Để phân tích các yếu tố ảnh hưởng, tác giả đã tiến hành điều tra 60 nhân viên thuộc 4 phòng và 6 xưởng của công ty. Nội dung các câu hỏi xoay quanh các vấn đề về công tác sử dụng vốn và công tác phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty. Để thấy dược mức dộ ảnh hưởng từ các yếu tố đến công tác quản trị vốn kinh doanh của công ty.
Bảng 4.15. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan
ĐVT: % Chỉ tiêu đánh giá Rất ảnh hưởng Bình thường Không ảnh hưởng Tổng Sự biến động giá cả, lạm phát 50,00 40,00 10,00 100,00
Quy mô sản xuất, kinh doanh 60,00 40,00 0 100,00
Suy thoái nền kinh tế thế giới 50,00 40,00 10,00 100,00 Các cơ chế, chính sách của nhà nước 30,00 50,00 20,00 100,00 Sự cạnh tranh giữa các DN trên thị
trường 40,00 50,00 10,00 100,00
Nhu cầu của thị trường 30,00 50,00 20,00 100,00
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra (2017)
Các yếu tố khách quan bao gồm: Sự biến động giá cả, lạm phát; Quy mô sản xuất, kinh doanh; Suy thoái nền kinh tế thế giới; Các cơ chế, chính sách của nhà nước; Sự cạnh tranh giữa các DN trên thị trường; Nhu cầu của thị trường
Là công ty nhỏ và vừa nên vốn góp của chủ sở hữu còn hạn chế, ít thay đổi, sự bổ sung lợi nhuận để tái sản xuất kinh doanh không nhiều nên công ty phải huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau như ngân hàng, tổ chức tín dụng, tín dụng từ nhà cung cấp… điều này ảnh hưởng lớn đến việc huy động vốn, có thể làm giảm hiệu quả sử dụng VKD.
Trong xu thế nền kinh tế toàn cầu suy giảm, tình hình lạm phát làm giá cả nguyên vật liệu, hàng hóa tăng mạnh kéo theo nhu cầu vốn tại khâu dự trữ và tiêu thụ hàng hóa tăng dù vẫn cùng một lượng hàng hóa khi không có lạm phát,
ảnh hưởng đến nhu cầu VKD của các doanh nghiệp trong nước, trong đó có Công ty cổ phần nhựa xốp 76. Trong khi Việt Nam là một nước nhỏ thì sự biến động kinh tế thế giới ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế trong nước, giá cả thế giới quyết định giá cả trong nước. Như vậy sự suy thoái nền kinh tế thế giới và lạm phát là những nhân tố khách quan ảnh hưởng lớn đến quản trị VKD
Khi giá cả tăng cao thì cầu hàng hóa trên thị trường giảm từ đó làm giảm sức mua trên thị trường, ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ, doanh thu và lợi nhuận của công ty. Như vậy, vô hình chung đã gây khó khăn cho việc quản trị VKD của công ty. Khi hàng loạt các doanh nghiệp mới cùng lĩnh vực kinh doanh tham gia vào thị trường cũng như việc có những công ty bị phá sản đang ngày càng gây sức ép cho việc nâng cao năng lực quản lý, quản trị doanh nghiệp trong đó quản trị VKD là một yếu tố quan trọng giúp công ty đứng vững trên thương trường.
Sự ổn định chính trị và sự thông thoáng của các cơ chế, chính sách giúp hoạt động của công ty linh hoạt hơn, nắm bắt cơ hội tốt hơn. Hiện nay nhà nước ta có nhiều chính sách trong việc ổn định tỷ giá ngoại tệ, khuyến khích hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, đơn giản hóa các thủ tục, hệ thống pháp luật chặt chẽ hơn…Điều này tác động tích cực đến hiệu quả quản trị vốn nói chung và quản trị VKD nói riêng của công ty.