3.4.5.1. Kiểm định các mối quan hệ trung gian
Biến trung gian là biến giải thích cho tất cả hoặc từng phần của mối quan hệ giữa một biến độc lập và một biến phụ thuộc (Baron & Kenny, 1986; Mackinnon vàcộng sự., 1995). Một quan hệ trung gian là trọng yếu khi nó thỏa mãn bốn điều kiện (Howell, 2002): (1) Có mối quan hệ trọng yếu giữa biến độc lập và số trung gian; (2) Có quan hệ trọng yếu giữa số trung gian và biến phụ thuộc; (3) Có mối quan hệ trọng yếu giữa biến độc lập và biến phụ thuộc; và (4) khi số trung gian và biến độc lập được đưa vào đồng thời trong mô hình hồi quy để dự đoán biến phụ thuộc, sự trọng yếu giữa biến độc lập và biến phụ thuộc trong điều kiện 3 được giảm xuống (trung gian một phần) hoặc không trọng yếu lý tưởng (trung gian toàn phần).
Quan hệ trung gian được kiểm định trong hai bước bằng đa hồi quy theo bậc. Bước đầu tiên là đưa tất cả biến độc lập (Xi) vào hàm hồi qui hoặc SEM nhằm xác định tổng ảnh hưởng (βtxi) của mỗi biến độc lập. Bước hai lập lại bước 1 và đưa thêm các biến trung gian (Mj) vào nhằm xác định tổng ảnh hưởng (βmi) của mỗi biến trung gian lên hệ số (βxi) của mỗi biến độc lập. Nếu βtxi khác với βxi, quan hệ giữa Xi và Yi được trung gian bởi các số trung gian. Hơn thế nữa, nếu hệ số Xi trong mô hình thứ hai là không trọng yếu, sẽ có một trung gian hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu hệ số này bị giảm nhưng vẫn trọng yếu, sẽ chỉ có trung gian một phần (Cohen và cộng sự, 2003).
3.4.5.2. Kiểm định tác động của biến điều tiết lên mối quan hệ của các biến
- Bước 1: Đầu tiên giá trị trung bình của các thang đo của biến điều tiết được tính toán, sau đó xác định giá trị trung bình của
các giá trị trung bình vừa được tính toán trên. Giá trị của các thang đo sau đó được sắp xếp lại theo giá trị trung bình của biến điều tiết theo hướng tăng dần. Cơ sở dữ liệu sau đó được tách thành hai cơ sở dữ liệu con và lấy giá trị trung bình làm cơ sở phân chia. Cơ sở dữ liệu 1 chỉ bao gồm các dữ liệu tương ứng với giá trị của biến điều tiết dưới mức trung bình, cơ sở dữ liệu hai có giá trị trên mức trung bình;
- Bước 2: Chọn mối quan hệ cần kiểm tra sự tác động của biến điều tiết;
- Bước 3: Phát triển hai mô hình AMOS để kiểm định: đặt tên là model 1 và model 2; - Bước 4: Trong mô hình 1, đặt giới hạn 1 cho mối quan hệ cần kiểm định và đặt tên là mô hình có giới hạn;
- Bước 5: Trong mô hình 2, không đặt giới hạn cho mối quan hệ cần kiểm định và đặt tên là mô hình không giới hạn; - Bước 6: Sử dụng cơ sở dữ liệu 1 kiểm định lần lượt cho mô hình 1 và mô hình 2;
- Bước 7: So sánh giá trị Chi-square giữa 2 mô hình. Nếu giá trị chênh lệch này lớn hơn 3.84 thì biến điều tiết có giá trị nhỏ
hơn trung bình có tác động điều tiết lên mối quan hệ;
- Bước 8: Lập lại quy trình như trên nhưng cho đối với cơ sở dữ liệu 2 (có giá trị trên giá trị trung bình). So sánh giá trị Chi-
square giữa 2 mô hình. Nếu giá trị chênh lệch này lớn hơn 3.84 thì biến điều tiết có giá trị lớn hơn trung bình có tác động điều tiết lên mối quan hệ.