Điều kiện kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại sở công thương tỉnh bắc ninh (Trang 44 - 48)

Phần 3 Địa bàn và phương pháp nghiên cứu

3.1.2.Điều kiện kinh tế-xã hội

3.1 Đặc điểm địa bàn

3.1.2.Điều kiện kinh tế-xã hội

3.1.2.1. Đặc điểm dân cư và xã hội

Theo số liệu thống kê năm 2016 tỉnh Bắc Ninh có 1.132.231 người, mật độ dân số bình quân 1.376 người/km2 .

Xét theo khu vực thành thị, nông thôn cho thấy tốc độ đơ thị hóa của Bắc Ninh diễn ra nhanh, năm 2011 dân số sống ở khu vực thành thị là 269.373 người đến năm 2016 là 318.516 người; ở khu vực nông thôn là 774.861 người năm 2011 tăng lên 813.715 người năm 2015.

Tổng số lao động năm 2016 là 647.932 người. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chiếm 47,89% so với tổng số lao động, tỷ lệ thất nghiệp thành thị 2,87% so với tổng số lao động, giải quyết việc làm cho người lao động bằng nhiều hình thức khác nhau. Thu nhập bình quân/người năm 2016 là 95,10 triệu.

3.1.2.2. Cơ sở hạ tầng

a. Giao thông

Bắc Ninh là tỉnh có điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông vận tải. Mạng lưới giao thông bao gồm đường sắt, đường bộ, đường thuỷ đã được hình thành từ lâu. Hơn nữa, đây là cửa ngõ của thủ đô Hà Nội, trong khu vực tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nơi - Hải Phịng - Quảng Ninh nên được Chính phủ quan tâm đầu tư cho phát triển các tuyến đường huyết mạch: Quốc lộ 1, quốc lộ 18, quốc lộ 38 và tuyến đường sắt Hà Nội - Bắc Ninh - Lạng Sơn.

b. Bưu chính- viễn thơng

Hệ thống thông tin liên lạc tiếp tục được hiện đại hóa. Bắc Ninh là một trong những tỉnh đầu tiên trong cả nước xây dựng và đưa vào sử dụng cổng giao tiếp điện tử, bán điện tử phục vụ cho công tác quản lý và hiện đại hóa

dịch vụ thông tin. Năm 2016, tổng số thuê bao điện thoại 1.186.000 thuê bao (trong đó: thuê bao điện thoại cố định 126.000 thuê bao, thuê bao điện thoại di động 1.060.000 thuê bao). Dịch vụ Internet cũng phát triển với tốc độ nhanh, mở rộng đến 100% xã trên địa bàn, năm 2016 có 63.800 thuê bao.

c. Giáo dục và đào tạo

Bắc Ninh, miền đất sinh thành vị tổ của nền khoa bảng Việt Nam, nơi có làng Tam Sơn (xã Tam Sơn - Thị xã Từ Sơn), địa phương duy nhất trong cả nước có đủ tam khôi với 22 vị tiến sĩ trong đó có 2 trạng nguyên. Truyền thống hiếu học đất Kinh Bắc năm xưa đã và đang được lớp lớp con cháu kế thừa và phát huy. Mạng lưới trường học ở tất cả các bậc học từ mầm non, phổ thông phát triển đều khắp trên địa bàn toàn tỉnh. Cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên trong các trường ngày càng được củng cố về chất lượng và phát triển về số lượng theo hướng chuẩn hố. Tính đến nay toàn tỉnh đã có hơn 200 trường ở các ngành học, bậc học được công nhận là trường chuẩn Quốc gia. Theo đó chất lượng giáo dục cũng từng bước được nâng cao. Bắc Ninh là một trong những tỉnh có tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp các cấp cao so với cả nước. Đặc biệt, Bắc Ninh luôn được xếp vào nhóm 10 tỉnh có tỷ lệ học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng cao nhất trong cả nước. Đi liền với các thành tích trên, cơng tác xã hội hoá giáo dục được đẩy mạnh và phát triển bằng các hoạt động thiết thực thông qua các trung tâm giáo dục cộng đồng, các hội khuyến học từ tỉnh, huyện đến các thơn làng, dịng họ đã góp phần đáng kể vào sự phát triển của giáo dục tỉnh nhà.

Nhiều địa phương đã quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học khang trang sạch đẹp, hầu hết các trường phổ thông đều được xây dựng cao tầng, kiên cố. Năm học 2014 - 2016 toàn tỉnh đã nâng tỷ lệ phòng học kiên cố từ 88,12% (năm 2014) lên 91,77%, đảm bảo đủ phòng cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học, học sinh trung học cơ sở học 2 buổi/ngày. Trong những năm qua cùng với sự đẩy mạnh phát triển kinh tế, sự nghiệp giáo dục, đào tạo được giữ vững và có nhiều tiến bộ rõ rệt.

d. Y tế

Công tác y tế và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân luôn luôn được tỉnh đặc biệt chú trọng, thể hiện ở mạng lưới các bệnh viện, phòng khám đa khoa khu vực rải đều khắp các huyện, thị xã, thành phố, 100% các xã, phường, thị

trấn có trạm y tế. Cơ sở vật chất, đội ngũ y sỹ, bác sỹ tăng dần qua các năm. Năm 2016 số giường bệnh trong tồn tỉnh 3.346; số cán bộ cơng tác ở ngành y là 3.114 người (trong đó bác sỹ là 1.144 người, y sĩ là 748 người, y tá là 925 người, hộ sinh là 297 người). Năm 2016 đã thực hiện tiêm chủng cho 98,2% trẻ em trong toàn tỉnh.

