Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị vốn kinh doanh tại công ty cổ phần nhựa xốp 76 (Trang 57)

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

3.2.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: phương pháp này được sử dụng để hệ thống hóa và tóm tắt về cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn có liên quan tới đề tài. Thu thập thông qua các loại báo cáo tại đơn vị qua các giai đoạn, thông qua quá trình quan sát, điều tra tại địa bàn và thông qua việc đặt câu hỏi cho nhứng người liên quan. Đó là số liệu có sẵn, bao gồm:

+ Các báo cáo tài chính qua các năm + Báo cáo hoạt động

+ Báo cáo tình hình TSCĐ + Báo cáo công nợ

+ Điều lệ công ty

+ Phương hướng hoạt động công ty từ 2014- 2016

Tất cả các nguồn số liệu trên đêu được cung cấp bởi phòng kế toán và phòng tổng hợp. Ngoài ra còn một số thông tin khác từ các nhân viên trong các phòng ban trong công ty.

3.2.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: phương pháp là phương pháp điều tra phỏng vấn bằng bảng hỏi.

Phương pháp điều tra phỏng vấn bằng bảng hỏi: thực hiện thông qua phiếu câu hỏi trắc nghiệm. Để tìm kiếm thông tin về quản trị vốn của công ty, em đã tiến hành phát 60 phiếu cho 60 cán bộ, nhân viên của công ty bao gồm: 2 cán bộ lãnh đạo (giám đốc, phó giám đốc); 8 cán bộ phòng tài chính kế toán; 4 cán bộ

phòng Kế hoạch kinh doanh, vật tư; 4 cán bộ phòng Hành Chính, TCLĐ, Tiền lương; 42 cán bộ ở 6 phân xưởng (mỗi phân xưởng 7 cán bộ). Nội dung các câu hỏi xoay quanh các vấn đề về công tác sử dụng vốn và công tác phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty.

3.2.2. Phương pháp xử lý thông tin

- Dùng phương pháp phân tích tổng hợp số liệu và rút ra nhận xét. - Xử lý số liệu bằng phần mềm Excel.

3.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

- Phương pháp thống kê mô tả là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hội dựa vào việc mô tả sự biến động cũng như xu hướng phát triển của hiện tượng kinh tế thông qua số liệu thu thập được. Phương pháp này dung để tính, đánh giá các kết quả thu thập được từ các số liệu thứ cấp và sơ cấp.

- Phương pháp phân tích so sánh : xử lý số liệu tính toán ra các chỉ tiêu số tương đối nhằm chỉ rõ nguyên nhân biến động của hiện tượng.

3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá tình hình quản lý vốn kinh doanh của doanh nghiệp doanh nghiệp

* Về tình hình tổ chức đảm bảo nguồn vốn kinh doanh:

Mức và tỷ lệ chênh lệch giữa nhu cầu vốn lưu động thường xuyên dự tính và thực tế:

Mức chênh lệch = Nhu cầu VLĐ thực tế - Nhu cầu VLĐ dự tính

Nhu cầu VLĐ BQ = Hàng tồn kho BQ + Nợ phải thu BQ – Nợ phải trả BQ

Kết cấu nguồn vốn kinh doanh: theo các cách phân loại như công dụng kinh tế, hình thái biểu hiện, tình hình quản lý và sử dụng.

* Về tình hình phân bổ vốn:

Kết cấu vốn kinh doanh: theo các cách phân loại.

Tỷ suất đầu tư vào các loại tài sản: tỷ lệ đầu tư vào các loại TSCĐ, TSLĐ, TS tài chính, bất động sản phù hợp với điều kiện doanh nghiệp cũng như tình hình thị trường.

* Về tình hình quản trị vốn lưu động:

Kết cấu vốn lưu động: toàn bộ hay theo từng khoản mục, phản ánh quan hệ tỷ lệ giữa giá trị từng nhóm, loại TSLĐ trong tổng giá trị TSLĐ của doanh nghiệp ở thời điểm đánh giá. Chỉ tiêu này giúp cho doanh nghiệp đánh giá mức độ hợp lý trong cơ cấu TSLĐ của doanh nghiệp.

Nguồn vốn lưu động thường xuyên của doanh nghiệp (NWC): mức độ an toàn hay rủi ro tài chính của doanh nghiệp phụ thuộc vào độ lớn của NWC. NWC > 0 chứng tỏ doanh nghiệp đang có mô hình tài trợ khá an toàn.

