Thực trạng tổ chức sử dụng vốn kinh doanh trong hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị vốn kinh doanh tại công ty cổ phần nhựa xốp 76 (Trang 72 - 87)

Cổ phần nhựa xốp 76 trong thời gian qua, phân tích tình hình sử dụng các nguồn vốn có được cho từng lĩnh vực kinh doanh.

4.2.3. Thực trạng tổ chức sử dụng vốn kinh doanh trong hoạt động kinh doanh của công ty doanh của công ty

4.2.3.1. Thực trạng tổ chức sử dụng vốn cố định

a. Khấu hao tài sản cố định

Hiện nay, hàng năm công ty vẫn tiến hành đều đặn việc lập khấu hao cho các loại TSCĐ. Do việc nhận thức vai trò quan trọng của công tác quản lý

khấu hao nên việc lập kế hoạch khấu hao được công ty thực hiện một cách chặt chẽ nhằm thu hồi vốn đầu tư bỏ ra ban đầu.

Về phương pháp khấu hao: Công ty áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng với tất cả TSCĐ, thời gian khấu hao ước tính như sau:

- Nhà cửa, vật kiến trúc: 10-20 năm - Máy móc thiết bị: 5-15 năm - Phương tiện vận tải: 6-10 năm - Thiết bị văn phòng: 3-10 năm

Để đảm bảo năng lực hoạt động và an toàn trong quá trình sử dụng, công ty thường xuyên theo dõi sự biến động của tài sản cố định và thực hiện đánh giá lại TSCĐ nhằm xem xét xem tài sản có dủ điều kiện ghi nhận là TSCĐ nữa không nếu không thì cần phải chuyển sang ghi nhận bên công cụ, dụng cụ.

Vì công ty chuyên về sản xuất các sản phẩm xốp chèn EPS loại và các ngành nghề kinh doanh khác như In tem nhãn, dây khóa kéo, chỉ may công nghiệp, SX bìa carton, dệt dây quai, … nên TSCĐ thường xảy ra các hư hỏng cần được sửa chữa, nhất là các tài sản như máy móc thiết bị, nhà cửa kiến trúc là những tài sản lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến lao động của công nhân, những người trực tiếp sử dụng TSCĐ đó. Do vậy cứ mỗi tháng, căn cứ vào tình hình sử dụng và công tác dự báo mà công ty cũng đã trích ra một khoản để dùng cho việc sửa chữa. Đối với những tài sản bị hư hỏng nặng, sức sản xuất kém công ty sẽ tiến hành thanh lý.

Bảng 4.5. Biến động TSCĐ của công ty giai đoạn 2014 – 2016

Chỉ tiêu 2014 2015 2016 So sánh (%) 2015/2014 2016/2015 BQ Nguyên giá TSCĐ 37.925 38.980 59.852 102,78 153,55 125,63 Giá trị còn lại TSCĐ 8.749 7.447 27.184 85,12 365,03 176,27 Số đã khấu hao 29.176 31.533 32.668 108,08 103,60 105,82 Hệ số hao mòn 0,769 0,809 0,546 105,15 67,47 84,23

Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán (2014, 2015, 2016)

Qua bảng số trên cho thấy: Giá trị TSCĐ của công ty không ngừng được tăng lên qua các năm. Năm 2014 nguyên giá TSCĐ là 37.925 triệu đồng, năm 2016 tăng lên 59.852 triều động, tốc độ tăng bình quân tăng 25,63%.

