Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng công tác của cán bộ chủ chốt thuộc diện quản lý của ban thường vụ huyện ủy đà bắc, tỉnh hòa bình (Trang 52 - 57)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Vị trí địa lý, địa hình

Đà Bắc là huyện vùng cao của tỉnh Hòa Bình, nằm ở độ cao trung bình 560 m, có nhiều ngọn núi cao trên 1.000 m so với mực nước biển. Đà Bắc có những điều kiện tự nhiên tương đối đặc thù, có địa hình núi, đồi, sông, suối xen kẽ tạo thành nhiều dải hẹp, độ chia cắt lớn, độ dốc bình quân 35o. Địa hình nơi đây mang đặc trưng kiểu địa hình núi cao trung bình, chủ yếu là núi đá vôi, trong đó có những núi cao trên 1.000 m như: Phu Canh (1.373 m), Phu Xúc (1.373 m), Đức Nhân (1.320 m), Biều (1.162 m)... Huyện Đà Bắc phía bắc giáp tỉnh Phú Thọ, phía tây giáp tỉnh Sơn La, phía đông tiếp giáp thành phố Hòa Bình và phía nam giáp các huyện Tân Lạc, Mai Châu.

Đặc điểm về kiện kinh tế - xã hội

Theo số liệu thống kê: tại huyện Đà Bắc có diện tích tự nhiên lớn nhất tỉnh Hoà Bình nhưng diện tích đất nông nghiệp lại chiếm tỷ lệ rất ít. Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 820 km2 (chiếm 17,6% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh), huyện Đà Bắc được đánh giá là huyện hội tụ đầy đủ các điều kiện để phát triển sản xuất nông nghiệp một cách toàn diện cả về chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, lầm nghiệp. Đà Bắc có nhiều loại đất rất phù hợp với sản xuất nông, lâm nghiệp, nhất là cây công nghiệp, cây ăn quả, cây lâm nghiệp và dược liệu.

Về cơ cấu sử dụng đất, đất lâm nghiệp của Đà Bắc là 50,662 ha chiếm 65,15% diện tích toàn huyện, đất nông nghiệp 3.537 ha chiếm 4,55% diện tích toàn huyện, đất phi nông nghiệp 8.556 ha chiếm 11%, đất nuôi trồng thuỷ sản và đất NN khác 100,6 ha chiếm 1,3%, đất chưa sử dụng 14.94 ha chiếm 19,2%). Diện tích đất lâm nghiệp của Đà Bắc lớn thứ hai toàn tỉnh Hoà Bình với 30.522 ha, trong đó, rừng tự nhiên chiếm 84,25% (25.715 ha), rừng trồng chiếm 15,75%. Huyện cũng có nhiều điều kiện để phát triển ngành thủy sản vùng lòng hồ… Bám sát những đặc điểm trên, cấp ủy đảng, chính quyền huyện Đà Bắc đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, đẩy mạnh thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao hiệu quả kinh tế theo hướng phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa.

Năm 2018, huyện có trên 13.000 ha gieo trồng cây lương thực với sản lượng 43.068,9 tấn, tăng hơn 2.230 tấn so với năm 2016. Diện tích trồng cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày của huyện cũng không ngừng được mở rộng. Cùng với việc quan tâm nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông, phòng trừ dịch bệnh…, phát triển chăn nuôi đại gia súc đã mở ra hướng đi mới với hiệu quả kinh tế cao cho nông dân Đà Bắc, trong đó nổi bật nhất là tại các xã Tu Lý, Hào Lý, Cao Sơn, Toàn Sơn…

Theo thống kê đến hết năm 2017, Đà Bắc đã phát huy hiệu quả 81 ha ao, hồ và hàng ngàn ha lòng hồ nuôi cá, phát triển được 571 lồng cá với sản lượng đánh bắt, nuôi trồng thủy sản lên tới 991 tấn, tăng 74 tấn so với năm 2016

Trên phạm vi toàn huyện, hiệu quả từ việc đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã góp phần quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập và đời sống của người dân.

Kinh tế Đà Bắc tiếp tục tăng trưởng 14,6%; Cơ cấu kinh tế: Nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 50%. Dịch vụ thương mại, du lịch chiếm 35,5%. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng chiếm 14,5%; tốc độ tăng trưởng kinh tế 11,5%; thu nhập bình quân đạt 14,5 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo của huyện đã giảm từ gần 43% năm 2012 xuống còn 38,8%. Ngày càng xuất hiện nhiều hộ gia đình nông dân sản xuất kinh doanh giỏi có thu nhập mỗi năm tới hàng trăm triệu đồng. Trong xây dựng nông thôn mới, trên cơ sở phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân và nhờ tạo được sự đồng thuận cao trong nhân dân.

