Đặc điểm của laođộng kỹ thuật trong các doanh nghiệp xây dựngViệt Nam

Một phần của tài liệu Cam kết và hành vi công dân tổ chức của lao động kỹ thuật trong các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam. (Trang 35 - 39)

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, lao động kỹ thuật được xác định là các kỹ sư, cao đẳng nghề, trung cấp nghề, công nhân kỹ thuật đã qua đào tạo. Đây là lực lượng lao động chủ chốt ảnh hưởng đến việc thực hiện các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng.

Trong các nhóm lao động kỹ thuật có thể chia làm 2 nhóm chính: Nhóm kỹ sư là đội ngũ có trình độ cao vừa đảm nhiệm vai trò quản lý và thực hiện các công việc đòi hỏi chuyên môn chuyên sâu, nhóm còn lại bao gồm cao đẳng nghề, trung cấp nghề, công nhân kỹ thuật đã qua đào tạo là nhóm lao động kỹ thuật có tính trực tiếp triển khai các công việc cụ thể có liên quan đến kỹ thuật xây dựng trong các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam.

các doanh nghiệp (theo khảo sát ở một số doanh nghiệp lớn, tỷ lệ này chiếm từ 90-95% tổng số lao động) và cũng là lực lượng nòng cốt nhất có vai trò ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng.

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng tính tại thời điểm 31/12/2020, có khoảng

119.000 doanh nghiệp, với khoảng 2,1 triệu lao động (số liệu thống kê được) có hợp đồng dài hạn đang làm việc trong các doanh nghiệp xây dựng. Một thống kê khác của Tổng hội xây dựng thì lao động ngành xây dựng khoảng 4,6 triệu lao động (bao gồm cả 2,1 triệu lao động thống kê được - chiếm khoảng 29% số lao động của các doanh nghiệp trong cả nước (khoảng 14,5 triệu lao động); còn lại 2,5 triệu lao động tự do, lao động không thường xuyên trong ngành xây dựng (thực hiện các công việc sửa chữa, bảo trì công trình…). Thu nhập bình quân ngành xây dựng ước tínhkhoảng 9,7 triệu đồng/người/tháng, tương đương 420 USD/người/tháng; lao động tự do tiền lương ước tính bằng khoảng 50%, tương đương 5,2 triệu đồng/người/tháng (230 USD/người/tháng).

2.2.1.1. Thực hiện công việc mang nặng tính chất thời vụ

Như đã phân tích nêu trên, hoạt động xây lắp thường diễn ra ngoài trời, chịu tác động trực tiếp của các yếu tố môi trường. Các yếu tố môi trường thời tiết có ảnh hưởng đến kỹ thuật và tiến độ thi công cũng như các biện pháp quản lý máy thi công và vật liệu ngoài trời. Do đó, tại Việt Nam, tốc độ xây dựng công trình ở các tháng mùa mưa thường chậm hơn các tháng mùa khô, và do đó ít thu hút lao động xây dựng tự do hơn.

Ngoài ra, sản xuất xây lắp cũng chịu ảnh hưởng nhiều bởi thói quen của người Việt Nam. Nếu đầu năm, do kỳ nghỉ Tết Nguyên đán dài cũng như quan niệm “Tháng Giêng là tháng ăn chơi” nên việc tập trung cho sản xuất xây lắp thường không cao thì Quý 3 và Quý 4 là thời gian cao điểm của các doanh nghiệp xây dựng do các công trình thường khởi công sau Tết Nguyên đán và hoàn thành trước Tết. Vì vậy, các công trình xây dựng thường thiếu lao động kỹ thuật trầm trọng trong các tháng cuối năm.

2.2.1.2. Lao động không qua đào tạo chiếm số lượng lớn, trong khi lao động kỹ thuật cơ hữu không được chú trọng đào tạo lại, đào tạo nâng cao tay nghề

Do đặc điểm lĩnh vực xây lắp có nhiều hoạt động giản đơn lại mang tính thời vụ nên thường thu hút nhiều lao động không qua đào tạo, đặc biệt là lao động nông nhàn.

