Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn kinh doanh tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị vốn kinh doanh tại công ty cổ phần nhựa xốp 76 (Trang 95)

tại công ty

Quản trị vốn trong doanh nghiệp có tầm quan trong đặc biệt ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, việc sử dụng vốn kinh doanh là kết quả tổng hợp của các khâu, các bộ phân trong sản xuất kinh doanh, từ phương hướng sản xuất kinh doanh đến các biện pháp tổ chức thực hiện như quản lí, theo dõi, kiểm ưả các hoạt động của doanh nghiệp. Mục đích của quản trị vốn trong doanh nghiệp là bảo đảm nhu cầu tối đa về vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh trong khi các nguồn vốn của công ty lại có giới hạn. Để bảo đảm được mục đích trên, yêu cầu cơ bản của sử dụng vốn là:

- Thứ nhất: bảo đảm vốn được sử dụng đúng mục đích, đúng phương hướng, và đúng kế hoạch.

- Thứ hai: chấp hành đúng qui định, chế độ quản lí lưu thông tiền tệ của nhà nước.

- Thứ ba: hạch toán đầy đủ, chính xác kịp thời số vốn hiện có và tình hình sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong giai đoạn vừa qua công ty Công ty Cổ phần nhựa xốp 76 đã có những thành công nhất định trong công tác quản tr ị vốn, công ty cũng đã áp dụng một số những biện pháp có hiệu quả để phục vụ một cách kịp thời yẽu cầu về vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động quản trị vốn công ty nên áp dụng thêm một số biện khác bổ xung và khắc phục những mặt còn hạn chế trong quá trình huy động và bảo toàn vốn. Và các giải pháp này bao gồm: giải pháp về huy động và bảo toàn vốn, giải pháp về chi phí, giải pháp về xúc tiến thương mại, các vấn đề về quản lí khác...

4.4.2.1. Giải pháp về lập kế hoạch vốn kinh doanh của công ty trong giai đoạn tới

Trong năm tới công ty có thể áp dụng phương pháp gián tiếp, nhưng phải chú ý theo dõi khoản mục hàng tồn kho và khoản phải thu khách hàng để loại bỏ ra những loại hàng tồn kho mà phẩm chất kém, hỏng hóc, và những khoản mục nợ khó đòi để đảm bảo việc xác định nhu cầu VLĐ là chính xác hơn.

Với kế hoạch doanh thu và lợi nhuận năm 2017, ta xác định nhu cầu vốn lưu động của công ty như sau:

Bước 1: Tính số dư bình quân các khoản mục trên bảng cân đối kế toán: + Số dư bình quân của TSNH = (21.916 + 40.685)/2 = 31.300,5 triệu đồng + Số dư của khoản vốn chiếm dụng = (14.620+ 29.160)/2 = 21.890= triệu VND

Bước 2: Tính tỷ lệ phần trăm của các khoản đó so với doanh thu thực hiện được trong kỳ.

+ Tỷ lệ % của khoản mục TSNH= 31.300,5/91.716 = 34,13% + Tỷ lệ % của khoản vốn chiếm dụng = 21.890/91.716 = 23,87 % Bước 3: Tính tỷ lệ nhu cầu VLĐ tăng thêm theo công thức:

Nhu cầu VLĐ tăng thêm = (98.760 - 91.716) x (34,13% - 23,87%) =722,71 triệu VND

sở kết quả kinh doanh kỳ kế hoạch.

Dự báo nguồn tài trợ VLĐ. Cụ thể là:

Lợi nhuận sau thuế dự kiến là: 1.441,75 triệu VND

Lợi nhuận giữ lại tái đầu tư: 1.441,75 triệu VND x 0,4 = 576,7 triệu VND Vốn vay: 722,71- 576,7= 146,01 triệu VND

Trong điều kiện kinh doanh hiện nay có lẽ sử dụng phương pháp sau đây sẽ phù hợp hơn việc xác định nhu cầu vốn kinh doanh là 30% doanh thu dự kiến. Và công thức xác định nhu cầu vốn được trình bày ở phần này sẽ sát với thực tiễn nhu cầu vốn của công ty hơn là cách tính nhu cầu vốn dựa vào doanh thu dự tính hàng kì rồi nhân với một hệ số nào đó. Vì thực tế doanh thu trong kì lại là nhân tố biến động tương đối mạnh, phụ thuộc vào quá nhiều yếu tố môi trường.

