Nội dung của cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “Một cửa”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại sở công thương tỉnh bắc ninh (Trang 28 - 30)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.1.5.Nội dung của cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “Một cửa”

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.5.Nội dung của cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “Một cửa”

Cải cách thủ tục hành chính là yêu cầu bức xúc của nhân dân, doanh nghiệp, của các tổ chức và nhà đầu tư nước ngoài, là khâu đột phá của tiến trình cải cách hành chính Nhà nước. Trong tiến trình phát triển và hội nhập, cải cách thủ tục hành chính có một vai trị đặc biệt quan trọng. Nếu thủ tục hành chính nói riêng, nền hành chính nói chung khơng được hay chậm cải cách thì sẽ là một rào cản kìm hãm sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước ta. Nghị quyết 38/CP ngày 1/5/1994 của Chính phủ “Về cải cách một bước thủ tục hành chính trong việc giải quyết công việc của công dân và tổ chức” là khâu đột phá trong cải cách hành chính Nhà nước đã phát huy tác dụng và đạt được những kết quả nhất định trong thời gian qua. Tuy nhiên, trước yêu cầu hội nhập ngày càng sâu rộng, thủ tục hành chính cần phải cải cách mạnh mẽ hơn nữa.

2.1.5.1. Quy trình giải quyết TTHC theo cơ chế “Một cửa”

Cải cách thể chế hành chính nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật quan trọng, tạo hành lang pháp lý trong việc phát triển kinh tế xã hội và tổ chức hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước ở các cấp như: Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, được ban hành kèm theo Quyết định số 93/2007/QĐ- TTg ngày 22/6/2007 của Thủ Tướng Chính Phủ, Quyết định số 30/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đơn giản hóa TTHC trên các lĩnh vực quản lý nhà nước.

Tiếp tục đẩy mạnh cơng tác rà sốt các quy định thủ tục hành chính ở bộ phận "tiếp nhận và trả hồ sơ giấy tờ". Trước mắt, cần tập trung vào một số loại thủ tục: Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và cấp giấp phép xây dựng; Thủ tục đăng ký kinh doanh, dịch vụ; Thủ tục tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; Đối với các địa phương, những vấn đề về đất đai, xây dựng, kinh doanh, buôn bán và khiếu nại, tố cáo thường là những vấn đề bức xúc. Vì vậy, cần có một đầu mối trực thuộc ủy ban nhân dân tỉnh gắn liền với trách nhiệm của chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh để tiến hành rà soát và chỉ đạo thực hiện các thủ tục hành chính trong giải quyết những vấn đề này.

Rà soát nhằm đánh giá sự cần thiết, phù hợp của TTHC và các quy định có liên quan đến TTHC so với mục tiêu quản lý nhà nước, đáp ứng các nguyên tắc về quy định TTHC và thực hiện TTHC tại Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ.

Trong q trình rà sốt phải chú ý đến đối tượng chịu sự tác động của các TTHC nhằm xây dựng phương án sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ các quy định về TTHC, đảm bảo đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện và cắt giảm chi phí tuân thủ TTHC cho các đối tượng thực hiện TTHC; kịp thời phát hiện những quy định về TTHC không cần thiết, không phù hợp, không đáp ứng được các nguyên tắc về quy định và thực hiện TTHC, đề xuất với thành phố và cơ quan có thẩm quyền phương án sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc hủy bỏ.

Đối với các TTHC, quy định có liên quan chặt chẽ với nhau, kết quả thực hiện TTHC này là tiền đề để thực hiện TTHC tiếp theo thì phải rà sốt đồng thời, tổng thể theo nhóm TTHC, các quy định có liên quan.

2.1.5.2. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức

Công tác tuyển dụng, đổi mới công tác quản lý cán bộ công chức, đề cao trách nhiệm người đứng đầu trong thực thi nhiệm vụ, cơng vụ, triển khai thí điểm thực hiện Đề án, thí điểm tổ chức thi tuyển một số chức vụ lãnh đạo, quản lý trong một số cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương

Trách nhiệm của CB, CC là vấn đề quan trọng đang được Đảng và NN quan tâm, chấn chỉnh. Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa X về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy NN đã xác định yêu cầu của cải cách hành chính phải bảo đảm phân định rõ trách nhiệm giữa tập thể và người đứng đầu cơ quan hành chính, xây dựng đội ngũ CB, CC có phẩm chất c.trị, trình độ chun mơn nghiệp vụ, tinh thần trách nhiệm và tận tụy phục vụ n.dân. Nội dung này đã được NN thể chế hóa trong các quy định của Luật CB, CC năm 2008. Trước hết, Điều 3 của Luật CB, CC năm 2008 đã quy định các nguyên tắc trong thi hành c.vụ: “Công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền và có sự kiểm tra, giám sát”, “ Bảo đảm thứ bậc hành chính và sự phối hợp chặt chẽ”. Các nguyên tắc này đều xuất phát từ yêu cầu hoạt động c.vụ, bảo đảm thẩm quyền phải gắn với chức trách được giao. Điều đó tạo tiền đề và cơ sở nâng cao trách nhiệm của CB, CC trong thực thi c.vụ. Để cụ thể hóa các nguyên tắc trách nhiệm, Điều 5 Luật CB, CC năm 2008 khi quy định cụ thể các nguyên tắc quản lý CB, CC đã nhấn mạnh nguyên tắc: “Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ trách nhiệm cá nhân và phân công, phân cấp rõ ràng”. Trong quản lý CB, CC (bao gồm cả việc quản lý thực thi c.vụ) vấn đề trách nhiệm cá nhân và thực hiện phân công, phân cấp rõ ràng

nhằm xác định trách nhiệm trong hoạt động c.vụ; nhờ đó việc xử lý các sai phạm hoặc việc khen thưởng, đánh giá được thực hiện một cách chính xác và kịp thời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại sở công thương tỉnh bắc ninh (Trang 28 - 30)