Các chỉ tiêu phi tài chính: Chỉ số phi tài chính được lập riêng cho từng DN nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động của DN đó. Ngoài ra, chỉ số phi tài chính còn bao gồm các chỉ số như “Mức độ hài lòng của khách hàng”, các ảnh hưởng của DN đến xã hội…
Hàng năm, tại Hàn Quốc có đánh giá và nghiên cứu lại tình hình của DN và triển vọng kinh tế của ngành trong năm tiếp theo để xây dựng bộ chỉ tiêu/chỉ số cho từng DN trong năm tới, tuy nhiên cũng sẽ giảm bớt 1 số chỉ tiêu nhằm giảm áp lực lên các DN. Ngoài nội dung các tiêu chí/chỉ số đánh giá, nhóm chuyên gia phải đề xuất được mức độ tăng trưởng/cải thiện (% tăng lên) của mỗi chỉ số sao cho phù hợp với những khó khăn hay thuận lợi trong môi trường kinh doanh của năm sau. Do mức giá đầu ra của sản phẩm của các DN thường bị Nhà nước điều tiết, nên các chỉ số tài chính có thể không tăng so với năm trước, nhưng các chỉ số phi tài chính thì bắt buộc phải đạt mức cao hơn năm trước thì DN mới được xếp loại tốt. Điều này tạo áp lực lên DN phải liên tục phải cải thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động.