Theo thống kê của Tổng hội xây dựng thì trong tổng số 4 triệu lao động ngành xây dựng hiện nay, có khoảng 2 triệu lao động tự do không thường xuyên (chiếm hơn 50% tổng số lao động ngành) thực hiện các công việc như sửa chữa, bảo trì công trình; dọn dẹp; vận chuyển vật tư, vật liệu; chuẩn bị kho bãi; xây chát cơ bản, gia công sắt thép…

Đối với khoảng 2,1 triệu lao động đã qua đào tạo hoạt động trong ngành Xây dựng, khảo sát và phỏng vấn 10 lãnh đạo doanh nghiệp cho biết, hầu hết các doanh nghiệp không còn bố trí kinh phí kế hoạch để đào tạo, đào tạo lại và nâng ngạch tay nghề, nâng bậc thợ do không còn yêu cầu về mặt thực tiễn cũng như không có quy định pháp luật bắt buộc về vấn đề này.

Lý giải cho vấn đề này, lãnh đạo các doanh nghiệp cho biết chi phí đào tạo lại, nâng bậc thợ hiện nay rất tốn kém do chi phí cơ hội lớn (vẫn trả lương trong thời gian đào tạo, giá trị gia tăng do lao động đóng góp bị gián đoạn…). Trong khi đó, số lượng việc, chuyển việc hàng năm ở khu vực lao động kỹ thật có tay nghề chiếm tỷ lệ cao rấtcao, khoảng 10-20% tổng số lao động. Càng là lao động kỹ thuật có tay nghề cao, càng dễ bị thu hút bởi các mức lương thưởng hấp dẫn của các doanh nghiệp khác, đặc biệt ở những thời điểm cuối năm, khi lượng lao động kỹ thuật phục vụ xây lắp thiếu hụt nhiều, áp lực tiến độ công trình dẫn đến nhiều doanh nghiệp xây dựng thực hiện chế độ tuyển dụng cấp bách “phá giá thị trường lao động” (theo một số lãnh đạo doanh nghiệp xây dựng bình luận).

Thay vì đó, các doanh nghiệp thường sử dụng chính sách thuê khoán lao động, sử dụng chính sách thưởng phạt và có chế độ giám sát, đánh giá công việc chặt chẽ đề người lao động tự tìm cách hoàn thiện, nâng cao tay nghề.

2.2.1.3. Tính cam kết của người lao động không cao, nội dung cam kết nhiều lỏng lẻo

Với ngành xây dựng, thực trạng chất lượng và năng lực đội ngũ lao động nói chung còn nhiều hạn chế. Cụ thể, số lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp nghề chỉ chiếm tỷ lệ 11,8%; số thợ bậc cao (bậc 6,7) chỉ chiếm khoảng 7% nhân lực ngành. Theo cơ cấu bình quân hiện nay ở Việt Nam giữa kỹ sư - trung cấp chuyên nghiệp - công nhân học nghề là 1:1,3:0,5 trong khi ở các nước trên thế giới bình quân là 1:4:10. Số liệu trên cho thấy, ngành xây dựng đang trong tình trạng thừa thầy, thiếu thợ. Thực trạng này được xem làm một nguyên nhân dẫn đến năng suất lao động thấp, tiến độ chậm, chất lượng sản phẩm không cao, làm giảm sức cạnh tranh ngay cả trên thị trương nội địa và thị trường quốc tế (Trần Ngọc Hùng, 2016).

Điều này đang tạo ra sự cạnh tranh gay gắt về nhân lực bậc cao hay kỹ sư giữa các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam. Các doanh nghiệp xây dựng đang chịu áp lực phải có những chính sách tuyển dụng hấp dẫn để thu hút lao động kỹ thuật có tay nghề cao, trong khi rất khó nâng cao các điều khoản ràng buộc trong hợp đồng lao động, đặc biệt là các điều khoản phạt hợp đồng khi một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Chính vì vậy, cam kết lao động của lao động kỹ thuật trong các doanh nghiệp xây dựng hiện nay đang tương đối lỏng lẻo, thể hiện qua tỷ lệ nghỉ việc, chuyển việc hàng năm ở các doanh nghiệp xây dựng ở mức rất cao,

chiếm từ 10-20% tổng số lao động,

2.2.1.4. Năng suất lao động thấp

Số liệu của Tổng cục Thống kê cho biết, so với các nước trong khu vực, năng suất lao động Việt Nam năm 2018 chỉ bằng một nửa mức trung bình của các nước Đông Nam Á. Còn khi so sánh với các ngành khác, năng xuất lao động của ngành Xây dựng chỉ đứng thứ 16 trong tổng số 20 ngành nghề được xếp loại.

