Dựa trên các điều chỉnh về giả thuyết nghiên cứu sau khi phân tích, đánh giá các thang đo trong mô hình nhân tố tác động đến Hành vi công dân tổ chức (OCB), tác giả tiến hành ước lượng mô hình cấu trúc (SEM) để đánh giá tác động của các nhân tố đến Hành vi công dân tổ chức. Với kết quả phân tích thang đo ở trên cho thấy các biến quan sát của thang đo Hành vi công dân tổ chức (OCB) hội tụ
về 2 thành phần chính là OCBC gồm các biến OCB1, 2, 3 là các biến thể hiện hành vi của lao động đối với đồng nghiệp và OCBO gồm các biến OCB4,7,8 là các biến thể hiện hành vi của lao động đối với tổ chức. Chính vì vậy trong mô hình cấu trúc (hình 4.5) sẽ ước lượng tất cả các mối quan hệ tác động đến cả 2 thành phần của Hành vi công dân tổ chức như đã phân tích ở trên.
Hình 4.5. Mô hình cấu trúc các nhân tố tác động đến Hành vi công dân tổ chức - OCB (đã chuẩn hóa)
Bảng 4.16 dưới đây thể hiện kết quả ước lượng mô hình ban đầu.
Bảng 4.16. Kết quả ước lượng mô hình cấu trúc các nhân tố tác động đến Hành vi công dân tổ chức Mối quan hệ Hệ số hồi quy Sai số của hệ
số HQ Thống kê T P_value JST <--- OCMC 0,223 0,063 3,535 *** JST <--- OCM_E 0,679 0,086 7,863 *** OCB_O <--- OCMC 0,368 0,06 6,157 *** OCB_O <--- JST 0,144 0,055 2,619 0,009 OCB_O <--- OCM_E 0,358 0,082 4,376 *** OCBC <--- OCM_E 0,778 0,100 7,763 *** OCBC <--- OCMC -0,118 0,058 -2,038 0,042 OCBC <--- JST -0,012 0,057 -0,218 0,827
Kết quả ước lượng các hệ số hồi quy ở bảng 4.15 cho thấy đa số các nhân tố đều thể hiện tác động có ý nghĩa thống kê (với mức ý nghĩa 1% đến 5%) nhưng yếu tố Sự thỏa mãn trong công việc (JST) không thể hiện tác động có ý nghĩa thống kê đến Hành vi đối
với đồng nghiệp (OCBC). Tác giả điều chỉnh lại mô hình cấu trúc bằng cách loại bỏ tác động không có ý nghĩa thống kê của JST đến
OCBC, và tiến hành phân tích lại mô hình cấu trúc để lấy ước lượng các hệ số hồi quy của các mối quan hệ. Kết quả thu được ở hình 4.6 và bảng 4.17 dưới đây.
Hình 4.6. Mô hình cấu trúc phân tích các nhân tố tác động đến Hành vi công dân tổ chức - OCB (điều chỉnh) - MH2 Bảng 4.17. Kết quả ước lượng các hệ số hồi quy của mô hình điều chỉnh - MH2
Mối quan hệ Hệ số hồi quy Sai số của hệ số HQ Thống kê T P_value
JST <--- OCMC 0,225 0,062 3,615 *** JST <--- OCM_E 0,676 0,085 7,985 *** OCB_O <--- OCMC 0,368 0,06 6,155 *** OCB_O <--- JST 0,146 0,055 2,671 0,008 OCB_O <--- OCM_E 0,355 0,082 4,354 *** OCBC <--- OCM_E 0,767 0,087 8,808 *** OCBC <--- OCMC -0,12 0,057 -2,093 0,036
Kết quả phân tích mô hình cấu trúc các yếu tố tác động đến Hành vi công dân tổ chức (MH2) đã chỉ ra Cam kết tổ chức trên
phương diện tình cảm (OCME) có tác động tích cực đến Hành vi công dân tổ chức ở cả 2 khía cạnh: hành vi với đồng nghiệp (OCBC) và hành vi với tổ chức (OCBO). Bên cạnh đó, Cam kết tổ chức dựa trên cân nhắc trách nhiệm và rủi ro (OCMC) đều tác động (có ý nghĩa
thống kê) đến Hành vi công dân tổ chức (ở cả 2 khía cạnh với đồng nghiệp - OCBC và với tổ chức - OCBO); Tuy nhiên, yếu tố này thể hiện tác động ngược chiều trong mối quan hệ với Hành vi với đồng nghiệp (OCBC) và Hành vi với tổ chức (OCBO). Cụ thể, Cam kết
tổ chức dựa trên trách nhiệm và rủi ro (OCMC) tác động dương đến Hành vi đối với tổ chức - OCBO (hệ số = 0,368) nhưng lại có tác
động âm đến Hành vi với đồng nghiệp - 0CBC (hệ số = - 0,12). Điều này cho thấy, Cam kết dựa trên cân nhắc trách nhiệm và rủi ro
càng mạnh thì Hành vi công dân đối với tổ chức càng tích cực nhưng lại càng làm hạn chế Hành vi với đồng nghiệp. Ở khía cạnh khác, Sự thỏa mãn trong công việc (JST) có tác động dương đến Hành vi công dân với tổ chức (OCBO). Kết quả ước lượng cho thấy Sự thỏa mãn trong công việc là biến trung gian mối quan hệ giữa Cam kết tổ chức dựa trên tình cảm (OCME), Cam kết tổ chức dựa trên cân nhắc trách nhiệm - rủi ro (OCMC) tới Hành vi công dân đối với tổ chức (OCBO); nói một cách khác cả Cam kết về mặt tình cảm và Cam kết dựa trên cân nhắc trách nhiệm - rủi ro đều tác động tích cực tới Sự thỏa mãn trong công việc, từ đó thúc đẩy người lao động thể
hiện những hành vi tích cực hơn đối với tổ chức. Một điểm đáng lưu ý ở đây là Cam kết dựa trên tình cảm (OCME) tác động tích cực, rất mạnh đến Hành vi với đồng nghiệp (OCBC). Điều này cho thấy một khi kỹ sư và lao động kỹ thuật có cam kết gắn bó với doanh nghiệp vì tình cảm thì họ sẽ thể hiện hành vi với đồng nghiệp tốt hơn.
4.3.3. Phân tích tác động điều tiết của Sự hỗ trợ từ đồng nghiệp (CSW) tới mối quan hệ giữa Cam kết tổ chức (OCM) và Hành vi côngdân tổ chức (OCB)