Mức tiền mặt được thiết kế được xác định như sau: Mức tiền mặt được thiết kế = Mức tiền mặt giới hạn dưới + Khoảng giao động tiền mặt

Mức tiền giới hạn dưới sẽ bao gồm các khoản phải trả trong kì, các khoản giao dịch sẽ diễn ra trong kì. Khoảng giao động tiền mặt đó là các chi phí bất thường có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh trong kì. Tỉ lệ này tuỳ thuộc vào từng doanh nghiệp, và được xác định trên cơ sở kinh nghiêm của từng đơn vị, từng ngành.

Để giảm bớt các khoản chi phí bất thường công ty cũng cần xác định các hình thức bán hàng như có bán chịu không vì nó sẽ liên quan đến công nợ khó đòi pháp sinh sau này làm tăng chi phí bất thường lên. Và nếu bán thì cơ chế thanh toán sau này sẽ như thế nào.

Kế hoạch sản xuất trong kì sẽ cần khoảng bao nhiẽu vốn và có thể huy động từ phía người bán được khoảng bao nhiêu. Những vấn đề này cũng cần được xác định rõ để công ty biết được sẽ phải thanh toán cho người bán trong kì hay kì sau mới phải tiến hành trả tiền để từ đó có thể xác định được nhu cầu vốn cụ thể hơn.

Các hoạt động chủ đạo đã được lên kế hoạch về vốn kinh doanh, thời gian tiến hành thực hiện các khoản chi cũng được xác định, đồng thời các khoản chi phí bất thường cũng được dự báo sẽ giúp công ty giảm những khó khăn do thiếu vốn trong hoạt động của mình.

4.4.2.2. Giải pháp về huy động vốn kinh doanh

Trước tình hình thực tế và bên cạnh cả ưu và nhược điểm trong quá trình quản trị vốn kinh doanh, công ty Cổ phần nhựa xốp 76 đã đưa ra những giải pháp về huy động vốn kinh doanh như sau:

Trước hết là các giải pháp về huy động vốn kinh doanh mà công ty đã áp dụng. Công ty trong thời gian tớỉ cần tiếp tục đa dạng hoá các nguồn vốn phục vụ cho quá trình kinh doanh của mình như: vay tín dụng ngân hàng, mua hàng trả chậm, huy động vốn từ cán bộ công nhân viên trong công ty.

Thứ hai, vay tín dụng ngân hàng và các tổ chức tài chính của công ty trong thời gian qua chủ yếu là vay ngắn hạn. Việc huy động nhiều nợ thể hiện mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính lớn. Sử dụng đòn bẩy tài chính có thể khuếch đại ROE, nhưng cũng có thể làm giảm sút nhanh hơn tỷ suất lợi nhuận nếu công ty làm ăn thua lỗ. Chính vì vậy công ty cần hết sức chú trọng vấn đề này.

Bên cạnh đó, sư dụng nợ ngắn hạn đòi hỏi công ty phải có nghĩa vụ thanh toán lãi vay và hoàn trả vốn gốc trong thời gian ngắn. Nếu tình hình kinh doanh gặp nhiều khó khăn công tác quản lý vốn không tốt sẽ dẫn tới áp lực trong thanh toán là lớn, tình trạng mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn, làm mất uy tín với các chủ nợ. Vì thế, công ty cần phải có biện pháp để giảm hệ số nợ xuống mức an toàn hơn:

Thứ ba, huy động tối đa nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh từ nguồn vốn bên trong như lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư, quỹ đầu tư phát triển, dự phòng tài chính,…Tuy nhiên việc này cũng cần phải phù hợp với chính sách cổ tức của công ty để đảm bảo sự nhất trí của các cổ đông cũng như đảm bảo sự tăng trưởng cho công ty.

Thứ tư, Công ty có thể phát hành thêm cổ phần thường và ưu tiên quyền mua cho cổ đông hiện tại để đảm bảo quyền kiểm soát của họ. phát hành cổ phiếu tức là tiến hành xã hội hoá hoạt động của doanh nghiệp, thu hút vốn từ bên ngoài vào để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

+ Trong trường hợp vay các tổ chức tín dụng bên ngoài, cần lựa chọn các tổ chức có uy tín, có mối quan hệ làm ăn lâu dài, để có được lãi suất ưu đãi nhất, và có thể hoãn nợ, gia hạn nợ nếu nợ đến hạn. Hiện tại công ty đang có mối quan hệ tín dụng lâu dài với Ngân hàng công thương, vì vậy, công ty cần duy trì mối quan hệ này.