3.1.2.3. Thực trạng phát triển kinh tế

a. Khu vực kinh tế nông nghiệp

Trong những năm qua, sản xuất nông - lâm nghiệp - thuỷ sản vượt qua khó khăn tiếp tục phát triển khá, chuyển mạnh sang sản xuất hàng hoá, hiệu quả được nâng cao. Giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp - thuỷ sản năm 2016 (theo giá hiện hành so sánh 2010) 10.274,9 tỷ đồng, tăng gấp 1,29 lần so với năm 2011. Cơ cấu giá trị sản xuất trong nội bộ ngành đang chuyển dịch tích cực theo hướng giảm trồng trọt, tăng dần chăn nuôi, thuỷ sản và dịch vụ nông nghiệp.

b. Khu vực kinh tế công nghiệp

Lợi thế của tỉnh nằm trong các vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng đồng bằng Sông Hồng, liền kề với Thủ đô Hà Nội, vùng tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, có mơi trường đầu tư hấp dẫn, với nhiều chính sách ưu đãi nên q trình cơng nghiệp hố được đẩy nhanh theo hướng hiện đại. Trong giai đoạn 2011 - 2016 ngành công nghiệp luôn giữ mức tăng trưởng cao, năm 2016 tổng sản phẩm công nghiệp trong tỉnh (giá hiện hành.đạt 623.070,0 tỷ đồng.

Sự phát triển nhanh chóng của ngành cơng nghiệp đã góp phần tích cực vào tăng trưởng ngân sách địa phương, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, tạo việc làm, tăng thêm của cải vật chất và tăng thu nhập cho người lao động.

Ngành xây dựng đã có nhiều cố gắng trong việc xây dựng và quy hoạch phát triển đô thị và nhà ở gắn với khu công nghiệp, khu dịch vụ. Nhờ đó, cảnh quan, kiến trúc đô thị, môi trường, bộ mặt nông thôn đã được đổi thay đáng kể.

c. Khu vực kinh tế dịch vụ

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2016 đạt 34.696,0 tỷ đồng, trong đó thương nghiệp đạt 27.416,0 tỷ đồng, khách sạn nhà hàng 2.870,0 tỷ đồng. Đây là kết quả quan trọng, phản ánh quá trình kinh tế Việt

Nam nói chung, tỉnh Bắc Ninh nói riêng bước vào hội nhập ngày càng sâu, rộng với kinh tế quốc tế.

3.1.2.4. Diện tích đất đai

Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh theo kết quả thống kê đất đai năm 2016 là 82.271,1ha. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, đời sống của nhân dân đã không ngừng được cải thiện và nâng cao, bộ mặt đơ thị và nơng thơn đã có nhiều thay đổi, nhu cầu sử dụng đất cho các lĩnh vực kinh tế đặc biệt xây dựng cơ sở hạ tầng và nhà ở tăng lên nhanh chóng…

Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất tỉnh Bắc Ninh năm 2016 STT Loại đất Diện tích (ha. Cơ cấu (%) Tổng diện tích tự nhiên 82271.1 100.00 1 Đất nông nghiệp 49686.2 60.39

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 43856.6 53.31

1.2 Đất lâm nghiệp 590.9 0.72 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 5081.3 6.18 1.4 Đất nông nghiệp khác 157.4 0.19 2 Đất phi nông nghiệp 32369.7 39.35

2.1 Đất ở 10167.8 12.36

2.2 Đất chuyên dùng 16860.8 20.49

2.3 Đất cơ sở tôn giáo 191.5 0.23

2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng 145.7 0.18

3 Đất chưa sử dụng 215.2 0.26

Nguồn: UBND tỉnh Bắc Ninh (2017)

Một số đơn vị hành chính cấp huyện, xã trên địa bàn tỉnh có sự biến động lớn về cơ cầu sử dụng đất theo hướng chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp, hiện nay diện tích đất nơng nghiệp cịn là 49.686,2ha, chiếm 60,39% tổng diện tích tự nhiên; đất phi nông nghiệp 32.369,7ha, chiếm 39,35% tổng diện tích tự nhiên; đất chưa sử dụng 215,2ha, chiếm 0,26% tổng diện tích tự nhiên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại sở công thương tỉnh bắc ninh (Trang 44 - 48)