Thực trạng chất lượng công tác chuyên môn của cán bộ chủ chốt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng công tác của cán bộ chủ chốt thuộc diện quản lý của ban thường vụ huyện ủy đà bắc, tỉnh hòa bình (Trang 60 - 68)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng nâng cao chất lượng công tác của cán bộ chủ chốt thuộc diện

4.1.2. Thực trạng chất lượng công tác chuyên môn của cán bộ chủ chốt

4.1.2.1. Kiến thức của cán bộ chủ chốt huyện Đà Bắc

a. Trình độ chuyên môn

Trong những năm qua, huyện Đà Bắc đã chú trọng công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ chủ chốt trên địa bàn huyện và đã ban hành một số văn bản khuyến khích, tạo điều kiện cho CBCC đi học nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ như:

- Quyết định 252/QĐ-UBND ngày 30/1/2019 của UBND Tỉnh Hòa Bình. Về việc phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức năm 2019.

- Kế hoạch số 59/KH-UBND ngày 17/5/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016-2025;

Huyện Đà Bắc thường xuyên quan tâm thực hiện công tác ĐTBD nâng cao trình độ năng lực và kiến thức chuyên môn cho đội ngũ CBCC của huyện.

Bảng 4.3. Trình độ chuyên môn của cán bộ chủ chốt huyện Đà Bắc năm 2016 - 2018

Nội dung

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

SL (người) Tỷ lệ (%) SL (người) Tỷ lệ (%) SL (người) Tỷ lệ (%) Khối Đảng 76 100,0 76 100,0 76 100,0 Đại học 54 71,1 52 68,4 51 67,1 Thạc sỹ 22 28,9 24 31,6 15 19,7 Khối Đoàn thể 100 100,0 100 100,0 100 100,0 Cao đẳng 13 13,0 11 11,0 10 10,0 Đại học 66 66,0 68 68,0 67 67,0 Thạc sỹ 21 21,0 21 21,0 23 23,0 Khối Chính quyền 176 100,0 179 100,0 179 100,0 Đại học 118 67,0 114 63,7 112 62,6 Thạc sỹ 58 33,0 65 36,3 67 37,4

Nguồn: Ban tổ chức huyện ủy Đà Bắc (2018)

Trong giai đoạn 2016-2018, trình độ chuyên môn của đội ngũ CBCC của huyện tăng đáng kể. Đội ngũ CBCC của huyện đều đạt chuẩn theo quy định của Nhà nước về CBCC cấp huyện. Đến nay, khối chính quyền và khối Đảng có 100% cán bộ chủ chốt cấp huyện có trình độ đại học và trên đại học. Chỉ có khối Đoàn thể năm 2018 vẫn còn 10,0% tỷ lệ cán bộ có trình độ cao đẳng.

Trình độ chuyên môn của CBC huyện Đà Bắc tăng do chất lượng tuyển dụng đầu vào trong những năm gần đây ngày càng được nâng cao và do huyện ủy luôn quan tâm đến công tác ĐTBD, chuẩn hóa và nâng cao trình độ đội ngũ CBCC của huyện. Nhiều CBCC luôn có ý thức nâng cao trình độ, tham gia tích cực vào các chương trình ĐTBD, tham gia nhiều khóa nâng cao trình độ, năng lực góp phần vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC.

So với yêu cầu thực tế công tác của huyện Đà Bắc vẫn còn một khoảng cách nhất định, nhưng qua kết quả phân tích ở trên đã khẳng định trình độ đào tạo và chuyên môn nghiệp vụ, chất lượng đội ngũ CBCC của huyện đã được cải thiện rất nhiều so với những năm trước đây và ngày càng có khả năng đáp ứng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ được giao.

b. Trình độ lý luận chính trị

Bên cạnh trình độ chuyên môn được nâng cao thì trình độ lý luận chính trị của cán bộ chủ chốt của huyện Đà Bắc cũng dần được nâng cao.