4.4.2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giảm chi phí kinh doanh

Các chỉ tiêu lợi nhuận trên doanh thu thuần của công ty trong thời kì qua không cao do một số nguyên nhân chủ quan và khách quan. Xét về nguyên nhân khách quan một loạt các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất như điện, nước, xăng dầu đều tăng cao trong khi giá bán ra vẫn không tăng nhanh được như là các yếu tố đầu vào một phần do nhu cầu thấp, một mặt do yếu tố cạnh tranh cao hơn. Xét nguyên nhẫn chủ quan từ phía công ty có một số điểm nổi lên như sau: Thứ nhất, một số các khoản chi phí còn quá cao và bất hợp lí. Thứ hai, một số khâu quản lí của công ty còn chưa phù hợp và vấn đề này sẽ được tiếp tục có những giải pháp ở phần sau.

Trong phần này ta sẽ tiến hành phân tích cơ cấu chi phí của công ty trong thời gian qua và ảnh hưởng của nó tới việc nâng cao lợi nhuận.

Chi phí vể nguyên vật liệu cho hoạt động sản xuất kinh doanh có xu hướng giảm xuống theo thời gian, Năm 2012, chi phí về nguyên vật liệu chiếm tới 57% tổng chỉ phí, năm 2013 chi phí này chỉ chiếm còn một nửa tổng chi phí và giảm xuống còn 24% và 27% vào năm 2014 và 2015. Một điểm nổi bật trong cơ cấu chi phí là cho dù các chi phí loại chi phí khác đều có xu hướng giảm xuống như chi phí nguyên vật liệu, khấu hao tài sản cố định thì chi phí về nhân công vẫn tăng cao. Điều này cho thấy sự bất hợp lí trong cơ cấu chi phí và thể hiện việc bố trí công việc chưa tốt. Để phân tích được sâu hơn ta cần phân tích tiếp các chỉ tiêu tương quan chi phí nhân công, lợi nhuận, số lượng công nhân viên trong công ty giai đoạn qua.

Bảng 4.18. Lợi nhuận bình quân của công nhân viên công ty Cổ phần nhựa xốp 76

Đơn vị: triệu VND

Các chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016

1. Số cán bộ công nhân viên 1000 1100 1200 1250 1500

2. Lợi nhuận thuần 1.723 3.504 3.138 3.192 3.968

Mức tạo lợi nhuận TB của mỗi NV (2:1) 1.72 3.18 2.62 2.55 2.64 Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán (2012 - 2016)

Thông qua bảng 4.18 cho thấy: Năm 2013 là năm mỗi thành viên của ty bình quân tạo ra mức lợi nhuận cao nhất. Mỗi người tạo ra 3.18 triệu đồng lợi nhuận. Còn các năm còn lại chỉ tiêu này đều giảm xuống. Tạo ra lợi nhuận phụ thuộc vào hoạt động của công ty mà trọng tâm phụ thuộc vào trình độ của mỗi cán bộ công nhân viên trong công ty, chỉ tiêu này giảm xuống cho thấy sự bất hợp lí trong cơ cấu tổ chức và cả trình độ cán bộ.

Để giải quyết vấn đề này, việc làm cấp thiết trước mắt là cơ cấu lại cán bộ của công ty, cho thôi việc hoặc đào tạo lại những người đã có thâm niên lâu năm nhưng trình độ năng lực hạn chế tuỳ theo từng trường hợp cụ thể. Đối với việc nhận mới cán bộ, cần dựa trên cơ sở thi tuyển người có trình độ và phù hợp với công việc hiên tại của công ty.