Năng suất lao động thấp của lao động trong các doanh nghiệp xây dựng một mặt là biểu hiện của việc sử dụng nhiều lao động thời vụ với cách thức giao việc chủ yếu là khoán việc đẫn tới chất lượng và hiệu quả lao động không cao.

Hình 2.7. Biểu đồ năng suất lao động của một số nước

Nguồn: Tổng cục Thống kê

2.2.1.5. Tinh thần trách nhiệm, sự tự nguyện cống hiến, đóng góp của lao động kỹ thuật có ảnh hưởng lớp đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp xây dựng, nhưng mức độ được đánh giá không cao.

Tinh thần trách nhiệm, sự tự nguyện cống hiến, đóng góp của lao động kỹ thuật trong các doanh nghiệp xây dựng được thể hiện qua tính trách nhiệm, sự cố gắng trong việc tiết tiệm, tối ưu hóa nguyên vật liệu xây dựng; sự cố gắng nâng cao chất lượng, tính thẩm mỹ của sản phẩm và các hành động có ích khác cho doanh nghiệp được thực hiện không theo yêu cầu hay kế hoạch định sẵn. Đối với lĩnh vực xây dựng, những đóng góp mang tính tự nguyện này của lao động kỹ thuật có ý nghĩa quan trọng hơn nhiều so với trong các lĩnh vực khác, lý lo là sản phẩm xây lắp là sản phẩm mang tính định hình cao, rất khó sửa chữa và chi phí sửa chữa rất tốn kém khi đã hoàn thành, trong khi đó, sự tự nguyện, tự giác và trách nhiệm của lao động kỹ thuật trong quá trình thi công xây dựng, hình thành sản phẩm lại có tác dụng lớn giảm thiểu các sai sót, lỗi thi công xây dựng, phòng ngừa được các phát sinh lớn khi phải khắc phục các lỗi trong thi công.

Bên cạnh đó, tinh thần trách nhiệm, sự tự nguyện đóng góp của lao động kỹ thuật trong doanh nghiệp xây dựng cũng có tác dụng lớn trọng việc tối ưu hóa tính năng sử dụng và tiếp kiệm nguyên vật liệu xây dựng. Khảo sát và phỏng vấn 10 lãnh đạo doanh nghiệp xây dựng cho biết: lượng vật liệu xây dựng hao phí trung vượt định mức ở các công trình xây dựng (cả do tay nghề kém và ý thức trách nhiệm chưa tốt) khoảng 1-3% tùy từng loại vật liệu, cá biệt có loại đến 5% mỗi dự án.

Nếu tính mức lãng phí vật liệu trung bình khoảng 2% là tương đương 560 triệu USD/năm, bằng khoảng 12.000 tỷ mỗi năm. Ở một khía cạnh khác, khảo sát cho thấy tỷ lệ phạt do thi công chưa đảm bảo chất lượng, thẩm mỹ kém trên các công trường xây dựng hầu hết đều cao hơn nhiều so với tỷ lệ thưởng, qua đó phản ánh tinh thần trách nhiệm của lao động kỹ thuật trong khu vực này còn ở mức rất thấp.

Nếu tính tổng mức đầu tư toàn xã hội hàng năm khoảng 2200 nghìn tỷ đồng (năm 2020 – tương đương 93 tỷ USD), chi phí cho vật liệu xây dựng sẽ ở mức 45- 50%, (khoảng 28 tỷ USD) thì với mức lãng phí vật liệu trung bình khoảng 2% là tương đương 560 triệu USD/năm, bằng khoảng 12.000 tỷ mỗi năm thất thoát vốn đầu tư công. Do đó, có thể thấy nâng cao được tinh thần trách nhiệm của lao động kỹ thuật trong sử dụng VLXD trên công trường có thể tiết kiệm khoản chi phí rất lớn cho từng doanh nghiệp xây dựng nói riêng và cho tổng đầu tư toàn nền kinh tế nói chung.

