Đánh giá chung về công tác quản trị vốn kinh doanh của công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị vốn kinh doanh tại công ty cổ phần nhựa xốp 76 (Trang 87 - 91)

4.2.4.1. Kết quả đạt được

Trong giai đoạn 2014 – 2016, trong bối cảnh nền kinh tế trong nước và quốc tế có nhiều biến động, khó khăn tác động không tốt đến hoạt động SXKD của các DN nói chung. Song Công ty CP nhựa xốp 76 đã có nhiều cố gắng trong việc đưa ra các giải pháp đẩy mạnh SXKD, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, mạnh dạn đầu tư mới, mở rộng qui mô, nâng cao chất lượng sản phẩm, từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao hiệu quả SXKD.Kết quả được thể hiện trên các khía cạnh sau:

Thứ nhất: Qui mô tài sản, VKD ngày càng tăng.

Qui mô tài sản, VKD của công ty ngày càng tăng qua các năm. Năm 2016 so với năm 2014, tổng tài sản của công ty tăng nhanh; trong đó VCĐ không những tăng về qui mô mà còn tăng cả về tỷ trọng trong kết cấu VKD. Năm 2016 VCĐ đã chiếm 40,05 tổng VCĐ. Tỷ trọng VCĐ ngày càng tăng trong tổng VKD phản ánh trình độ trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ, năng lực SX của công ty tăng, theo đó qui mô và chất lượng sản phẩm công ty SX ra được nâng cao, năng lực cạnh tranh trên thị trường được nâng lên.

Trong giai đoạn 2014 – 2016, Công ty CP nhụa xốp 76 đã liên tục đầu tư đổi mới hàng loạt MMTB với công nghệ hiện đại, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật được đẩy mạnh. Qui mô tài sản tăng, nguồn VKD tăng trong đó nguồn VCSH và nợ phải trả đều tăng về qui mô, tốc độ tăng của Nợ phải lớn tốc độ tăng của nguồn VCSH cho thấy công ty đã sử dụng đòn bẩy tài chính ngày càng tốt hơn, tích cực chủ động hơn trong tổ chức huy động vốn cho hoạt động SXKD.

Thứ hai: Hoạt động SXKD và hiệu quả hoạt động SXKD ngày càng được cải thiện, nâng cao; thị trường tiêu thụ sản phẩm được mở rộng.

Doanh thu và LNST của công ty tăng mạnh qua các năm. Năm 2016 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt mức 92.872 triệu đồng, so với năm 2014 tăng 316,4%. Sự tăng lên của doanh thu đã tạo điều kiện cho sự tăng lên của lợi nhuận. Năm 2014 lợi nhuận sau thuế là 3.138, đến năm 2016 LNST đạt 3.968 triệu đồng, tăng 126,4% so với năm 2014. Sự tăng lên của doanh thu và lợi nhuận cho thấy công ty đã là tốt công tác 5 khâu quản lý (Quản lý kế hoạch, quản lý lao động, quản lý vật tư, quản lý tài chính, quản lý tiền lương).

4.2.4.2. Hạn chế

-Sử dụng vốn lưu động

Tỷ trọng tiền và các khoản tương đương tiền trong tài sản ngắn hạn của công ty không ổn định. Đến cuối năm 2016 tiền và các khoản tương đương tiền chỉ còn 5.475 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 13,46% trong cơ cấu VLĐ. Để đảm bảo tiền đủ để thanh toán và thỏa mãn nhu cầu chi đột xuất thì tỷ trọng này cần duy trì ở mức 18÷20% .

+ Các khoản phải thu của công ty khá lớn trong tổng VLĐ của công ty, lớn nhất là các khoản phải thu của khách hàng. Tỷ trọng này tuy đã giảm trong các năm 2016 song qui mô vẫn còn lớn và chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu

VLĐ. (Năm 2016 là 43,01%). Điều này không chỉ dẫn đến vốn của công ty bị người mua chiếm dụng mà còn phát sinh các khoản phải thu khó đòi, có nguy cơ không đòi được, mất vốn, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VKD.

+ Tỷ trọng hàng tồn kho trong cơ cấu VLĐ của công ty khá lớn. Hàng tồn kho giai đoạn năm 2014 đến năm 2016 bình quân chiếm tới 30,9% VLĐ. HTK lớn dẫn đến vốn ứ đọng, giảm sự luân chuyển của VLĐ, thiếu vốn cho SXKD buộc công ty phải tăng vay nợ ngắn hạn, tăng công nợ... đã làm cho hiệu quả sủ dụng VKD bị ảnh hưởng, đạt mức không cao.

