Đặc điểm của doanh nghiệp xây dựngViệt Nam

Một phần của tài liệu Cam kết và hành vi công dân tổ chức của lao động kỹ thuật trong các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam. (Trang 31 - 32)

2.1.2.1. Hoạt động sản xuất mang tính đơn chiếc, riêng lẻ

Sản xuất xây lắp là hoạt động xây dựng mới, hoặc cải tạo, sửa chữa, hiện đại hóa các công trình, hạng mục công trình cụ thể tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế quốc dân. Mỗi công trình, hạng mục công trình xây lắp này đòi hỏi yêu cầu kinh nghiệm, kết cấu, hình thức, địa điểm xây dựng thích hợp, được xác định cụ thể trên từng thiết kế dự toán của từng đối tượng riêng biệt. Do đó, hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp xây dựng mang tính chất đơn chiếc, riêng lẻ; chi phí bỏ ra để thi công xây lắp các công trình và kết cấu không đồng nhất như các loại sản phẩm công nghiệp; sản phẩm xây lắp thường có khối lượng lớn, giá trị lớn, thời gian hoàn thành lâu và rất khó khắc phục khiếm khuyết, thiếu sót trong quá trình hình thành.

2.1.2.2. Hoạt động sản xuất mang tính chất thời vụ

Sản xuất xây lắp thường diễn ra ngoài trời, chịu tác động trực tiếp của các yếu tố môi trường trực tiếp. Các yếu tố môi trường thời tiết có ảnh hưởng đến kỹ thuật và tiến độ thi công cũng như các biện pháp quản lý máy thi công và vật liệu ngoài trời. Do đó, tại Việt Nam, các tháng mùa mưa thường làm giảm tiến độ sản xuất xây lắp của các doanh nghiệp xây dựng, trong khi các tháng cuối năm, thường là mùa khô nên thuận lợi đẩy nhanh tiến độ sản xuất xây lắp.

Ngoài ra, sản xuất xây lắp cũng chịu ảnh hưởng nhiều bởi thói quen của người Việt Nam. Nếu đầu năm, do kỳ nghỉ Tết Nguyên đán dài cũng như quan niệm “Tháng Giêng là tháng ăn chơi” nên việc tập trung cho sản xuất xây lắp thường không cao thì Quý 3 và Quý 4 là thời gian cao điểm của các doanh nghiệp xây dựng do các công trình thường khởi công sau Tết và hoàn thành trước Tết.

Hình 2.1. Giá trị thặng dư ngành xây dựng theo từng quý

Nguồn: Tổng cục Thống kê hỗ trợ thống kê và cung cấp riêng

Số liệu Biều đồ do Tổng cục Thống kê hỗ trợ cung cấp riêng, tuy chưa cập nhật được đến hết năm 2020 nhưng biểu đồ giá trị thặng dư qua nhiều Quý tính từ năm 2015 cơ bản đã cho thấy quy luật vận động của ngành Xây dựng với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng mang đậm tính thời vụ, tập trung chủ yếu vào nửa cuối năm.

2.1.2.3. Hoạt động sản xuất mang tính chu kỳ

Trong gần 30 năm trở lại đây, ngành Xây dựng Việt Nam đã trải qua 6 chu kỳ tăng tốc và giảm tốc hoàn chỉnh, mỗi chu kỳ kéo dài 4-5 năm:

Hình 2.2. Tăng trưởng ngành Xây dựng Việt Nam qua các năm

Nguồn: Tổng cục Thống kê hỗ trợ thống kê, cung cấp riêng

Qua biểu đồ tăng trưởng của ngành Xây dựng qua các năm, có thể thấy rõ các thời điểm tăng trưởng chạm đáy vào các năm 1995, 2008 và 2011. Các thời điểm này hoàn toàn trùng khớp với thời kỳ thị trường bất động sản đóng băng.

Hình 2.3. Tăng trưởng ngành Xây dựng Việt Nam từ năm 2018

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Từ năm 2018 trở lại đây, tăng trưởng ngành Xây dựng tiếp tục duy trì đà tăng dương, nhưng giảm mạnh vào năm 2020 do ảnh hưởng của đại dịch covid, và chỉ phục hồi trở lại vào năm 2021 khi Chính phủ quyết định mở của, thíc ứng linh hoạt với thị trường. Biểu đồ tăng trưởng này cũng trùng lắp thực tế tăng trưởng của thị trường Bất động sản trong nước, tăng từ năm 2017-2018, giảm nhẹ vào 2020 và gần như đóng băng sau thời kỳ Codid

Do đó có thể kết luận: hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam có tính chu kỳ nhưng chu kỳ ngắn và chịu ảnh hưởng mạnh của thị trường bất động sản.

Một phần của tài liệu Cam kết và hành vi công dân tổ chức của lao động kỹ thuật trong các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam. (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(183 trang)
w