Quản trị vốn tồn kho dự trữ:

- Số vòng quay hàng tồn kho: phản ánh một đồng vốn tồn kho quay được bao nhiêu vòng trong 1 kỳ.

Số vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán

Trị giá HTK bình quân trong kỳ

- Số ngày một vòng quay hàng tồn kho:

Kỳ luân chuyển hàng tồn kho = Số ngày trong kỳ (360) Số vòng quay hàng tồn kho

Quản trị vốn bằng tiền:

- Hệ số khả năng thanh toán tức thời:

Hệ số khả năng thanh toán tức thời = Tiền và các khoản tương đương tiền Nợ ngắn hạn

- Hệ số khả năng thanh toán hiện thời:

Hệ số khả năng thanh toán hiện thời =

Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn

- Hệ số khả năng thanh toán nhanh:

Hệ số khả năng thanh toán nhanh =

Tiền+ Các khoản tương đương tiền Nợ tới hạn+Nợ quá hạn

Quản trị nợ phải thu:

- Số vòng quay nợ phải thu: phản ánh trong 1 kỳ, nợ phải thu luân chuyển được bao nhiêu vòng.

Số vòng quay nợ phải thu = Doanh thu bán hàng

- Kỳ thu tiền bình quân: phản ánh trung bình độ dài thời gian thu tiền bán hàng của doanh nghiệp kể từ lúc xuất giao hàng cho đến khi thu được tiền bán hàng.

Kỳ thu tiền bình quân (ngày) = Số ngày trong kỳ (360) Số vòng quay nợ phải thu

Quản trị vốn lưu động:

- Số vòng quay vốn lưu động: phản ánh số vòng quay vốn lưu động trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm.

Số vòng quay vốn lưu động = Doanh thu thuần trong kỳ Số vốn lưu động bình quân

- Kỳ luân chuyển vốn lưu động: phản ánh để thực hiện một vòng quay lưu động cần bao nhiêu ngày.

Kỳ luân chuyển vốn lưu động = Số ngày trong kỳ (360 ngày) Số vòng quay vốn lưu động

- Mức tiết kiệm vốn lưu động: phản ánh số vốn lưu động tiết kiệm được do tăng tốc độ luân chuyển VLĐ.

Mức tiết kiệm vốn lưu động = Mức luân chuyển vốn bình quân 1 ngày kỳ KH x Số ngày rút ngắn kỳ luân chuyển VLĐ

- Hiệu suất sử dụng vốn lưu động: phản ánh 1 đồng vốn lưu động có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu hoặc doanh thu thuần trong kỳ.

Hiệu suất sử dụng vốn lưu động = Doanh thu thuần trong kỳ

Vốn lưu động bình quân trong kỳ

- Hàm lượng vốn lưu động: phản ánh để thực hiện 1 đồng doanh thu thuần cần bao nhiêu đồng vốn lưu động. Hàm lượng vốn lưu động càng thấp thì vốn lưu động sử dụng càng hiệu quả và ngược lại.

Hàm lượng vốn lưu động =

Vốn lưu động bình quân Doanh thu thuần trong kỳ

- Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động: phản ánh 1 đồng vốn lưu động bình quân tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước (sau) thuế ở trong kỳ.

Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động = Lợi nhuận trước (sau) thuế x 100% Vốn lưu động bình quân

* Về tình hình quản trị vốn cố định:

Tình hình biến động TSCĐ: căn cứ vào chênh lệch tuyệt đối và tương đối tại thời điểm cuối năm và đầu năm để đánh giá tình hình biến động TSCĐ cũng như sự báo xu hướng biến động trong năm tiếp theo.

- Kết cấu TSCĐ: theo công dụng kinh tế hay tình hình quản lý sử dụng. Chỉ tiêu này phản ánh quan hệ tỷ lệ giữa giá trị từng nhóm, loại TSCĐ trong tổng giá trị TSCĐ của doanh nghiệp ở thời điểm đánh giá. Chỉ tiêu này giúp cho doanh nghiệp đánh giá mức độ hợp lý trong cơ cấu TSCĐ được trang bị ở doanh nghiệp.

- Tình hình khấu hao, hao mòn TSCĐ:

+ Hệ số hao mòn TSCĐ: phản ánh mức độ hao mòn của TSCĐ, qua đó gián tiếp phản ánh năng lực còn lại của TSCĐ và số vốn cố định còn phải tiếp tục thu hồi tại thời điểm đánh giá. Hệ số này càng gần 1 chứng tỏ TSCĐ đã gần hết thời hạn sử dụng, vốn cố định cũng sắp thu hồi hết.