2.2.1.6. Tình trạng lao động kỹ thuật làm việc quá sức đang diễn ra phổ biến trong các doanh nghiệp xây dựng.

Hiện nay chưa có nghiên cứu hay thống kê đầy đủ về vấn đề này. Tuy nhiên qua đặc điểm tình hình sử dụng lao động thực tế hiện nay trên các công trình xây dựng và qua khảo sát, phỏng vấn 10 lãnh đạo doanh nghiệp xây dựng, dữ liệu cho thấy tình trạng lao động kỹ thuật làm việc quá sức đang diễn ra phổ biến trong các doanh nghiệp xây dựng.

Biểu hiện là, hầu hết các doanh nghiệp xây dựng hiện nay đều sử dụng hình thức thuê khoán công việc; các tổ đội được thuê khoán thường muốn đẩy nhanh tiến độ làm việc và khối lượng công việc hoàn thành, vì vậy, thay vì làm việc 8 tiếng mỗi ngày theo quy định của Luật lao động, các tổ đội thường cố gắng làm từ 10-12 tiếng mỗi ngày. Lãnh đạo các doanh nghiệp xây dựng cho biết, hầu hết các tổ đội thi công đều ăn ở, sinh hoạt tại công trường nên việc kéo dài thời gian lao động càng dễ dàng diễn ra hơn và hầu hết đều xuất phát từ sự tự nguyện, chủ động của người lao động.

2.2.2. Tình hình phát triển lực lượng lao động kỹ thuật trong các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam

2.2.2.1. Tăng trưởng lực lượng lao động ngành Xây dựng

Trên cơ sở số liệu thống kê thu được, số lượng người lao động trong ngành xây dựng vẫn tăng lên hàng năm. Tính đến cuối năm 2020, con số lao động ngành xây dựng là 4.659.400 người (chiếm 8,8% lao động cả nước), tăng hơn 1,5 triệu người so với năm

2010 (Bảng 2.2).

Bảng 2.2. Nhân lực ngành xây dựng theo các năm

ĐVT: nghìn người 2010 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Số lượng lao động cả nước 49.048,5 52.840,0 53.302,8 53.703,4 54.249,4 54.659,2 53.609,6 Số lượng lao động ngành Xây dựng 3.108,0 3.431,8 3.800,1 4.027,7 4.273,3 4615,2 4.695,4

Nguồn: Niên giám thống kê 2016 - 2020

Có thể thấy, số lượng người lao động trong ngành xây dựng tăng khá lớn, trong khoảng thời gian 10 năm từ 2010 đến 2020, tổng số lượng lao động cả nước tăng chưa đến 5 triệu người thì riêng nhân lực ngành xây dựng đã tăng đến gần 1,6 triệu người (tăng trung bình 5,5% mỗi năm). Ngay cả khi lao động toàn nền kinh tế giảm nhẹ từ 2019 đến 2020 thì lao động ngành xây dựng vẫn tăng trưởng trong thời gian này.

Đơn vị: nghìn người

Hình 2.8. Lực lượng lao động ngành Xây dựng theo các năm

2.2.2.2. Biến động về cơ cấu lao động được sử dụng thường xuyên và lao động thời vụ

Theo kết quả khảo sát của Tổng cục Thống kê, cơ cấu sử dụng lao động khác nhau giữa các loại hình doanh nghiệp xây dựng nhưng có sự biến động không lớn trong các năm gần đây, trong đó tỷ lệ lao động thường xuyên trong các doanh nghiệp hoạt động xây dựng tương đối ổn định, trung bình chiếm khoảng 40-45% tổng số lao động sử dụng trong doanh nghiệp.

Hình 2.9. Cơ cấu lao động bình quân trong các doanh nghiệp xây dựng

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Khu vực doanh nghiệp FDI có tỷ lệ lao động thường xuyên ổn định hơn, chiếm 75-80% và có xu hướng tăng trong thời gian gần đây. Trong khi đó, tỷ lệ này của khu vực doanh nghiệp nhà nước là 54-58% và khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước là 40- 45%. Doanh nghiệp hoạt động xây dựng chuyên dụng có tỷ lệ lao động thường xuyên cao nhất với 55-60%; doanh nghiệp xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng là 45-50% và doanh nghiệp xây dựng nhà các loại là 30-35%.

Hình 2.10. Biểu đồ sử dụng cơ cấu lao động thường xuyên phân theo loại hình doanh nghiệp

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Một phần của tài liệu Cam kết và hành vi công dân tổ chức của lao động kỹ thuật trong các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam. (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(183 trang)
w