.Số lượng các lô thịt đông lạnh kiểm tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng kiểm dịch thịt động vật trên cạn nhập khẩu vào việt nam tại chi cục thú y vùng II (Trang 53 - 55)

Loại mẫu Số lô Tỷ lệ (%)

Thịt Lợn 40 10,81

Thịt Bò 75 20,27

Thịt Gà 205 55,41

Thịt Trâu 50 13,51

Tổng 370 100

Hình 4.2.Tỷ lệ các loại thịt đông lạnh kiểm tra

Từ Hình4.2 ta thấy, thịt gà là mặt hàng nhập khẩu chính, chiếm 55,41% trong tổng số các loại thịt và sản phẩm thịt nhập khẩu qua cảng Hải Phòng từ tháng 10/2017 đến tháng 8/2018 vào nước ta. Nguyên nhân là do thói quen ăn uống của người Việt Nam chủ yếu là tiêu thụ thịt gà và thịt lợn. Hơn nữa, thịt gà nhập khẩu phần lớn có nguồn gốc từ Mỹ và Hàn Quốc là gà hướng trứng, hết thời gian khai thác, thịt dai phù hợp với khẩu vị của người tiêu dùng Việt Nam và có giá thành thấp. Tiếp đến thứ hai là lượng thịt bò nhập khẩu cũng chiếm tỷ lệ đáng kể 20,27%, tiếp đến là thịt trâu 13,51%, thịt lợn nhập khẩu vào Việt Nam qua cảng Hải Phòng với lượng không cao 10,81%.

10,81% 20,27% 55,41% 13,51% Tỷ lệ (%) Thịt Lợn Thịt Bò Thịt Gà Thịt Trâu

Trong 6 tháng đầu năm 2018, sản lượng thịt gà đông lạnh nhập khẩu vào Việt Nam ồ ạt. Thịt gà được nhập khẩu dưới dạng đùi, cánh và nguyên con trong đó lượng đùi gà nhập khẩu từ Mỹ chiếm đến gần 99% tổng sản lượng thịt gà các loại nhập khẩu từ thị trường này. Gà nguyên con thì được nhập khẩu chủ yếu từ Hàn Quốc (chiếm 66,5% tổng sản lượng thịt gà nhập khẩu và Hàn Quốc gần như là nước duy nhất cung cấp gà nguyên con vào Việt Nam trong những tháng vừa qua.Đã có rất nhiều thông tin trái chiều về chất lượng của mặt hàng thịt gà Hàn Quốc nhập khẩu, gây băn khoăn lo lắng cho người tiêu dùng.Vì vậy, công tác kiểm dịch, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu luôn được thực hiện nghiêm ngặt.

4.2. KẾT QUẢ KIỂM DỊCH THỊT ĐỘNG VẬT TRÊN CẠN TỪ THÁNG 10/2017 ĐẾN THÁNG 8/2018 10/2017 ĐẾN THÁNG 8/2018

Chi cục Thú y vùng II đã tiến hành kiểm tra vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với các mặt hàng thịt nhập khẩu đông lạnh theo QCVN8-3:2012/BYT.Các lô hàng thịt đông lạnh được lấy mẫu theo hướng dẫn số 1583/TY-KD ngày 21/09/2009 của cục trưởng Cục Thú y và QCVN 01-04/2009/BNN&PTNT. Các mẫu kiểm dịch – kiểm tra vệ sinh Thú y sau khi được lấy, sẽ được mã hóa và đưa đến các phòng thí nghiệm có liên quan tại Chi cục Thú y vùng II. Kết quả kiểm tra các lô hàng trong thời gian thực tập như sau:

4.2.1. Kết quả kiểm tra chỉ tiêu cảm quan trong mẫu thịt đông lạnh

Đối với chỉ tiêu cảm quan: đã tiến hành kiểm tra 370 lô thịt đông lạnh và 100% mẫu đạt theo tiêu chuẩn TCVN 4834:1989.

Trạng thái lạnh đông: đóng túi PE, khối sản phẩm đều đông cứng, không cháy lạnh, bề mặt sản phẩm khô, không có tạp chất lạ, lạnh, gõ tiếng kêu trong. Sản phẩm có màu sắc đặc trưng của sản phẩm, mỡ màu trắng đục.

Trạng thái sau rã đông: bề mặt sản phẩm không bị nhớt, chắc, đàn hồi, không dính tạp chất lạ. Mỡ hơi rắn, màu trắng đục. Màu sắc của sản phẩm. Sản phẩm có mùi đặc trưng của sản phẩm, không có mùi lạ.

Trạng thái đã nấu chín (luộc): có mùi thơm đặc trưng của sản phẩm, không có mùi lạ. Có vị ngọt đặc trưng của sản phẩm, không có vị lạ. Nước luộc trong, váng mỡ to.

Các lô hàng thịt đông lạnh nhập khẩu được lấy mẫu theo hướng dẫn số 1583/TY-KD ngày 21/09/2009 của Cục trưởng Cục Thú y; QCVN 01- 04/2009/BNNPTNT. Mẫu kiểm dịch - kiểm tra vệ sinh thú y sau khi lấy về cơ quan được xử lý, mã hóa và đưa đến các phòng thí nghiệm có liên quan.

Tất cả các mẫu xét nghiệm đều đạt yêu cầu về cảm quan ở ba trạng thái: lạnh đông, rã đông và luộc chín đạt tiêu chuẩn theo quy định của TCVN 4834:1989.

TSVSVHK trong thịt có sự thay đổi tùy theo điều kiện vệ sinh, nhiệt độ và thời gian bảo quản của quá trình sản xuất cũng như vận chuyển. Xác định TSVSVHK được coi là phương pháp tốt nhất để ước lượng số lượng vi sinh vật xâm nhập vào thực phẩm qua đó đánh giá khái quát về mức độ ô nhiễm vi sinh vật của thực phẩm.

Các lô hàng thịt được kiểm tra TSVSVHK theo TCVN 9977:2013, kết quả được trình bày trong bảng 4.5 và hình 4.3.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng kiểm dịch thịt động vật trên cạn nhập khẩu vào việt nam tại chi cục thú y vùng II (Trang 53 - 55)