Nền kinh tế nước ta đang vận hành theo cơ chế thị trường và có sự quản lý vĩ mô của Nhà Nước theo định hướng xã hội, các đơn vị kinh doanh được quyền
tự chủ về các hoạt động kinh doanh của mình nhưng doanh nghiệp phải tuân thủ đầy đủ pháp luật, các quy định và chính sách của nhà nước. Do đó, hiệu quả quản trị vốn lưu động của Công ty không chỉ phụ thuộc vào nội lực của công ty mà còn phụ thuộc và chính sách vĩ mô của Nhà Nước. Vì vậy, xuất phát từ thực tế của công ty tôi xin để xuất một số kiến nghị như sau:
- Tạo môi trường pháp luật ổn định, thông thoáng. Hiện nay Nhà nước ta đã có các luật như: luật doanh nghiệp, luật doanh nghiệp Nhà Nước, luật thương mại, luật đầu tư nước ngoài, các quy định về thuế xuất nhập khẩu… Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế quản lý, nhằm hình thành nhanh và đồng bộ các yếu tố của kinh tế thị trường, tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện các cam kết.
- Nhà nước cần xây dựng hệ thống chỉ tiêu trung bình cho ngành, để công ty có cơ sở chính xác trong việc đánh giá vị thế của mình, tìm ra mặt mạnh, yếu để từ đó có biện pháp thích hợp.
- Chính phủ cần đẩy mạnh phát triển thị trường tài chính, đặc biệt thị trường tiền tệ để các doanh nghiệp có thể đa dạng hóa đầu tư cũng như lựa chọn được phương pháp huy động vốn hiệu quả hơn. Với một thị trường tiền tệ phát triển, các công ty có thể đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của mình một cách hiệu quả đồng thời có nhiều cơ hội huy động vốn khi cần thiết.
Đẩy mạnh cải cách trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo đảm cho các ngân hàng thương mại thực sự là các đơn vị kinh tế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các khoản vay và cho vay trên cơ sở hiệu quả, không có sự phân biệt đối xử về hình thức sở hữu và các thành phần kinh tế.
Đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm chế lạm phát, tạo ra các yếu tố cơ bản khuyến khích đầu tư nhất là chính sách ưu đãi về thuế và lãi suất.
Hoàn thiện hệ thống pháp luật về hợp đồng kinh tế, về xử lý các hành vi vi phạm hợp đồng kinh tế, mua bán hàng hóa thanh toán các khoản nợ, các khoản tiền cho vay, thậm chí phải quy định các biện pháp chế tài nhằm đưa việc thanh toán giữa các đơn vị vào nề nếp, tránh tình trạng gia tăng nợ kéo dài, đảm bảo vốn cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chu chuyển đều đặn, bình thường. - Cải cách các thủ tục hành chính. Hiện nay cả doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đang làm ăn ở Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn. Một trong những khó khăn thuộc tầm vĩ mô của Nhà Nước là thủ tục hành chính cồng kềnh, cửa
quyền của các cơ quan quản lý Nhà nước. Vì vậy, để các doanh nghiệp có thể nắm bắt kịp các cơ hội kinh doanh, tôi xin đưa ra một kiến nghị là các thủ tục hành chính cần phải được cải cách đảm bảo gọn nhẹ, thông thoáng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhạy bén hơn.