+ Hệ số trang bị TSCĐ cho 1 công nhân trực tiếp sản xuất: phản ánh giá trị TSCĐ bình quân trang bị cho 1 công nhân trực tiếp sản xuất.

Hệ số trang bị TSCĐ cho 1 công nhân trực tiếp sản xuất =

Nguyên giá TSCĐ dùng cho sản xuất Số lao động sản xuất trong kỳ

+ Hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn cố định, TSCĐ:

+ Hiệu suất sử dụng TSCĐ: chỉ tiêu này phản ánh một đồng TSCĐ sử dụng trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần.

Hiệu suất sử dụng TSCĐ = Doanh thu thuần

Nguyên giá TSCĐ bình quân Hệ số hao mòn TSCĐ = Số khấu hao lũy kế của TSCĐ

+ Hiệu suất sử dụng VCĐ: chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn cố định sử dụng trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần.

Hiệu suất sử dụng VCĐ =

Doanh thu thuần Vốn cố định bình quân

+ Hàm lượng VCĐ: chỉ tiêu này là nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định, nó phản ánh để thực hiện được một đồng doanh thu thuần doanh nghiệp cần bỏ ra bao nhiêu đồng vốn cố định.

Hàm lượng vốn cố định =

Vốn cố định bình quân Doanh thu thuần

+ Tỷ suất lợi nhuận VCĐ: chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn cố định bình quân sử dụng trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước (sau) thuế.

Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định = Lợi nhuận trước (sau) thuế x 100% Vốn cố định bình quân

* Về hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh:

- Vòng quay toàn bộ vốn trong kỳ: phản ánh vốn của doanh nghiệp trong một kỳ quay được bao nhiêu vòng.

Vòng quay toàn bộ vốn = Doanh thu thuần trong kỳ

Vốn kinh doanh bình quân trong kỳ

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (ROS): hệ số này phản ánh khi thực hiện một đồng doanh thu trong kỳ, doanh nghiệp có thể thu được bao nhiêu lợi nhuận. Nó cũng phản ánh khả năng quản lý, tiết kiệm chi phí của một doanh nghiệp.

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên

doanh thu =

Lợi nhuận sau thuế trong kỳ Doanh thu thuần trong kỳ

- Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (BEP): còn gọi là tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên vốn kinh doanh. Nó phản ánh khả năng sinh lời của tài sản hay vốn kinh doanh không tính đến ảnh hưởng của nguồn gốc của vốn kinh doanh và thuế thu nhập doanh nghiệp.

Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản

(BEP) =

Lợi nhuận trước lãi vay và thuế Tổng tài sản (VKD) bình quân

- Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh: chỉ tiêu này thể hiện mỗi đồng vốn kinh doanh trong kỳ có khả năng sinh lời ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau khi đã trang trải lãi tiền vay.

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh (ROA): còn gọi là tỷ suất sinh lời ròng của tài sản. Nó phản ánh mỗi đồng vốn sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

- Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE): hệ số này đo lường mức lợi nhuận sau thuế thu được trên mỗi đồng vốn của chủ sở hữu trong kỳ.

Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu

(ROE) =

Lợi nhuận sau thuế

Vốn chủ sở hữu bình quân trong kỳ Tỷ suất lợi nhuận trước thuế

trên vốn kinh doanh =

Lợi nhuận trước thuế trong kỳ Vốn kinh doanh bình quân trong kỳ

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh (ROA) =

Lợi nhuận sau thuế

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG CƠ CẤU VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA XỐP 76 PHẦN NHỰA XỐP 76

Vốn cố định của doanh nghiệp là một bộ phận của vốn đầu tư ứng trước về TSCĐ, là biểu hiện bằng tiền của TSCĐ, mà đặc điểm của nó là luân chuyển dần dần từng phần trong nhiều chu kỳ sản xuất và hoàn thành một vòng tuần hoàn khi TSCĐ hết thời gian sử dụng. Là số vốn đầu tư ứng trước để mua sắm, xây dựng các TSCĐ nên quy mô của vốn cố định nhiều hay ít sẽ quyết định quy mô của TSCĐ, ảnh hưởng rất lớn đến trình độ trang bị kỹ thuật và công nghệ, năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Song ngược lại những đặc điểm kinh tế của TSCĐ trong quá trình sử dụng lại có ảnh hưởng quyết định, chi phối đặc điểm tuần hoàn và chu chuyển của vốn cố định.