Bảng 3.1. Hiện trạng phát triển kinh tế huyện Đà Bắc năm 2016-2018

(theo giá hiện hành)

Chỉ tiêu Đơn vị tính 2016 2017 2018

Tổng giá trị sản xuất tỷ đồng 2.712 2.719 2.558

- Nông, lâm và ngư nghiệp tỷ đồng 1.581,04 1.548,08 1.311,88 - Công nghiệp, xây dựng tỷ đồng 410,48 410,48 410,82

- Thương mại - dịch vụ tỷ đồng 720,00 760,00 835,00

Cơ cấu GTSX theo ngành

- Nông, lâm và ngư nghiệp % 58,31 56,95 51,29

- Công nghiệp - xây dựng % 15,14 15,10 16,06

- Thương mại và dịch vụ % 26,55 27,96 32,65

Thu nhập BQ đầu người triệu đồng 15,30 17,80 21,50

Đà Bắc có trên 600 hộ gia đình tình nguyện hiến đất để xây dựng các hạng mục cơ sở với tổng diện tích 86.350 m²; huyện cũng đã huy động được 53.825 ngày công lao động của người dân tham gia làm đường giao thông và các công trình hạ tầng xã hội khác…

Dân số trung bình là 50.960 người (chiếm 6,4% dân số cả tỉnh), mật độ dân số 62 người/km2 (bằng 0,4 lần mật độ dân số toàn tỉnh).

Bảng 3.2. Hiện trạng dân số của huyện Đà Bắc năm 2016-2018

TT Chỉ tiêu Đơn vị 2016 2017 2018

1 Dân số trung bình người 139.282 140.708 141.967

2 Tỷ lệ tăng DS tự nhiên % 1,03 0,98 1,00

3 Mật độ dân số Người/km2 237 240 242

4 Diện tích km2 587 587 587

5 Người trong độ tuổi LĐ người 80.893 81.611 82.341

6 Tỷ lệ LĐ qua đào tạo % 25,7 26,5 27,5

Nguồn: UBND huyện Đà Bắc (2018)

Tuy có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế nhưng do xuất phát điểm của nền kinh tế của huyện vào loại thấp trong tỉnh, đời sống ở các khu vực dân cư có nhưng chênh lệch lớn. Khu vực thành thị có mức sống ổn định tương đối đồng đều nhưng tỷ lệ không cao, không có các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lớn, khu vực nông thôn có mức sống thấp còn nhiều hộ nghèo, việc xoá đói giảm nghèo hết sức khó khăn, các hộ nghèo chủ yếu ở nông thôn sản xuất theo dạng tự cung tự cấp, chưa có thói quen tạo ra sản phẩm hàng hoá có chất lượng để trao đổi theo nhu cầu thị trường. Nền kinh tế của huyện chủ yếu dựa vào phát triển lâm nghiệp và nông nghiệp.

Là nơi tiếp giáp giữa các vùng Tây Bắc và Đông Bắc của Tổ quốc, Đà Bắc có sự giao thoa của nhiều luồng văn hoá khác nhau, tạo nên sự đặc sắc, quyến rũ cho mảnh đất này. Hơn nữa, Đà Bắc còn có những danh lam thắng cảnh như hồ sông Đà, động Thác Bờ... là địa điểm du lịch sinh thái có sức thu hút du khách cả trong và ngoài nước.

3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu

Trong những năm qua trên tất cả các phương diện đời sống kinh tế, xã hội của huyện Đà Bắc – Hòa Bình có nhiều chuyển biến tích cực góp phần

làm cho đời sống cán bộ và nhân dân trong huyện ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên sự phát triển đó chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của huyện, trong đó có nhiều nguyên nhân, một trong số đó có nguyên nhân cán bộ, công chức trong huyện chưa được bố trí sử dụng hiệu quả: việc sắp xếp tổ chức bộ máy chưa khoa học; việc phát hiện, đào tạo bồi dưỡng, sử dụng người có đức, có tài còn hạn chế; còn một số cán bộ phẩm chất, năng lực yếu kém, uy tín thấp, không hoàn thành nhiệm vụ; có biểu hiện suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống, …những vấn đề đó cản trở sự phát triển của huyện, gây khó khăn cho việc thực hiện mục tiêu đưa huyện trở thành huyện công nghiệp. Với những lý do nêu trên và là một cán bộ công tác tại huyện, tôi chọn 3 xã gồm: Toàn Sơn, Cao Sơn và thị trấn Đà Bắc của huyện Đà Bắc – Hòa Bình làm địa điểm nghiên cứu với mong muốn góp phần đưa giải pháp hiệu quả với Huyện ủy, UBND huyện về việc nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức của huyện trong những năm tới.