Để nâng cao hiệu quả kinh doanh, bên cạnh vấn đề cơ cấu lại cán bộ nhân viên trong công ty, cơ cấu lại chi phí thì vấn đề tìm giải pháp vể thị trường vể xúc tiến thương mại để nâng cao lợi nhuận mục tiêu của nâng cao hiệu quả kinh doanh là vô cùng quan trọng. Nhưng vấn đề này lại chưa được công ty Cổ hần nhựa xố 76 chú trọng, Các giải pháp về xúc tiến thương mại có vai trò quan trọng trong việc tăng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. Các giải pháp này bắt đầu từ khâu phân tích thị trường mục tiẽu, lập kế hoạch marketing, tiến hành thực hiện cho đến việc kiểm tra đánh giá lại kết quả đã đạt được. Và cụ thể là:

- Lựa chọn thị trường muc tiêu:

Đối với các sản phẩm chủ đạo thị trường mục tiêu của công ty vẫn là thị trường trong nước,

Lâp kế hoach và tiến hành thực hiên, tốt các chiến lược marketing hỗn hơp. Đây là điều kiện đảm bảo tiêu thụ hàng hoá với khối lượng lớn thời gian nhanh. Vì điều này ảnh hưởng trực tiếp tới vòng quay vốn, tới thời gian chu chuyển hàng hoá. Để thực hiện được công ty cần có đội ngũ cán bộ marketing hoạt động có hiệu quả, có chiến lược marketing dài hạn và đồng thời có những kế hoạch ngắn hạn và phương án thay thế khi môi trường kinh doanh thay đổi.

Và để có được mức doanh thu cao như dự kiến thì công ty cũng cẩn phải có những quyết định về tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và có khả năng thích nghi với điều kiện môi trường thay đổi. Đồng thời mức độ cạnh tranh cũng tăng lên rất nhiều, thì vai trò của hoạt động tài chính, việc quản tri vốn một cách có hiệu quả đóng vai trò rất lớn trong môi trường cạnh tranh như hiện nay.

- Thưc hiện và đánh giá kết quả đat đươc:

Doanh thu bán hàng chỉ có được khi công ty tiến hành hoạt động kinh doanh và việc tiến hành kinh doanh là chỉ tiêu quan trọng để công ty có thể tồn tại và phát triển trong điều kiện hiện nay. Hoạt động kinh doanh, thương mại cần được đánh giá tìm ra những khiếm khuyết để bổ xung và thay đổi cho phù hợp với môi trường kinh doanh.

Hoạt động xúc tiến thương mại cần được thực hiện một cách đồng bộ mang tính chuyên nghiệp để công ty có thể xây dựng được chiến lược kinh doanh lâu dài dựa trên sự dự báo phân tích một cách tương đối chính xác và có hệ thống về môi trường kinh doanh, những thuận lợi và những khó khăn công ty đang phải đối mặt. Đây là một vấn đề rất qụan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của công ty trong điều kiện ngày nay.

Nói tóm lại, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty cần tiến hành đồng loạt các biện pháp huy động, sử dụng vốn, và các công tác thị trường. Và có làm như vậy thì công ty mới đạt được những mục tiêu và phương hướng như đã đề ra .

4.4.2.4. Giải pháp về quản lí kiểm tra giám sát hoạt động sử dụng vốn kinh doanh Về công tác quản lí, kiểm tra, giám sát để tạo cơ sở cho quản trị vốn kinh doanh xét ở các góc độ: thứ nhất, quản lí và tổ chức yếu tố con người. Cơ cấu lại bộ máy cán bộ công nhân viên chức trong công ty nhằm đạt hiệu quả cao hơn trong hoạt động kinh doanh mà cụ thể hơn là đạt hiệu quả cao hơn trong quản trị vốn cuả công ty trong thời gian tới. Thứ hai, tổ chức và quản lí vốn kinh doanh theo hướng hợp lí hơn, đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu vốn của công ty trong điều kiên vốn huy động chưa đáp ứng đầy đủ hết yêu cầu của hoạt động kinh doanh và tạo điều kiện cho công ty có thể bảo toàn được vốn trong quá trình kinh doanh.

Thứ nhất, yếu tố con người trong công ty: Con người đóng vai trò quan trọng trong quá trình quản lý và sử dụng vốn. Chính vì vậy, việc nâng cao đời sống của người lao động sẽ phát huy sức mạnh tập thể, có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh bằng một số biện pháp như:

+ Sắp xếp, bố trí hợp lý số cán bộ, nhân viên trong Công ty đúng ngành nghề, năng lực, sở trường, tạo cho người lao động chủ động thực hiện công việc được giao.

+ Xây dựng một đội ngũ lao động đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, thường xuyên bồi dưỡng tay nghề cho người lao động và năng lực điều hành quản lý cho đội ngũ quản lý của Công ty.

+ Quan tâm tới đời sống công nhân viên trong công ty, ban hành các chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị vốn kinh doanh tại công ty cổ phần nhựa xốp 76 (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)