Đổi mới công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ chủ chốt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng công tác của cán bộ chủ chốt thuộc diện quản lý của ban thường vụ huyện ủy đà bắc, tỉnh hòa bình (Trang 89 - 90)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3.3.Đổi mới công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ chủ chốt

4.3. Giải pháp nâng cao chât lượng cán bộ chủ chốt thuộc diện ban thường

4.3.3.Đổi mới công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ chủ chốt

Công tác đào tạo bồi dưỡng có vai trò quan trọng đối với việc nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, các kỹ năng cần thiết để thực thi công vụ. Để công tác đào tạo bồi dưỡng mang lại hiệu quả cao thì đào tạo, bồi dưỡng cần gắn liền với việc sử dụng và chú ý đến nhiều nội dung: đào tạo những nội dung gì, đào tạo như thế nào, thời gian bao lâu để đạt được hiệu quả cao nhất. Vì vậy công tác đào tạo cần chú ý một số yêu cầu sau:

Trước hết, phải tiến hành xây dựng và chỉ đạo thực hiện tốt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Xây dựng kế hoạch cử cán bộ đi học về lý luận chính trị, quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, bồi dưỡng nâng cao kiến thức kinh tế, pháp luật, quốc phòng – an ninh… Đào tạo bồi dưỡng tại Trường Chính trị tỉnh, các trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện.

Đối tượng đào tạo, bồi dưỡng: Tập trung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nguồn, cán bộ dự bị và đương chức các chức danh cán bộ thuộc diện quản lý của BTV huyện ủy.

Thực hiện đa dạng hóa các hình thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Kết hợp đào tạo chính quy, tập trung chủ yếu đối với cán bộ trẻ có triển vọng phát triển, với các hình thức đào tạo không tập trung, tại chức cho những cán bộ đương chức, tuổi cao. Có chế độ khuyến khích các hình thức tự học, tự nghiên cứu nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ, dành ngân sách hợp lý để hỗ trợ cán bộ giỏi, những học sinh, sinh viên xuất sắc đi nghiên cứu học tập, trao đổi kinh nghiệm ở trong và ngoài nước, mời chuyên gia nước ngoài vào giảng dạy các chuyên đề cần thiết.

Chú trọng việc điều động, luân chuyển cán bộ, coi đó là phương thức đào tạo, rèn luyện cán bộ qua hoạt động thực tiễn ở các môi trường, điều kiện khác nhau để có kiến thức toàn diện, điều đó rất bổ ích và cần thiết cho những cán bộ dự bị các chức danh chủ chốt, nhất là người đứng đầu ở các cấp, các ngành.

Đổi mới nội dung chương trình, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo chức danh. Tiếp tục kiện toàn tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật, kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, các trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện. Có kế hoạch tăng cường, bổ sung những giảng viên có chất lượng cao và bồi dưỡng nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn, sự hiểu biết thực tiễn, cho đội ngũ giảng viên hiện có ở các Trường và Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Để đáp ứng với sự phát triển rất nhanh của khoa học, công nghệ, kinh tế, xã hội, các kiến thức, kỹ năng làm việc cũng cần phải được nâng lên tương ứng. huyện Đà Bắc cần quan tâm và kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo và đào tạo lại công chức để kịp thời bổ sung những tri thức, kỹ năng mới và cần thiết để có đủ khả năng làm việc tốt. Đồng thời kết hợp chặt chẽ các hình thức đào tạo, bồi dưỡng, trong đó đặc biệt chú ý việc tự học tập của cán bộ. Huyện cần kiên quyết thực hiện tiêu chuẩn hóa công chức, nhất là về tin học, ngoại ngữ để mỗi công chức có đủ năng lực tự học tập bằng những cách thức học tập mới, có hiệu quả như: tự học qua phần mềm tin học, trực tiếp học tập, nghiên cứu, trao đổi kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng với đồng nghiệp và tiếp thu kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm tiên tiến của nước ngoài thông qua internet…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng công tác của cán bộ chủ chốt thuộc diện quản lý của ban thường vụ huyện ủy đà bắc, tỉnh hòa bình (Trang 89 - 90)