Bảng 4.4. Thực trạng trı̀nh đô ̣ lý luận chính trị của cán bộ chủ chốt năm 2016-2018

Nội dung

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

SL (người) Tỷ lệ (%) SL (người) Tỷ lệ (%) SL (người) Tỷ lệ (%) Khối Đảng 76 100,0 76 100,0 76 100,0 Cao cấp 42 55,3 45 59,2 45 59,2 Trung cấp 36 47,4 21 27,6 21 27,6 Khối Đoàn thể 100 100,0 100 100,0 100 100,0 Cao cấp 24 24,0 26 26,0 26 26,0 Trung cấp 68 68,0 69 69,0 70 70,0 Sơ cấp 8 8,0 5 5,0 4 4,0 Khối chính quyền 176 100,0 179 100,0 179 100,0 Cử nhân 2 1,1 4 2,2 4 2,2 Cao cấp 124 70,5 128 71,5 131 73,2 Trung cấp 50 28,4 47 26,3 45 25,2

Nguồn: Ban tổ chức huyện ủy Đà Bắc (2018)

Theo như kết quả ở bảng 4.4 ta có thể thấy đa phần cán bộ chủ chốt huyện Đà Bắc đều có trình độ lý luận chính trị trung cấp và cao cấp. Ở khối chính

quyền hiện nay chỉ có 2,2% số CBCC có trình độ lý luận là cử nhân. Như vậy, trình độ lý luận cử nhân của CBCC hiện nay còn chiếm tỷ lệ ít, cần khuyến khích và hỗ trợ cán bộ đi học để nâng cao trình độ. Ở khối Đoàn thể vẫn còn một số cán bộ còn trình độ sơ cấp, chủ yếu là ở CBCC cấp xã và thường là các chức danh Bí thư Đoàn thanh niên, hoặc là chủ tịch hội Nông dân cấp xã… Trong thời gian tới, huyện Đà Bắc cần phải có thêm nhiều CBCC cố gắng đạt chuẩn về lý luận chính trị từ trung cấp trở lên để đáp ứng nhu cầu công việc ngày càng cao và xây dựng đội ngũ CBCC của huyện Đà Bắc có năng lực, được đào tạo đạt chuẩn, đảm bảo kế cận trong thời gian tới.

c. Trình độ quản lý Nhà nước

Trình độ quản lý nhà nước chia thành các cấp: chuyên viên cao cấp, chuyên viên chính, chuyên viên. Trình độ quản lý nhà nước của CBCC của huyện Đà Bắc đang thay đổi theo hướng tích cực: số lượng người có trình độ chuyên viên chính và cán sự đang tăng dần qua các năm.

Bảng 4.5. Thực trạng trı̀nh đô ̣ quản lý Nhà nước của cán bộ chủ chốt huyện Đà Bắc

Nội dung

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

SL (người) Tỷ lệ (%) SL (người) Tỷ lệ (%) SL (người) Tỷ lệ (%) Khối Đảng 76 100,0 76 100,0 76 100,0 Chuyên viên chính 28 36,8 31 40,8 32 42,1 Chuyên viên 48 63,2 45 59,2 44 57,9 Khối Đoàn thể 100 100,0 100 100,0 100 100,0 Chuyên viên chính 23 23,0 26 26,0 28 28,0 Chuyên viên 67 67,0 64 64,0 62 62,0 Khối chính quyền 176 100,0 179 100,0 179 100,0 Chuyên viên chính 53 30,1 58 32,4 62 34,6 Chuyên viên 123 69,9 121 67,6 117 65,4

Nguồn: Ban tổ chức huyện ủy Đà Bắc (2018)