3.2.2. Phương pháp tiếp cận

3.2.1.1. Tiếp cận hệ thống

Tiếp cận hệ thống được sử dụng cho việc đánh giá một cách hệ thống các vấn đề liên quan đến chất lượng của cán bộ chủ chốt của huyện như: chủ trương chính sách; các tác nhân liên quan; các nội dung chất lượng nguồn nhân lực cán bộ chủ chốt, công chức; các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cán bộ chủ chốt thuộc diện quản lý của BTV huyện ủy: ảnh hưởng đến kinh tế, xã hội và môi trường, các chương trình chính sách mục tiêu quốc gia do tác động của cán bộ chủ chốt trên địa bàn huyện…

3.2.1.2. Tiếp cận có sự tham gia (PRA)

Thông qua phương pháp tiếp cận này sẽ góp phần tiếp cận, khuyến khích, lôi cuốn người dân. Phương pháp sẽ kết hợp đánh giá của người dân địa phương với cán bộ chủ chốt do BTV huyện ủy quản lý tại cấp huyện và cấp xã, cùng tham gia chia sẻ, thảo luận và phân tích kiến thức, những điểm tích cực và hạn chế của cán bộ chủ chốt để tìm ra những phương sách, giải pháp nhằm khắc phục, nâng cao chất lượng công tác của cán bộ chủ chốt, người lao động trong cấp huyện, xã. Phương pháp này được xây dựng trên kiến thức truyền thống, đánh giá nhận xét của người dân, và các cán bộ công viên chức cấp, huyện, xã và tổ chức thực hiện để cùng phát triển kinh tế - xã hội cộng đồng trên địa bàn huyện.

3.2.3. Phương pháp thu thập thông tin

3.2.3.1. Thu thập thông tin thứ cấp

Số liệu thứ cấp là những số liệu đã qua xử lý, từ sách, báo, trang web và những báo cáo đã nghiên cứu trước đây có liên quan đến chất lượng cán bộ chủ chốt cấp huyện, xã do BTV huyện ủy quản lý. Bên cạnh đó thu thập thông tin chung, cơ bản về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương thông qua tài liệu của phòng thống kê các phòng ban, các báo cáo, các niên giám thống kê của cấp xã, phường trên địa bàn huyện Đà Bắc.

3.2.3.2. Thu thập thông tin sơ cấp

Thông tin sơ cấp được lấy từ phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp người dân, cán bộ chủ chốt cấp huyện xã, phường do BTV huyện ủy quản lý tại địa bàn nghiên cứu. Nội dung về mảng thông tin thu thập: Tình hình chung về nguồn nhân lực cán bộ chủ chốt như giới tính, tuổi thọ, trình độ văn hóa, trình độ nghiệp vụ, kĩ năng ứng xử với người dân…. các biện pháp quản lý hiện tại của cơ quan địa phương và các chính sách của Nhà nước, chế độ của địa phương đối với cán bộ chủ chốt cấp huyện, xã, phường do huyện ủy quản lý.

Bảng 3.3. Đối tượng và dung lượng mẫu phỏng vấn

Loại mẫu Cấp huyện Cấp xã Tính chung

Cán bộ chủ chốt khối Đảng 12 18 30

Cán bộ chủ chốt khối Đoàn 12 36 48

Cán bộ chủ chốt khối chính quyền 12 20 32

Người dân 30 60 90

Nguồn: Tổng hợp tác giả (2018)

Tổng số dung lượng mẫu phỏng vấn trực tiếp cán bộ chủ chốt thuộc diện quản lý của ban TV huyện ủy Đà Bắc ở cấp huyện là: 110 trong đó cấp huyện là 36 phiếu; cấp xã là 74 phiếu. Tổng số người dân phỏng vấn tại 3 xã trên địa bàn huyện Đà Bắc là 90 phiếu. Số mẫu này đảm bảo độ tin cậy cho mục tiêu của đề tài đặt ra.

3.2.4. Phương pháp phân tích

- Thống kê mô tả:

Thống kê mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Dựa trên các chỉ tiêu phân tích số tuyệt đối, số bình quân, số tương đối, giá trị lớn nhất, nhỏ nhất để mô tả hiện

trạng về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt trên địa bàn huyện. Sử dụng các chỉ tiêu thống kê và dãy số biến động thời gian phản ánh sự biến động số lượng cán bộ chủ chốt và sự biến đổi tình hình đào tạo bồi dường nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt theo thời gian

- Thống kê so sánh:

Phương pháp này tập hợp kết quả trong việc xử lý số liệu, tài liệu. Dùng so sánh hiện tượng này với hiện tượng khác trong cùng một thời điểm hoặc cùng một hiện tượng ở các thời điểm khác nhau.

Ở đây, phương pháp này so sánh tình hình chất lượng cán bộ chủ chốt; trong cán bộ chủ chốt tại các thời điểm và không gian khác nhau, để rút ra được những thuận lợi và khó khăn trong của người cán bộ trong lĩnh vực hành chính công.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng công tác của cán bộ chủ chốt thuộc diện quản lý của ban thường vụ huyện ủy đà bắc, tỉnh hòa bình (Trang 52 - 57)