Nhìn chung sự tăng giảm về nguyên giá TSCĐ là tương đối hợp lý khi công ty luôn có sự thay thế các trang thiết bị nhằm tăng hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên để nghiên cứu rõ hơn thì chúng ta cần phải xem xét chỉ tiêu giá trị còn lại và số hao mòn luỹ kế của công ty. Ta thấy: Tổng giá trị còn lại của TSCĐ mà công ty hiện tại đang sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh là 27.184 triệu đồng. Qua ba năm 2014, 2015, 2016 thì giá trị còn lại của TSCĐ tăng bình quân 76,27%. Các TSCĐ khi sử dụng hay không sử dụng thì chúng đều bị hao mòn dưới hai hình thức đó là hao mòn hữu hình hay vô hình. Khi lượng TSCĐ của công ty tăng lên thì số hao mòn luỹ kế tăng lên cũng là điều tất yếu. Cụ thể tính tới 31/12/2014 thì số hao mòn luỹ kế của công ty là 29.176 triệu đồng, năm 2016 tăng lên 32.668 triệu đồng và mức tăng bình quân về số tiền hao mòn lũy kế là 5,82%, đây là con số được đánh giá là phù hợp với những nỗ lực trong công tác quản lý TSCĐ của công ty.

Để thấy rõ hơn tình hình sử dụng TSCĐ của công ty thì chúng ta sử dụng hệ số hao mòn. Chỉ tiêu này được tính bằng số tiền khấu hao đã trích so với nguyên giá TSCĐ. Hệ số hao mòn càng lớn chứng tỏ TSCĐ đó càng cũ (đã được sử dụng nhiều năm). Bằng cách so sánh hệ số hao mòn của toàn bộ TSCĐ của công ty chúng ta sẽ thấy được tình trạng kỹ thuật của TSCĐ ở công ty. Trên cơ sở đó có những đầu tư hợp lý.

Hệ số hao mòn của công ty là tương đối cao, đặc biệt năm 2015 hệ số này là 0,809 sang năm 2016 công ty thanh lý một lượng TSCĐ và bổ sung một lượng tài sản mới nên hệ số này đã giảm xuống còn 0,546. Như vậy ta thấy được TSCĐ của công ty đã có một thời gian sử dụng tương đối dài, số khấu hao đã cao.

Tóm lại: Sự biến động TSCĐ luôn là vấn đề mà công ty chú trọng, vì vậy công ty cần có những biện pháp thích hợp nhằm tăng nguyên giá và giảm số khấu hao để góp phần duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh của công ty trong tương lai.

b. Tình hình sử dụng vốn cố định

Vốn cố định là một bộ phận quan trọng trong kết cấu VKD của Công ty CP nhựa xốp 76; qui mô VCĐ quyết định trình độ trang bị TSCĐ của công ty, nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực SXKD, năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, sức cạnh tranh...của công ty.

yếu tăng vào năm 2016. Sự gia tăng của VCĐ chủ yếu do sự gia tăng của TSCĐ hữu hình. Không có bất cứ các khoản, đầu tư tài chính dài hạn nào khác tham gia vào VCĐ của công ty.

Năm 2016 so với năm 2015, nguyên giá TSCĐ hữu hình tăng 59.852 triệu đồng (tốc độ tăng 153,54%), giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình tăng 19.737 triệu đồng.

Sự gia tăng của cho thấy công ty đã quan tâm đầu tư mở rộng SX, mua sắm TSCĐ, đổi mới qui trình công nghệ để đáp ứng yêu cầu SXKD, nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trên thương trường. TSCĐ được sử dụng đúng mục đích và tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực có tiềm năng SX mặt hàng mới.

Từ sự đánh giá cơ cấu đầu tư vào tài sản dài hạn của công ty có thể phân tích về tình hình sử dụng VCĐ của Công ty CP nhựa xốp 76 giai đoạn 2014 - 2016 thông qua việc sử dụng các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng VCĐ. Hệ thống chỉ tiêu này được trình bày trong Bảng 4.6.

