Kết quả điều tra tình hình kiểm dịch động vật trên cạn nhập khẩu vào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng kiểm dịch thịt động vật trên cạn nhập khẩu vào việt nam tại chi cục thú y vùng II (Trang 47 - 50)

CẠN NHẬP KHẨU VÀO VIỆT NAM QUA CẢNG HẢI PHÒNG

Trong những năm gần đây, Việt Nam ngày càng mở rộng quan hệ hợp tác giao thương với các nước trên thế giới, đẩy mạnh kim ngạch xuất nhập khẩu. Hàng hóa xuất nhập khẩu vào nước ta chủ yếu qua đường biển ở hai cảng lớn nhất là cảng Sài Gòn và cảng Hải Phòng.

Việt Nam trong thời kỳ mở cửa hội nhập đã trở thành thị trường xuất khẩu hướng tới của nhiều quốc gia trên thế giới. Các quốc gia xuất khẩu sản phẩm động vật sang Việt Nam chủ yếu từ Hàn Quốc, Mỹ, Canada, Ấn Độ, Australia, Brazil, Tây Ban Nha, Đức… Hiện nay, các nước trên thế giới đều quản lý an toàn thực phẩm theo hệ thống HACCP hoặc ISO 22000:2005. Đặc biệt với các cơ sở, nhà máy sản xuất thực phẩm xuất nhập khẩu bắt buộc phải được cơ quan có thẩm quyền công nhận áp dụng hệ thống quản lý HACCP để kiểm soát các mối nguy đối với thực phẩm và đảm bảo an toàn về thực phẩm. Việt Nam cũng đã xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định về mức giới hạn vi sinh vật, các chất tồn dư có trong thực phẩm nhập khẩu nhằm tạo ra hàng rào thương mại đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm nhập khẩu vào Việt Nam.

Theo báo cáo Tổng kết cuối năm 2017 của chi cục Thú y vùng II, tổng khối lượng sản phẩm động vật nhập khẩu năm 2017 là 461.426.067 kg, bằng 98% so với cùng kỳ năm 2016 (468.728.457 kg), cụ thể:

- Tổng khối lượng hàng SPĐV nhập khẩu làm thực phẩm năm 2017 là 123.110 tấn, tăng 19% so với năm 2016 (103.400 tấn);

- Thịt và sản phẩm thịt nhập khẩu làm thực phẩm tăng 15%. Trong đó, thịt gà có khối lượng nhập khẩu giảm (bằng 89% so với năm 2016), còn lại các loại sản phẩm khác như thịt lợn, trâu, bò, cừu đều tăng; đặc biệt chân, cánh gà, vịt đông lạnh (1.922 tấn) tăng 16,32 lần so với năm 2016 (117,7 tấn); Thủy sản đông lạnh nhập khẩu làn thực phẩm tăng khoảng 9% so với năm 2016;

- Khối lượng sản phẩm ĐVTS nhập khẩu gia công tái xuất tăng khoảng 15% so với năm 2016 (đạt 10.609 tấn);

Khối lượng SPĐV trên cạn nhập khẩu gia công tái xuất năm 2017 (24.902 tấn) tăng gấp hơn 2 lần so với năm 2016 (11.800 tấn), trong đó: thịt trâu, bò nhập khẩu gia công tái xuất chỉ bằng 47% so với năm 2016.

- Sữa và SP sữa các loại tăng khoảng 44% so với 2016, trong đó có một số loại sản phẩm tăng như: sữa bột nguyên liệu, sữa tươi, sữa đặc có đường và đặc biệt là sữa bột hộp tăng 3,12 lần và dầu bơ khan tăng tới hơn 11 lần so với năm 2016.

Một số loại sản phẩm có khối lượng giảm là bột váng sữa, váng sữa và sữa chua.

- Khối lượng mật ong được nhập khẩu năm 2017 (2.484 kg) tăng gần 5 lần so với 2016 (498kg).