Ngoài TSCĐ, trong quá trình sản xuất kinh doanh doanh nghiệp cần phải có các tư liệu sản xuất khác như công cụ, dụng cụ nhỏ, thường dung, các đối tượng lao động như nguyên, nhiên vật liệu, bán thành phẩm…; các tài sản lưu động như tiền mặt, tiền trong thanh toán, sản phẩm hàng háo dự trữ chờ tiêu thụ, chứng khoán ngắn hạn. Các tài sản này về hình thái hiện vật được gọi là TSLĐ, còn về hình thái giá trị được gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp.

Do vậy cơ cấu vốn kinh doanh của doanh nghiệp theo đặc điểm luân chuyển bao gồm có tài sản cố định(tài sản dài hạn) và tài sản lưu động(tài sản ngắn hạn).

Tình hình tài sản, nguồn vốn, tài chính của Công ty cổ phần nhựa xốp 76 trong giai đoạn 2014 - 2016 cho thấy, qui mô tài sản và VKD của công ty từ năm 2014 đến năm 2016 liên tục tăng lên bằng việc tăng cả tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn, năm 2014 tổng tài sản ngắn hạn là 18.326 triệu đồng, thì đến năm 2016 tăng lên 40.685 triệu đồng, tốc độ tăn bình quân là 49%. Tổng tài sản dài hạn năm 2014 là 8.749 triệu đồng đến năm 2016 tăng lên 27.184 triệu đồng, tốc độ tăng bình quân là 76,27%. Tổng tài sản tăng là do công ty cơ cấu lại vốn từng bước mở rộng SXKD; tăng qui mô TSCĐ, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, mua sắm MMTB, nhưng phương tiện vận tải, đổi mới qui trình công nghệ... tăng năng lực cạnh tranh trên thương trường.

Bảng 4.1. Cơ cấu tài sản, nguồn vốn giai đoạn 2014-2016

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh(%)

GT (trđ) CC (%) GT (trđ) CC (%) GT (trđ) CC (%) 2015/ 2014 2016/ 2015 BQ A. Tài sản ngắn hạn 18.326 67,68 21.916 74,63 40.685 59,94 119,59 185,64 149,00 B. Tài sản dài hạn 8.749 32,32 7.447 25,37 27.184 40,06 85,12 365,03 176,27 Tổng tài sản 27.075 100 29.363 100 67.869 100 108,45 231,14 158,33 A. Nợ phải trả 14.783 54,6 16.571 56,43 33.208 48,93 112,09 200,40 149,88 B. Vốn chủ sở hữu 12.292 45,4 12.792 43,57 34.661 51,07 104,07 270,96 167,92 TỔNG VỐN 27.075 100 29.363 100 67.869 100 108,45 231,14 158,33

Năm 2014 tổng nguồn vốn là 27.075 triệu đồng thì đến năm 2016 tăng lên 67.869 tỷ bình quân là 49,88%, tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu là 67,92%. Như vậy, qui mô có kết luận đúng đắn cần phải phân tích tình hình tài chính của công ty giai đoạn 2014 - 2016.

Cơ cấu tài sản, nguồn vốn của công ty như sau:

59,94% 40,06%

Tài sản NH Tài sản DH

Biểu đồ 4.1. Cơ cấu tài sản của công ty năm 2016

Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán (2016)

Qua biểu trên cho thấy Vốn lưu động (TSNH) và các khoản đầu tư ngắn hạn của công ty chiếm khoảng 60%, vốn cố định (TSDH) và các khoản đầu tư dài hạn chiếm khoảng 40%.

48,93%

51,07% Nợ phải trảVốn chủ sở hữu

Biểu đồ 4.2. Cơ cấu nguồn vốn của công ty năm 2016

Qua biểu trên cho thấy cơ cấu vốn kinh doanh của công ty bao gồm nguồn vốn vay là 48,93% và vốn chủ sở hữu là 51,07%.

Mặc dù vốn chủ sở hữu công ty tăng đều qua các năm, nhưng thiếu vốn vẫn là một thực tế đang diễn ra trong hoạt động kinh doanh của công ty vì vốn chủ sở hữu đều được sử dụng vào mua tài sản cố định, vốn lưu động phục vụ kinh doanh rất nhỏ.

Trong các khoản đi vay thì vay ngắn hạn từ người bán là lớn nhất. Khoản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị vốn kinh doanh tại công ty cổ phần nhựa xốp 76 (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)