Bảng 4.6. Cơ cấu vốn cố định giai đoạn 2014-2016

Vốn cố định

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Giá trị (trđ) Tỷ trọng (%) Giá trị (trđ) Tỷ trọng (%) Giá trị (trđ) Tỷ trọng (%)

I. Các khoản phải thu DH - - -

II. Tài sản cố định (giá trị còn lại) 8.749 100 7.447 100 27.184 100

Nguyên giá 37.925 38.980 59.852

Giá trị hao mòn lũy kế - - -

III. Bất động sản dầu tư IV. Các khoản ĐTTC DH V. Tài sản dài hạn khác

TỔNG 8.749 100 7.447 100 27.184 100

c. Hiệu quả sử dụng vốn cố định

* Sức sản xuất của vốn cố định

Chỉ tiêu này của công ty có xu hướng tăng so với năm trước, nhưng hiệu quả SX của VCĐ lại giảm vào năm 2016. Cụ thể năm 2014 cứ một đồng VCĐ bình quân tham gia vào hoạt động SXKD thì tạo được 7,65 đồng DTT; năm 2015 tăng 9,38 đồng và năm 2016 tăng 5,3 đồng. Riêng năm 2016, chỉ tiêu này giảm hơn so với năm 2014, 2015. Nguyên nhân sức sản xuất VCĐ của công ty giảm so với năm trước là do tốc độ tăng DTT chậm hơn tốc độ tăng của vốn cố định. Chẳng hạn năm 2015, công ty đang đầu tư mở rộng SX có tổng giá trị là 30.000 triệu đồng, làm cho nguyên giá TSCĐ tăng với tốc độ lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần, do dự án thực hiện mới hoàn thành 70% đưa vào sử dụng (Doanh thu thuần năm 2016 tăng 20,6% so với năm 2015, trong khi nguyên giá TSCĐ tăng 53,55%). Như vậy, năng lực và hiệu quả sử dụng VCĐ của công ty chưa cao.

* Sức sinh lời của vốn cố định:

Chỉ tiêu sức sinh lời VCĐ có xu hướng giảm dần. Chỉ tiêu này năm 2014 là 0,45, tức là cứ 1 đồng VCĐ đưa vào KD thì tạo ra 0,45 đồng LNST. Chỉ tiêu này năm 2015 là 0,39; năm 2016 là 0,23.

Tóm lại,qua phân tích các chỉ tiêu trên, cho thấy tình hình sử dụng TSCĐ cũng như VCĐ những năm gần đây của công ty đang có chiều hướng giảm dần. Vì vậy công ty cần có những biện pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động của TSCĐ nhằm tăng năng lực KD.

Bảng 4.7. Hiệu quả sử dụng vốn cố định giai đoạn 2014-2016 Năm Chỉ tiêu ĐVT 2014 2015 2016 So sánh 2015/2014 2016/2015 C/lệch (trđ) Tỷ lệ (%) C/lệch (trđ) Tỷ lệ (%)

1. Doanh thu thuần trđ 53.066 75.948 91.716 22.882 43,12 15.768 20,76

2. VCĐ bình quân trđ 7.017 8.098 17.316 1.081 15,41 9.218 113,82

3. LN sau thuế trđ 3.138 3.192 3.968 54 1,72 776 24,31

CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH I. Sức sản xuất của

VCĐ: (1)/(2) đồng 7,56 9,38 5,30 1,82 24,01 -4,08 -43,52

II. Sức sinh lời của

VCĐ: (3)/(2) đồng 0,45 0,39 0,23 -0,05 -11,86 -0,17 -41,86

4.2.3.2. Thực trạng tổ chức sử dụng vốn lưu động

a. Xác định nhu cầu vốn lưu động

Việc xác định nhu cầu vốn kinh doanh của công ty được tiến hành theo định kỳ hàng năm, vì vậy ở đây chúng ta đi phân tích nhu cầu vốn lưu động của công ty. Trong việc xác định nhu cầu VLĐ cần huy động thêm cho năm kế hoạch, công ty dựa trên số liệu bảng cân đối kế toán năm báo cáo để lập tỷ lệ % trên doanh thu, sau đó đặt ra kế hoạch doanh thu cho năm tới.