Theo kết quả cho thấy, trình độ quản lý nhà nước của CBCC huyện Đà Bắc có tăng lên, chủ yếu là CBCC có trình độ là chuyên viên và chuyên viên chính. Trình độ quản lý nhà nước của CBCC của huyện đang thay đổi theo hướng tích

cực: số lượng người có trình độ chuyên viên chính đang tăng dần qua các năm, trong đó khối chính quyền là cao nhất có 34,6% có trình độ chuyên viên chính, và khối Đoàn thể chiếm tỷ lệ thấp nhất chiếm 28,0% có chuyên viên chính, tuy nhiên, mức tăng chậm, chưa rõ rệt. Số lượng người chưa qua đào tạo là không có, nhưng chưa có CBCC của huyện Đà Bắc đạt trình độ chuyên viên cao cấp. Do những năm qua việc cử CBCC tham gia các khóa ĐTBD kiến thức quản lý nhà nước của huyện Đà Bắc gặp một số khó khăn, việc cử CBCC tham gia các khóa học thường ảnh hưởng đến kế hoạch công tác của CBCC.

4.1.2.2. Phẩm chất chính trị, thái độ làm việc của cán bộ chủ chốt huyện Đà Bắc

a. Phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức

Đội ngũ cán bộ chủ chốt là một trong những lực lượng nòng cốt của chính quyền huyện. Vì vậy, yêu cầu của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã phải có phẩm chất đạo đức và lối sống tốt. Điều này được thể hiện ở thái độ cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư, nhiệt tình với công việc, tận tụy với nhân dân, có ý thức tổ chức kỷ luật công tác tốt. Người cán bộ cần phải trung thực, không cơ hội, gắn bó mật thiết với nhân dân và được nhân dân tín nhiệm.

Bảng 4.6. Mức độ xếp loại phẩm chất đạo đức của cán bộ chủ chốt huyện Đà Bắc giai đoạn 2016 – 2018

Số TT

Mức độ đánh giá xếp loại phẩm

chất đạo đức

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 1 Tốt 352 100 354 99,7 353 99,4 2 Khá 0 0 1 0,3 2 0,6

Nguồn: Ban tổ chức huyện ủy Đà Bắc (2018)

Như vậy, đội ngũ cán bộ chủ chốt huyện Đà Bắc trong giai đoạn 2016-2018 đa phần là có phẩm chất đạo đức đạt loại tốt. Năm 2016 có 100% số lượng cán bộ chủ chốt có phẩm chất đạo đức đạt loại tốt. Năm 2017 có 1 trường hợp và năm 2018 có 2 cán bộ có phẩm chất đạo đức đạt loại khá. Nguyên nhân là do các cán bộ này bị cảnh cáo vì sinh con thứ ba.

b. Thái độ làm việc

Ngoài các kỹ năng thực hiện nhiệm vụ, người CBCC cần có ý thức, thái độ tích cực trong quá trình làm việc, có như vậy mới triển khai tốt các chính sách của Đảng và Nhà nước đến với nhân dân. Để đánh giá về thái độ, ý thức của CBCC trong thực thi công vụ thì ý kiến của công dân địa phương, những người trực tiếp làm việc với CBCC là chính xác nhất. Theo kết quả điều tra thu được như sau:

Bảng 4.7. Kết quả đánh giá của người dân về thái độ, ý thức trong thực thi công vụ của cán bộ công chức

Các tiêu chí đánh giá Mức độ Tốt Khá Bình Thường Kém Số lượng (ý kiến) Tỷ lệ (%) Số lượng (ý kiến) Tỷ lệ (%) Số lượng (ý kiến) Tỷ lệ (%) Số lượng (ý kiến) Tỷ lệ (%) Thái độ đón tiếp 53 58,9 28 31,1 9 10,0 - - Tác phong làm việc 62 68,9 25 27,8 3 3,3 - - Cách giao tiếp ứng xử 58 64,4 22 24,4 8 8,9 2 2,2 Ý thức tinh thần trách nhiệm trong công việc 63 70,0 23 25,6 4 4,4 - -

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018)

Về thái độ đón tiếp công dân của một bộ phận CBCC huyện Đà Bắc được công dân đánh giá ở mức tương đối, với tỷ lệ 58,9% số dân được hỏi cho là CBCC có thái độ tiếp dân là tốt; có 31,1% được cho là có thái độ tiếp công dân khá; 10,0% mức trung bình. Và không có ai đánh giá kém, như vậy theo đánh giá của người dân thì đa phần CBCC của huyện có thái độ đón tiếp người dân nhiệt tình hướng dẫn, giải đáp cho nhân dân.

