Kinh nghiệm quản trị vốn của một số doanh nghiệp trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị vốn kinh doanh tại công ty cổ phần nhựa xốp 76 (Trang 45 - 46)

2.2.2.1. Công ty nhựa Bình Minh

Công ty Cổ Phần Nhựa Bình Minh qua 38 năm hình thành và phát triển, đến nay nhựa Bình Minh vẫn được người tiêu dùng đánh giá là doanh nghiệp nhựa hàng đầu và uy tín trong ngành nhựa Việt Nam nói chung và ngành nhựa vật liệu xây dựng nói riêng. Công ty Nhựa Bình Minh chia sẻ một số kinh nghiệm trong công tác quản lý vốn cho các đơn vị trong ngành.

- Phải có tỷ trọng VLĐ đủ lớn để luân chuyển cho các kế hoạch kinh doanh. - Kiểm soát tốt nguồn đầu vào,đặc biệt sử dụng nguồn tài trợ là các khoản phải trả cho các đơn vị cung ứng các nguyên liệu đầu vào.

- Hạn chế các nguồn tài trợ vốn có chi phí sử dụng cao.

- Lập quỹ khấu hao, giảm chi phí sửa chữa TSCĐ thông qua bảo hành hoặc ký hợp đông bảo dưỡng tài sản hằng năm với các đơn vị chuyên sửa chữa.

- Lập kế hoạch luân chuyển tiền một cách chặt chẽ, có các phương án sử dụng vốn dự phòng, huy động nguồn vốn trong các trường hợp khẩn cấp.

2.2.2.2. Công ty nhựa Đông Á * Đối với vốn cố định:

Với TSCĐ, doanh nghiệp phải đánh giá đúng giá trị, tạo điều kiện phản ánh chính xác tình hình biến động của vốn cố định, điều chỉnh kịp thời giá trị TSCĐ, lựa chọn phương pháp khấu hao và xác định mức khấu hao thích hợp.

Công ty cần phải chú trọng đầu tư đổi mới TSCĐ đồng thời tiến hành thanh lý nhượng bán kịp thời những tài sản không dùng được hoặc đã khấu hao hết để thu hồi vốn nhằm tái đầu tư mới, thực hiện tốt chế độ bảo dưỡng, sửa chữa dự phòng TSCĐ, không để tình trạng TSCĐ hư hỏng trước thời hạn hoặc hư hỏng bất thường gây thiệt hại ngừng sản xuất...

Ngoài ra Công ty phải thường xuyên đánh giá lại tài sản cố định. Giao trách nhiệm cho từng phòng ban, từng cá nhân phải bảo quản tốt TSCĐ khi công ty đã phân cho.

* Đối với vốn lưu động:

Xây dựng kế hoạch huy động vốn và sử dụng vốn lưu động phù hợp với kế hoạch kinh doanh của Công ty. Đó là một trong các giải pháp tài chính rất quan

trọng với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty. Cụ thể: Công ty cần phải thu hồi tốt các khoản phải thu, giảm lượng hàng tồn kho còn ứ đọng trong kho để nhằm mục đích tăng lượng tài sản có tính thanh khoản cao, từ đó tăng khả năng thanh toán nhanh của công ty.

Công ty cũng nên tiến hành phân loại các khoản phải trả theo thời gian và theo tính chất, cố gắng thanh toán các khoản nợ đó đúng hạn nếu vì bất cứ lý do gì mà xuất phát từ phía mình thì cần phải liên hệ với chủ nợ để trao đổi. Khi đó thì Công ty mới có khả năng lấy được chữ “tín” của khách hàng.

Cần đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của vốn lưu động, cố gắng tránh tình trạng ú đọng vốn không cần thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị vốn kinh doanh tại công ty cổ phần nhựa xốp 76 (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)