Nâng cao chất lượng công tác đánh giá cán bộ chủ chốt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng công tác của cán bộ chủ chốt thuộc diện quản lý của ban thường vụ huyện ủy đà bắc, tỉnh hòa bình (Trang 91 - 93)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3.5.Nâng cao chất lượng công tác đánh giá cán bộ chủ chốt

4.3. Giải pháp nâng cao chât lượng cán bộ chủ chốt thuộc diện ban thường

4.3.5.Nâng cao chất lượng công tác đánh giá cán bộ chủ chốt

Trên cơ sở hệ thống tiêu chuẩn chức danh chung, cấp ủy cần chỉ đạo nghiên cứu, vận dụng, cụ thể hóa thành tiêu chuẩn chức danh của từng loại cán bộ và xây dựng các tiêu chí đánh giá đối với từng đối tượng cán bộ cụ thể, bảo đảm cho việc đánh giá cán bộ không chỉ giúp cho việc bố trí, sử dụng đúng cán bộ mà còn phát hiện được những người có tài, có đức để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, phát triển thành những cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi. Trước hết, muốn đánh giá đúng cán bộ, thì người làm công tác cán bộ phải biết tự đánh giá chính mình, phải thực sự gương mẫu.

Đánh giá cán bộ là căn cứ để tuyển chọn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, giới thiệu, ứng cử, bố trí, sắp xếp và thực hiện chính sách đối với cán bộ, nhất là cán bộ thuộc diện quản lý của BTV huyện ủy. Vì vậy, cấp ủy và lãnh đạo các cấp cần có nhận thức đúng về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác đánh giá cán bộ; chỉ đạo chặt chẽ, thực hiện đúng nội dung, quy trình đánh giá cán bộ.

Đồng thời với đánh giá cán bộ đảm nhiệm chức vụ do bầu cử trước khi hết nhiệm kỳ, đánh giá cán bộ trước khi bổ nhiệm, đề bạt, điều động, luân chuyển còn phải chỉ đạo, tổ chức đánh giá cán bộ theo định kỳ hàng năm; gắn với tổng kết cơ quan, đơn vị và phân tích, đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên. Từng bước đưa công tác đánh giá cán bộ vào nền nếp, vừa giúp lãnh đạo và cơ quan quản lý cán bộ nắm vững, hiểu rõ cán bộ, vừa giúp cho bản thân người cán bộ hiểu đúng mình hơn nhằm phát huy ưu điểm, sửa chữa khuyết điểm, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ có chất lượng tốt, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH, HĐH, hội nhập kinh tế quốc tế của địa phương và của đất nước.

Trong chỉ đạo, đánh giá cán bộ, cần quán triệt quan điểm khách quan, toàn diện và lịch sử, cụ thể. Phải trên cơ sở chức trách, nhiệm vụ của người cán bộ, làm rõ ưu điểm, khuyết điểm về tư tưởng chính trị, phẩm chất, đạo đức, lối sống, năng lực quản lý, điều hành và tổ chức thực tiễn của người cán bộ, nhất là năng lực tư duy khoa học, vận dụng và tổ chức thực hiện sáng tạo đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết của cấp trên và của cấp ủy địa phương; khả năng kiểm tra, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và khả năng quy tụ, tập hợp, sử dụng cán bộ dưới quyền v.v…

Mở rộng dân chủ, công khai, công tâm, minh bạch, phải đi đôi với đề cao trách nhiệm cá nhân, đặc biệt là người đứng đầu cấp ủy, đơn vị trong đánh giá cán bộ. Mỗi cán bộ thuộc diện quản lý của BTV huyện ủy đều là thành viên của một tổ chức, cùng làm việc, cùng sinh hoạt trong một tổ chức, nên có rất nhiều mối liên hệ. Nhiệm vụ của mỗi cán bộ thuộc diện quản lý của BTV huyện ủy đảm trách thường liên quan đến nhiều việc, nhiều người. Do vậy, khi đánh giá cán bộ, bên cạnh nhận xét của cán bộ lãnh đạo, quản lý, của người đứng đầu cơ quan tham mưu, phải rất coi trọng ý kiến đóng góp của tập thể cán bộ, đảng viên nơi công tác, của cấp ủy và nhân dân nơi cán bộ cư trú. Cần khắc phục những biểu hiện lệch lạc, thành kiến cá nhân hoặc tư tưởng cục bộ, bè phái, trù dập trong đánh giá cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng công tác của cán bộ chủ chốt thuộc diện quản lý của ban thường vụ huyện ủy đà bắc, tỉnh hòa bình (Trang 91 - 93)