Cụ thể hơn công ty ước lượng trực tiếp nhu cầu Vốn theo ngân sách của bản thân doanh nghiệp bằng việc tính toán từng nhu cầu cụ thể sau đó tổng hợp lại. Tổng nhu cầu về Vốn bao gồm nhu cầu về hàng dự trữ tồn kho, phải thu của khách hàng, trả trước cho người bán…Một phần nhu cầu này sẽ được tài trợ bằng nguồn vốn phát sinh trong kỳ kinh doanh, thường là các nguồn vồn được chiếm dụng một cách hợp pháp như nợ phải trả cho người bán, vay và nợ ngắn hạn. Do vậy trong phần này ta đi xác định nhu cầu VLĐ mà công ty thực sự phải có kế hoạch tài trợ bằng VLĐ thường xuyên.

Qua bảng 4.8 ta thấy, nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của công ty năm 2016 có xu hướng tăng so với năm 2015 với tỷ lệ tăng khá cao (tăng 4.679 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 227,63%). Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên năm 2016 tăng khá cao là do hàng tồn kho và nợ phải thu của công ty tăng cao so với năm 2015. Mặc dù nợ ngắn hạn năm 2016 cũng tăng với tốc độ tương đối nhanh so với năm 2015, tuy nhiên tốc độ tăng vẫn chậm hơn tốc độ tăng của hàng tồn kho.

Bảng 4.8. Nhu cầu VLĐ thường xuyên của công ty cổ phần nhựa xốp 76 giai đoạn 2014-2016 ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2014 2015 2016 So sánh 2015/2014 2016/2015 C/lệch (trđ) Tỷ lệ (%) C/lệch (trđ) Tỷ lệ (%) A. Tài sản ngắn hạn 18.326 21.916 40.685 3.590 119,59 18.769 185,64

1. Tiền và các khoản tương đương tiền 1.423 795 5.475 -628 55,87 4.680 688,68

2. Đầu tư TC ngắn hạn 0

3. Các khoản phải thu 10.755 13.256 17.497 2.501 123,25 4.241 131,99

4. Hàng tồn kho 5.933 7.739 12.205 1.806 130,44 4.466 157,71

5. TSNH khác 215 126 5.508 -89 -58,60 5.382 4371,43

B. Nợ ngắn hạn 16.520 18.250 32.340 1.730 110,47 14.090 177,21

Nhu cầu VLĐ thường xuyên 1.806 3.666 8.345 1.860 202,99 4.679 227,63

b. Tình hình sử dụng vốn lưu động

Trong giai đoạn 2014 - 2016 tỷ trọng VLĐ luôn chiếm trên 60% tổng VKD của công ty. Cơ cấu VLĐ của Công ty CP nhựa xốp 76 trong các năm, từ 2014 đến năm 2016 được thể hiện qua Bảng 4.9

Số liệu trên Bảng 4.7 cho thấy trong tổng VLĐ thì:

+ Qui mô vốn bằng tiền, các khoản tương đương tiền tăng cả về qui mô và tỷ trọng. Riêng năm 2015 so với năm 2014, vốn bằng tiền và các khoản tương đương tiền của công ty giảm 628 triệu đồng (-55,87%). Sự biến động này tác động trực tiếp đến khả năng thanh toán nhanh của công ty cũng như bảo đảm nhu cầu chi thường xuyên cho hoạt động SXKD của công ty; làm gia tăng các khoản nợ phải trả ở công ty.

+ Các khoản phải thu và hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn, nhất là năm 2014 ở mức 91,06% đến năm 2016 là 73,01% tổng VLĐ, trong đó các khoản phải thu chiếm tỷ trọng trên 58% đến 67% VLĐ. Điều đó đã ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ luân chuyển của VLĐ, công ty thiếu tiền để trả tiền mua nguyên vật liệu, trả lương công nhân và nộp các khoản phải nộp Ngân sách Nhà nước.