- Sử dụng vốn cố định

+ Mặc dù TSCĐ của công ty tăng khá nhanh về qui mô và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản dài hạn; song, hiệu suất sử dụng TSCĐ lại liên tục giảm trong các năm. Năm 2016 so với năm 2014, sức SX và sức sinh lời của VCĐ đạt ở mức thấp (năm 2016 một đồng VCĐ của công ty chỉ tạo ra được 5,30 đồng DTT và 0,23 đồng LNST). Như vậy, việc đầu tư mới MMTB, xây dựng cơ sở hạ tầng, đổi mới công nghệ SX chưa phát huy được đầy đủ năng lực SX.

+ Hiện nay công ty áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng trong khấu hao TSCĐ, nghĩa là công ty chưa quan tâm đến mức độ sử dụng thực tế TSCĐ trong SXKD.

- Cơ cấu nguồn vốn

+ Trong cơ cấu nguồn vốn hình thành nên tài sản, VKD của công ty hệ số nợ ngày càng tăng và hệ số tự tài trợ ngày càng giảm, điều này đồng nghĩa với khă năng tự chủ tài chính của công ty ngày càng giảm, mức độ rủi ro ngày càng tăng. Sự gia tăng của VKD giai đoạn 2014 - 2016 chủ yếu là do Nợ ngắn hạn tăng đã làm cho hệ số khả năng thanh toán của công ty ngày càng giảm. Năm 2016 hệ số thanh toán nhanh chỉ ở mức 0,16 lần.

+ Số vốn chiếm dụng ở công ty khá cao trong khi vốn bằng tiền và các khoản tương đương tiền nhỏ cả về qui mô lẫn tỷ trọng đã làm cho công ty gặp khó khăn trong thanh toán.

+ Công ty chưa quan tâm đến việc trích lập các khoản dự phòng theo chế độ tài chính qui định như: chưa trích lập dự phòng giảm giá HTK, dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi, dự phòng phải trả. Nếu trong hoạt động SXKD nhưng năm tiếp theo nếu có sự biến động lớn đối với các khoản này, rủi ro xảy ra sẽ tác động mạnh đến hiệu quả sử dụng vốn của công ty.

4.2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế

Những tồn tại, hạn chế trong quản lý, quản trị VKD của Công ty CP nhựa xốp 76 giai đoạn 2014 – 2016, xuất phát từ một số nguyên nhân chính dưới đây:

Một là: Công ty là DN, thuộc loại hình công ty CP, cổ phần chủ yếu là công ty TNHH 1TV 76 nắm giữ . Việc quản lý, sử dụng vốn chịu ảnh hưởng của cơ chế quản lý tài chính, quản lý hoạt động SX, xây dưng kinh tế của Quân đội, theo phân cấp quản lý DN trong Quân đội. Do vậy, thiếu chủ động, năng động sáng tạo trong sử dụng vốn, ảnh hưởng không tốt hiệu quả sử dụng vốn.

Hai là: Hệ thống quản lý và giám sát VKD của công ty còn hạn chế. Sự hạn chế của hệ thống giám sát, quản lý vốn của Công ty CP nhựa xốp 76 trong giai đoạn 2014 – 2016 được thể hiện rất rõ trong công tác quản lý HTK, các khoản phải thu, quản lý và sử dụng TSCĐ...

+ Các khoản phải thu của công ty chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng VLĐ, thể hiện số VKD của công ty bị chiếm dụng. Nguyên nhân do công tác quản lý, thu hồi các khoản phải thu của công ty chưa chặt chẽ, hoạt động chưa hiệu quả. Các khoản phải thu chiếm tỷ trọng cao dẫn đến công ty thiếu vốn để thanh toán phải vay ngắn hạn để bổ sung vốn cho hoạt động SXKD làm tăng chi phí vay, giảm hiệu quả sử dụng VKD.

+ Hàng tồn kho của công ty ngày càng tăng về qui mô và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn của công ty do công ty chưa thực hiện tốt khâu quản lý nhu cầu nguyên, nhiên vật liệu cho SXKD, xác định nhu cầu lớn hơn thực tế làm tồn đọng nhiều vốn đầu tư vào HTK. công tác kế hoạch SX, maketing trong tiêu thụ sản phẩm hoạt động chưa hiệu quả cũng làm cho sản phẩm tồn kho tăng, ứ đọng vốn.

+ Công tác nghiên cứu, dự báo, nắm bắt thị trường còn hạn chế, đầu tư chứng khoán, góp vốn liên doanh ngắn hạn chưa đạt hiệu quả.

Ba là: Sự tác động của thị trường.

Trong suốt giai đoạn 2014 – 2016, nền kinh tế trong nước có nhiều biến động, nền kinh tế phục hồi chậm. Sự tác động của lạm phát, sự leo thang của lãi suất trong năm 2014, 2015, sự gia tăng tỷ giá đồng ngoại tệ năm 2016, nguyên liệu đầu vào... đã làm ảnh hưởng đáng kể đến kết quả SXKD, hiệu quả sử dụng VKD của công ty.

4.3. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA XỐP 76

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị vốn kinh doanh tại công ty cổ phần nhựa xốp 76 (Trang 87 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)