Nâng cao chất lượng tuyển dụng cán bộ chủ chốt huyện Đà Bắc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng công tác của cán bộ chủ chốt thuộc diện quản lý của ban thường vụ huyện ủy đà bắc, tỉnh hòa bình (Trang 87 - 88)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3.1.Nâng cao chất lượng tuyển dụng cán bộ chủ chốt huyện Đà Bắc

4.3. Giải pháp nâng cao chât lượng cán bộ chủ chốt thuộc diện ban thường

4.3.1.Nâng cao chất lượng tuyển dụng cán bộ chủ chốt huyện Đà Bắc

Tuyển dụng, bổ nhiệm là một khâu rất quan trọng, quyết định chất lượng của đội ngũ CBCC hiện tại và tương lai. Để nâng cao chất lượng của công tác này khi tuyển dụng công chức phải xây dựng các tiêu chuẩn tuyển dụng, coi trọng cả đức và tài, lấy đức làm gốc. Kết quả tuyển dụng, bổ nhiệm CBCC phụ thuộc nhiều vào quy trình và việc tổ chức thực hiện việc tuyển dụng. Tuyển dụng, bổ nhiệm CBCC phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Công khai, minh bạch, khách quan, đúng pháp luật; - Đảm bảo tính cạnh tranh;

- Tuyển chọn đúng người đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ; - Ưu tiên tuyển người có công, người dân tộc thiểu số.

Tuyển dụng công chức phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ và vị trí việc làm và căn cứ vào chỉ tiêu biên chế cấp trên giao cho tổ chức.

Trong những năm qua, ở huyện Đà Bắc chưa làm tốt công tác tuyển dụng, bổ nhiệm CBCC để nâng cao chất lượng tuyển dụng, huyện Đà Bắc cần triển khai thực hiện một số giải pháp sau:

Thứ nhất, thực hiện một cách công khai, minh bạch và khách quan công tác tuyển dụng, bổ nhiệm CBCC dựa trên căn cứ vào các quy định về tuyển dụng cán bộ công chức của Nhà nước, Huyện Đà Bắc cần có quy chế tuyển dụng, bổ

nhiệm cán bộ chủ chốt phù hợp với điều kiện thực tiễn của huyện như: tuyển những người tốt nghiệp đại học loại khá, giỏi; những người có bằng thạc sĩ, tiến sĩ; ưu tiên tuyển những chuyên ngành còn thiếu và khó tuyển dụng.

Thứ hai, nghiên cứu thực hiện cơ chế, chính sách khuyến khích tuyển dụng, thu hút người tài vào làm việc trong các cơ quan nhà nước. Trong những năm gần đây trên địa bàn huyện Đà Bắc có tình trạng những người thật sự có tài năng không muốn vào làm việc trong các cơ quan nhà nước, thậm chí không ít CBCC có trình độ, năng lực đã rời bỏ các cơ quan nhà nước tìm kiếm những cơ hội tốt hơn tại các công ty nước ngoài và các tập đoàn liên doanh. Nếu huyện không có chính sách thu hút và giữ chân người tài thỏa đáng thì tình trạng “chảy máu chất xám” trong các cơ quan nhà nước ngày càng trầm trọng hơn. Khi công chức trúng tuyển qua kỳ thi tuyển thì thời gian tập sự là rất cần thiết để làm quen với công việc mới. Do vậy, cần có quy chế thống nhất về thời gian tập sự, người hướng dẫn tập sự, chế độ đối với người hướng dẫn tập sự và đánh giá kết quả của thời gian tập sự. Thi tuyển và tập sự là hai quá trình đều có ý nghĩa quyết định để nhận hay không nhận người vào làm việc trong các cơ quan HCNN.

Thứ ba, xác định rõ đối tượng, chỉ tiêu và tiêu chuẩn tuyển chọn. Các tiêu chuẩn tuyển chọn phải xuất phát từ nhu cầu thực hiện công việc, phải xây dựng các tiêu chuẩn trong bản tiêu chuẩn chức danh công chức. Chỉ tiêu tuyển chọn phải bám sát nhu cầu công việc thực tế của các phòng ban, phải xuất phát từ quy hoạch CBCC của đơn vị. Tiêu chuẩn, đối tượng tuyển chọn, bổ nhiệm phải bám sát định hướng chung của huyện Đà Bắc; phải tiếp tục trẻ hoá đội ngũ công chức, nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu của quá trình cải cách, hiện đại nền HCNN. Sau khi tuyển dụng cần bố trí sử dụng các cán bộ chủ chốt huyện Đà Bắc một cách phù hợp giúp họ phát huy được sở trường, tài năng và nhiệt huyết của mình. Hỗ trợ các bộ phận trong quá trình thực hiện công việc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng công tác của cán bộ chủ chốt thuộc diện quản lý của ban thường vụ huyện ủy đà bắc, tỉnh hòa bình (Trang 87 - 88)