Về tác phong làm việc của CBCC được công dân đánh giá khá cao. Tỷ lệ người đánh giá mức tốt là 68,9% và mức khá là 27,8%, mức trung bình chỉ chiếm 3,3% và không ai đánh giá mức kém. Nguyên nhân tác phong làm việc của CBCC được đánh giá cao do triển khai thực hiện cơ chế liên thông một cửa trong giải quyết các thủ tục hành chính, hầu hết giải quyết công việc nhân dân trong

ngày, bắt buộc CBCC phải có tác phong làm việc nhanh nhẹn, chỉn chu, dứt điểm nếu không sẽ gây tồn đọng công việc.

Về cách giao tiếp, ứng xử của CBCC đối với nhân dân được nhân dân đánh giá ở mức tốt là 64,4%. Tuy nhiên, vẫn có một số người dân đánh giá kém có 2,2%, qua đó cho thấy cách giao tiếp, ứng xử của CBCC chưa tốt, hiện tượng hách dịch, của quyền, gây phiền hà, bức xúc trong nhân dân vẫn còn.

Cuối cùng là ý thức, tinh thần trách nhiệm trong công việc chỉ được nhân dân đánh giá khá cao, đánh giá ở mức tốt là 70%, mức khá là 25,6%. Tỷ lệ mức bình thường là 4,4% cho thấy ý thức làm việc của một bộ phận CBCC còn thấp, đùn đẩy trách nhiệm cho nhau, tinh thần phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ chung chưa cao.

Nhìn chung, thái độ và ý thức của CBCC trong thực thi công vụ được công dân địa phương đánh giá khá cao dù vẫn còn một số hạn chế. Qua đó, công dân địa phương cũng nêu ý kiến: cần đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức, năng lực và thái độ thực thi công vụ củaCBCC.

4.1.2.3. Kỹ năng làm việc của cán bộ chủ chốt huyện Đà Bắc

Các kỹ năng làm việc là rất cần thiết cán bộ chủ chốt áp dụng những kiến thức, kinh nghiệm vào thực tiễn nhằm đem lại hiệu quả thực thi nhiệm vụ. Trong thực tế tại huyện Đà Bắc cho thấy, các cán bộ chủ chốt có tinh thần làm việc chăm chỉ, chịu khó học hỏi, hoàn thiện bản thân, do vậy kỹ năng tham gia xử lý các công việc phát sinh trong quá trình hoạt động tương đối tốt. Thời gian giải quyết công việc nhanh, đem lại sự hài lòng đối với người dân, phối hợp tốt với các cơ quan chuyên môn, các cơ quan liên ngành trong quá trình quản lý KT–XH trên địa bàn huyện.

Theo số liệu của Ban thường vụ huyện ủy, 100% cán bộ chủ chốt của huyện có các chứng chỉ, bằng cấp đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ liên quan đến vị trí công việc. Cán bộ đều có chứng chỉ Tin học văn phòng đạt trình độ B trở lên, chứng chỉ Tiếng Anh căn bản…. Các cán bộ chủ chốt thành thạo trong các công việc, nắm rõ các văn bản Luật, các quy định, thông tư, xử lý bằng phần mềm chuyên dùng…. Bên cạnh đó, các cán bộ tích cực rèn luyện các kỹ năng mềm như: Kỹ năng lãnh đạo, tham mưu, kỹ năng quản lý…. Tuy nhiên cũng còn tồn tại số ít cán bộ chưa đạt yêu cầu về các kỹ năng này cần phải được bồi dưỡng thêm trong những năm tới.

Bảng 4.8. Kết quả tự đánh giá của cán bộ công chức về các kỹ năng nghề nghiệp của cán bộ chủ chốt huyện Đà Bắc

Đơn vị tính: %

Kỹ năng Tốt Khá Trung bình Yếu

Kỹ năng quản lý 65,5 25,5 9,1 -

Kỹ năng tham mưu, lãnh đạo 51,8 31,8 16,4 -

Kỹ năng thu thập, tổng hợp, đánh giá thông tin 57,3 20,9 15,5 6,4

Kỹ năng tổ chức các cuộc họp 66,4 25,5 8,2 -

Kỹ năng ra quyết định 37,3 40,0 15,5 7,3

Kỹ năng tập hợp, vận động quần chúng nhân dân 56,4 29,1 10,0 4,5 Kỹ năng lập và triển khai kế hoạch công tác 64,5 29,1 4,5 1,8 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018)

Theo như kết quả tự đánh giá của cán bộ về các kỹ năng nghề nghiệp của bản thân mình thì đa phần CBCC đều đánh giá ở mức tốt và mức khá, trong đó có kỹ năng quản lý, kỹ năng tổ chức các cuộc họp, kỹ năng lập và triển khai kế hoạch công tác được đa số CBCC đánh giá ở mức tốt. Tuy nhiên vẫn còn một số kỹ năng mà CBCC đánh giá ở mức thấp như kỹ năng ra quyết định có 15,5% CBCC đánh giá ở mức trung bình và 7,3% đánh giá ở mức yếu. Và kỹ năng thu thập, tổng hợp và đánh giá thông tin vẫn còn 6,4% CBCC đánh giá ở mức yếu. Như vậy, theo kết quả thì CBCC huyện Đà Bắc tự đánh giá vẫn còn nhiều hạn chế về kỹ năng thực thi công vụ, điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến hiệu quả làm việc của cán bộ chủ chốt cấp huyện, nhất là trong giai đoạn cải cách hành chính, mở cửa hội nhập của nền kinh tế diễn ra mạnh mẽ như hiện nay.

4.1.2.4. Sức khỏe, thể lực của cán bộ chủ chốt huyện Đà Bắc

Để nâng cao sức khỏe cho đội ngũ cán bộ công chức, chủ yếu thông qua các hoạt động do Ban chấp hành Công đoàn đề xuất với Thường trực Huyện ủy và lãnh đạo MTTQ và đoàn thể tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, tổ chức đi tham quan... để giúp cho đội ngũ công chức nâng cao sức khỏe về mặt thể chất và tinh thần, tạo động lực cho họ phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Thường xuyên tổ chức các phong trào thi đua của Huyện và của Tỉnh như Tổ chức giải cầu lông vào các ngày thành lập ngành Tổ chức ...Ban đã tham mưu triển khai tổ chức chào mừng các ngày lễ lớn trong năm.

Để có thể lực tốt nhất phục vụ cho công việc, thực hiện Quyết định số 1613/BYT-QĐ ngày 15/8/1997 về việc ban hành tiêu chuẩn phân loại sức khỏe

để khám tuyển, khám định kỳ cho người lao động, hàng năm cán bộ chủ chốt, cán bộ công chức cấp xã, phường đều được khám sức khỏe định kỳ với những nội dung khám và xét nghiệm cụ thể: đo các chỉ số thể lực, khám lâm sàng chuyên khoa (nội, ngoại, da liễu, mắt tai, mũi, họng,…), xét nghiệm máu (HIV, men gan, xét nghiệm huyết học, axit uric…), xét nghiệm nước tiểu, chụp X quang, siêu âm, điện tim đồ… để đánh giá tổng thể sức khỏe người lao động cũng như phát hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng công tác của cán bộ chủ chốt thuộc diện quản lý của ban thường vụ huyện ủy đà bắc, tỉnh hòa bình (Trang 60 - 68)