Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại sở công thương tỉnh bắc ninh (Trang 57 - 61)

Phần 3 Địa bàn và phương pháp nghiên cứu

3.2.Phương pháp nghiên cứu

3.2.1. Phương pháp tiếp cận

xuống huyện và xuống các cơ sở, Phịng cơng thương các huyện.

Tiếp cận có sự tham gia: Sử dụng phương pháp phỏng vấn người cung cấp dịch vụ hành chính cơng và người thụ hưởng.

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

3.2.2.1. Số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp là những số liệu đã được điều tra, chọn lọc và xử lý. Những số liệu này được thu thập từ:

Sở công thương tỉnh Bắc Ninh

Số liệu thống kê của UBND tỉnh Bắc Ninh Sách báo và những bài báo cáo tốt nghiệp trước. Cụ thể qua bảng sau:

Bảng 3.2. Nguồn thu thập thông tin thứ cấp

Thơng tin Nguồn

Tình hình sử dụng đất đai của tỉnh Bắc Ninh

Báo cáo tổng kết kinh tế xã hội tỉnh Bắc Ninh

Tình hình lao động của tỉnh Bắc Ninh Báo cáo tổng kết kinh tế xã hội tỉnh Bắc ninh

Tăng trưởng GDP và cơ cấu kinh tế của tỉnh Bắc Ninh

Niên giám thống kê

Kinh nghiệm của một số tỉnh khác về tình hình cải cách TTHC

Một số trang web, sách báo và báo cáo của các năm trước

3.2.2.2. Số liệu sơ cấp

Hàng tháng bình qn có 512 lượt thực hiện các thủ tục hành chính tại sở công thương tỉnh Bắc Ninh, số cán bộ hiện tại của sở công thương tỉnh Bắc Ninh là 74 cán bộ qua đó tiến hành điều tra 90 mẫu người thụ hưởng và 30 mẫu là cán bộ sở công thương tỉnh Bắc Ninh.

Số mẫu được điều tra được tính theo cơng thức: n = N/(1+ Nx e2)

Trong đó: N là tổng thể mẫu n là số mẫu điều tra

e là mức ý nghĩa thống kê (tại mức ý nghĩa 90%, e = 0,10) Vậy số mẫu phải điều tra trong nghiên cứu:

n(thụ hưởng) = 512/{1+ (512x(0.1)2)} = 83,6(mