Đã có một số nghiên cứu liên quan đến tình hình quản lý vốn kinh doanh của doanh nghiệp như sau:
- Tác giả ThS. Phạm Thị Tường Vân, ThS. Nguyễn Thị Hải Bình đã nghiên cứu về “Quản lý vốn tại các doanh nghiệp Nhà nước” bằng việc so sánh phương pháp quản lý tại một số nước trên thế giới như Trung Quốc, Hungary, Singapore….Từ đó tác giả đưa ra một số bà học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam trong quản lý và sử dụng vố có hiệu quả. Tạp chí tài chính số 9/2012.
- Tác giả Hà Thị Kim Duyên năm 2011 có nghiên cứu về: “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty cổ phần xây dựng điện VNECO 8”. Tác giả đã đưa ra số liệu khảo sát thực tế về thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2005-2009. Nghiên cứu đã chỉ ra những nguyên nhân về hạn chế của hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty như: công ty phải chịu tác động chung khi thị trường xây dựng điện ngày càng được xã hội hóa, mức độ cạnh tranh càng khốc liệt bao gồm cả cạnh tranh không lành mạnh. Năng lực của con người, thiết bị của một số bộ phận chưa đáp ứng được tình hình sản xuất hiện nay dẫn đến việc sản xuất ở một số công trình bị chậm. Tác giả đã đưa ra một số biện pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của công ty trong giai đoạn tiếp theo như nâng cao chất lượng tuyển dụng lao động, cải thiện thiết bị máy móc…..
- Tác giả Nguyễn Thị Minh Phương (2012): Đã nêu lên một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho các doanh nghiệp nói chung như sau :
Thứ nhất: Doanh nghiệp muốn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh thì cần phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn cố định. Muốn tăng tính hiệu quả của vốn cố định cũng như vốn lưu động thì người nghiên cứu cần phải dựa theo tình hình thực tế của bản thân doanh nghiệp đó.
Thứ hai : Muốn đánh giá xem hiệu quả của sử dụng vốn của Công ty như thế nào thì cái đầu tiên mà người nghiên cứu nhìn vào đầu tiên là Công ty có bảo toàn được nguồn vốn sản xuất kinh doanh hay không.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp luôn gắn với kết quả bảo toàn vốn. Bởi vì kinh doanh trong thị trường khốc liệt như hiện nay buộc các doanh nghiệp phải thường xuyên đối phó với tình biến động giá cả, tỷ giá, lãi suất tín dụng. Nếu doanh nghiệp không chuẩn bị kỹ càng sẽ làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp giảm, hạn chế khă năng tạo nguồn vốn bổ sung, phát triển vốn. Do vậy, trong kinh doanh buộc các công ty phải cố gắng trước những diễn biến của thị trường nhằm hạn chế những thiệt hại có thể xảy ra để kinh doanh có lãi, vừa bảo toàn được vốn kinh doanh. Đó cũng là điều kiện tiên quyết để Công ty phát triển lâu dài và bền vững.
Thứ ba : Ngoài trách nhiệm bảo toàn vốn thì mỗi doanh nghiệp cần phải có trách nhiệm phát triển nguồn vốn thông qua việc tài trợ cho đầu tư bằng nguồn vốn tích lũy của chính mình.
PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU