Thực trạng pháttriển của các doanh nghiệp xây dựngViệt Nam

Một phần của tài liệu Cam kết và hành vi công dân tổ chức của lao động kỹ thuật trong các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam. (Trang 33 - 35)

2.1.4.1 Tình hình phát triển hệ thống doanh nghiệp

Tính từ năm 2010 trở lại đây, số lượng doanh nghiệp ngành Xây dựng đã tăng lên nhanh chóng, từ khoảng 42.000 doanh nghiệp năm 2010 đã lên đến hơn 119.000 doanh nghiệp năm 2020, trung bình mỗi năm tăng 9% năm và tốc độ tăng trưởng hàng năm tương đối đồng đều.

Hình 2.4. Số liệu doanh nghiệp xây dựng đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh tại thời điểm 31/12 hàng năm

Nguồn: Niên giám thống kê 2020

Hình 2.5. Biểu đồ tăng trưởng số lượng doanh nghiệp xây dựng hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh thời điểm 31/12 hàng năm 2016 - 2020

Nguồn: Niên giám thống kê 2020

Tuy nhiên tỷ trọng cơ cấu doanh nghiệp theo thành phần kinh tế của ngành xây dựng lại có sự biến động khác nhau. Nếu như khối doanh nghiệp ngoài nhà nước chiếm khoảng 98% số lượng doanh nghiệp giữ được mức tăng trưởng số lượng doanh nghiệp theo từng năm tương đương mức 9% của hệ thống doanh nghiệp toàn ngành; và khối doanh nghiệp xây dựng FDI mặc dù số lượng doanh nghiệp chưa nhiều nhưng cũng có mức tăng trưởng vượt bậc với khoảng 20% năm thì khối DNNN lại giữ tỷ lệ giảm số lượng ở mức khoảng 5,5% năm. Điều này phản ánh đúng xu hướng phát triển của ngành theo định hướng của Đảng và Chính phủ về việc tăng cường cổ phần hóa, sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước đi đôi với thúc đẩy phát triển khu vực kinh tế tư nhân. Đến nay, nhìn chung DNNN ngành Xây dựng về cơ bản đã hoàn thành sắp xếp, đổi mới các DN 100% vốn nhà nước theo đúng các quy định của Thủ tướng Chính phủ. Đặc biệt là hiện nay, nhiều Bộ ngành, Địa phương không còn quản lý DNNN ngành Xây dựng.

2.1.4.2. Tình hình sản xuất kinh doanh

Tính từ năm 2015-2019, cũng với số lượng tăng nhanh của các doanh nghiệp ngành Xây dựng (tăng khoảng 9% năm), Tổng tài sản cố định và các khoản đầu tư tài chính dài hạn, doanh thu thuần của hệ thống các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam cũng tăng nhanh theo từng năm.

Bảng 2.1. Số liệu tăng trưởng của các doanh nghiệp Xây dựng hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh thời điểm 31/12 hàng năm

Đơn vị: Tỷ đồng

Tổng tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn

560658 574684 633250 828873 924558

Doanh thu thuần 953738 1110036 1237393 1341674 1498650

Lợi nhuận trước thuế 16240 22993 24819 17400 16217

Nguồn: Niên giám thống kê 2020

Hình 2.6. Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp ngành Xây dựng có kết quả sản xuất kinh doanh thời điểm 31/12 hàng năm

Tổng tài sản cố định và các khoản đầu tư tài chính dài hạn của các doanh nghiệp xây dựng có đà tăng trưởng liên tục ở mức cao, khoảng 13%/năm; trong khi doanh thu thuần tăng trưởng tương đối ít ở năm 2015-2017 nhưng tăng nhanh vào các năm gần đây (2018, 2019) khoảng 14%/ năm. Tuy nhiên trái ngược với sự tăng trưởng về tổng tài sản và doanh thu ở những năm gần đây, lợi nhuận trước thuế của các doanh nghiệp xây dựng lại có xu hướng giảm nhiều, thể hiện sự tăng trưởng về lượng nhưng chưa có sự tăng trưởng về chất/ hiện quả hoạt động ở các doanh nghiệp khu vực này (trong bối cảnh kinh tế đất nước có mức tăng trưởng khá các năm 2017- 2019)

Một phần của tài liệu Cam kết và hành vi công dân tổ chức của lao động kỹ thuật trong các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam. (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(183 trang)
w