Từ việc lên kế hoạch sử dụng vốn trong một kì, công ty xác định nhu cầu vốn kinh doanh của mình, từ đó tìm cách huy động vốn đáp ứng nhu cầu sản xuất và kinh doanh, tránh tình trạng dư đọng vốn gây lãng phí nguồn lực hoặc thiếu vốn trong hoạt động cản trở hoạt động kinh doanh.
Do nhu cầu sử dụng vốn lớn cho hoạt động kinh doanh nên công ty Cổ phần nhựa xốp 76 cũng có nhiều biện pháp huy động vốn nhằm đáp ứng kịp thời và tăng hiệu quả sử dụng vốn một cách tối đa. Trên thực tế thời gian qua công ty Cổ phần nhựa xốp 76 đã huy động vốn từ các nguồn chủ yếu sau: Vốn chủ sở hữu, từ các quĩ đầu tư xây dựng cơ bản và đi vay. Và để huy động một cách tích cực cho hoạt động kinh doanh công ty cũng tiến hành nhiều biện pháp để tạo vốn cho kinh doanh như vay ngân hàng, nợ bạn hàng chủ yếu là nợ ngắn hạn. Nguồn chủ yếu được huy động đáp ứng nhu cầu vốn của công ty Cổ phần nhựa xốp 76 trong giai đoạn 2014-2016. Ngoài ra còn có những nguồn khác nhưng chiếm tỉ trọng nhỏ nên bảng không nhấn mạnh và đi sâu phân tích các nguồn này.
Bảng 4.4. Hoạt động huy động nguồn vốn kinh doanh của công ty giai đoạn 2014-2016
Chỉ tiêu
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh(%)
GT (trđ) CC (%) GT (trđ) CC (%) GT (trđ) CC (%) 2015/ 2014 2016/ 2015 BQ TỔNG VỐN 27.075 100,00 29.363 100,00 67.869 100,00 108,45 231,14 158,33 A. Nợ phải trả 14.783 54,60 16.571 56,43 33.208 48,93 112,09 200,40 149,88 1. Vay ngắn hạn 9.450 63,92 10.550 63,67 20.950 63,09 111,64 198,58 148,89 2. Phải trả ngườ bán 3.560 24,08 4.070 24,56 8.210 24,72 114,33 201,72 151,86 3. Vay dài hạn 1.773 11,99 1.951 11,77 4.048 12,19 110,04 207,48 151,10 B. Vốn chủ sở hữu 12.292 45,40 12.792 43,57 34.661 51,07 104,07 270,96 167,92
Huy động được vốn cho kinh doanh là một vấn đề đã khó nhưng sử dụng chúng sao cho có hiệu quả lại là một vấn đề còn khó hơn. Vấn đề đặt ra ở đây chính là khâu tổ chức thực hiện quả lí và sử dụng vốn. Vốn của công ty Cổ phần nhựa xốp 76 được quản lí theo phương thức: phòng kế toán tài chính nắm mọi hoạt động phân bổ cho các đơn vị, huy động các nguồn từ các tổ chức tín dụng, và hỗ trợ một phần từ các nguồn khác. Các phòng ban đơn vị sau khi được phân bổ vốn, tự tiến hành kinh doanh và chịu trách nhiệm bảo toàn và phát triển số vốn đã nhận từ công ty. Và các đơn vị này được tự huy động các nguồn khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình. Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu có thể mua trả sau các mặt hàng họ dự định nhập khẩu, hoặc các mặt hàng mua từ các đơn vị khác trong công ty… để giảm căng thẳng về vốn trong hoạt động của mình. Đồng thời các đơn vị cũng có trách nhiệm trong việc đóng góp các khoản cho nhà nước và đóng góp nghĩa vụ với công ty. Việc khoản và giao trách nhiệm cho từng đơn vị sẽ làm tăng thêm trách nhiệm của từng đơn vị với các hoạt động của họ. Sau khi đóng góp các khoản cho công ty, phần còn lại các bộ phận có thể giữ lại chia cho các thành viên thuộc bộ phận của mình. Khi gặp khó khăn trong huy động vốn, các thành viên có những trách nhiệm nhất định huy động vốn và có thể lấy phần lãi dự định chia đem vào kinh doanh, và thậm chí huy động thêm cả tích luỹ cá nhân để tham gia kinh doanh. Với cơ chế khoán và gắn trách nhiệm cho từng phòng ban đã nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp trong thời gian qua.
Đáp ứng được nhu cầu vốn ngày càng lớn trong doanh nghiệp là một vấn đề rất quan trọng, nhưng có một chỉ tiêu khác cũng vô cùng quan trọng đó là làm sao số vốn có được sử dụng có hiệu quả nhất và được phân bổ hợp lí nhất. Trong