+ Các khoản tài sản ngắn hạn khác chiếm tỷ trọng không đáng kể và biến động không lớn trong kết cấu VLĐ của công ty.

Bảng 4.9. Cơ cấu vốn lưu động giai đoạn 2014-2016

Vốn lưu động

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh

2015/2014 2016/2015 Giá trị (trđ) Tỷ trọng (%) Giá trị (trđ) Tỷ trọng (%) Giá trị (trđ) Tỷ trọng (%) Giá trị (trđ) Tỷ trọng (%) Giá trị (trđ) Tỷ trọng (%)

I. Tiền và các khoản tương đương tiền 1.423 7,76 795 3,63 5.475 13,46 55,87 46,78 688,68 370,80

II. Đầu tư TC ngắn hạn 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

III. Các khoản phải thu 10.755 58,69 13.256 60,49 17.497 43,01 123,25 103,07 131,99 71,10

IV. Hàng tồn kho 5.933 32,37 7.739 35,31 12.205 30 130,44 109,08 157,71 84,96

V. Tài sản ngắn hạn khác 215 1,17 126 0,57 5.508 13,54 58,60 48,72 4371,43 2375,44

TỔNG 18.326 100 21.916 100 40.685 100 119,59 100,00 185,64 100,00

c. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Để thấy rõ hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty, cần phân tích sâu các chỉ tiêu trên Bảng 4.10 dưới đây.

Bảng 4.10. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động giai đoạn 2014 - 2016

ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh 15/14 16/15 BQ 1. Doanh thu thuần trđ 53.066 75.948 91.716 143,12 120,76 131,47 2. Lợi nhuận sau thuế trđ 3.138 3.192 3.968 101,72 124,31 112,45 3. Vốn lưu động bình quân trđ 14.761 20.121 31.301 136,31 155,56 145,62 4. Các khản phải thu BQ trđ 6.913 11.106 12.377 160,65 111,44 133,81 5. Hàng tồn kho BQ trđ 4.716 6.836 9.972 144,95 145,87 145,41 6. Giá vốn bán hàng trđ 43.519 78.291 65.506 179,90 83,67 122,69 Chỉ tiêu đánh giá 1. Vòng quay VLĐ (1/3) Vòng 3,60 3,77 2,93 104,72 77,72 90,22 2. Vòng quay hàng tồng kho (6/5) Vòng 5,00 6,52 3,74 130,40 57,36 86,49 3. Vòng quay các khoản phải thu (1/4) Vòng 7,68 6,84 7,41 89,06 108,33 98,23 4. Sức sản xuất của VLĐ (1/3) đồng 3,60 3,77 2,49 104,72 66,05 83,17 5. Sức sinh lời của VLĐ (2/3) đồng 0,21 0,16 0,13 76,19 81,25 78,68

Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán (2014, 2015, 2016)

- Sức sản xuất của vốn lưu động.

Năm 2014, cứ 1 đồng VLĐ đưa vào hoạt động kinh doanh thì tạo ra 3,6 đồng doanh thu thuần. Tuy nhiên, sức sản xuất của VLĐ qua các năm đã tăng dần đến năm 2016 cứ 1 đồng VLĐ đã tạo ra được 2,49 đồng doanh thu thuần. Như vậy, việc sử dụng VLĐ có dấu hiệu chiều hướng không tốt.

- Sức sinh lời của vốn lưu động

Trong giai đoạn 2014 - 2016 sức sinh lời của VLĐ giảm dần. Năm 2014 nếu bỏ một đồng VLĐ vào SXKD thì công ty thu được 0,21 đồng LNST. Chỉ tiêu này năm 2015 là 0,16 đồng và năm 2016 là 0,13 đồng. Như vậy sức sinh lời của VLĐ giảm, phản ánh việc sử dụng VLĐ của công ty giảm. Công ty cần có giải pháp kịp thời để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị vốn kinh doanh tại công ty cổ phần nhựa xốp 76 (Trang 72 - 87)