- Tổng khối lượng hàng SPĐV nhập khẩu gia công tái xuất là 35.511.774kg, tăng 68% so với năm 2016.

- Tổng khối lượng hàng SPĐV nhập khẩu không làm thực phẩm năm 2017 là 283.823.194kg (bằng 86% so với năm 2016).

Trong đó, một số loại sản phẩm tăng so với năm trước như: bột gia cầm, bột lông vũ, bột huyết, bột thịt xương bò, cừu; đặc biệt là bột cá tăng tới 4,59 lần (trên 12.000 tấn so với gần 2.700 tấn năm 2016). Một số loại sản phẩm giảm mạnh như bột đạm từ lợn, chất thay thế sữa, thức ăn hoàn chỉnh cho vật nuôi.

Bảng 4.1.Số lượng kiểm dịch sản phẩm động vật nhập khẩu

ST T Danh mục Đơn vị tính Số lượng 2016 2017 Tỷ lệ 1 Sữa bột bao Kg 11.798.311 14.196.757 1,20 2 Sữa bột hộp - 1.303.631 4.060.869 3,12 3 Bột váng sữa làm TP - 3.345.420 2,495,145 0,75 4 Sữa tươi, sữa đặc có đường - 5.490.893 9.786.538 1,78

5 Bơ, pho mát - 307.115 659.482 2,15

6

Dầu bơ khan - 100.800 1.125.600

11,17 7

7 Váng sữa, sữa chua - 111.124 49.869 0,45

8 Dầu cá - 3.900.794 3.915.845 1,00

9 Mật ong - 498 2.484 4,99

10 Ruột cừu, lợn muối - 93.555 92.995 0,99

11 Thịt trâu, bò, cừu đông lạnh - 7.593.757 10.334.728 1,36 12 Thịt gà đông lạnh - 25.738.588 22.882.751 0,89

ST T Danh mục Đơn vị tính Số lượng 2016 2017 Tỷ lệ 13 Chân, cánh gà, vịt đông lạnh - 117.764 1.922.005 16,3 2 14 Thịt lợn đông lạnh - 11.562.324 17.042.097 1,47 15 Tim, gan lợn đông lạnh - 1.081.073 1.031.451 0,95 16 Thủy sản, SPTS đông lạnh - 30.855.026 33.512.014 1,09 17 Thủy sản, SPTS gia công - 9.254.820 10.609.188 1,15 18 Chân cánh gà, vịt gia công - 7.952.853 22.270.474 2,80 19 Thịt trâu, bò gia công - 3.072.435 1.432.483 0,47 20 Chân lợn gia công - 775.216 1.199.629 1,55

21 Bột gia cầm - 13.941.282 23.583.720 1,69 22 Bột lông CB TĂGS - 10.299.175 16.581.553 1,61 23 Bột đạm từ lợn - 254.133.641 183.845.601 0,72 24 Bột huyết - 8.653.812 14.113.131 1,63 25 Chất thay thế sữa - 9.402.830 6.473.845 0,69 26 Bột cá - 2.659.541 12.208.756 4,59 27 Bột thịt xương bò, cừu - 6.331.731 11.170.469 1,76 28 Bột gan mực - 254.648 609.000 2,39

29 Bột váng sữa chế biến TĂCN - 23.118.972 15.237.120 0,66 30 Thức ăn cho vật nuôi (chó,

mèo) - 2.383.274 1.533.842 0,64

31 Sừng trâu, bò, vỏ trai, sò, điệp - 756.458 1.034.002 1,37 32 Da trâu, bò, lợn - 7.393.677 9.510.457 1,29 33 Lông vũ (nguyên liệu may

mặc) - 4.943.419 5.728.727 1,16 34 Sản phẩm khác - - 1.173.441 Tổng 468.728.457 461.426.067 0,98 (Chi cục Thú y vùng 2, năm 2017)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng kiểm dịch thịt động vật trên cạn nhập khẩu vào việt nam tại chi cục thú y vùng II (Trang 47 - 50)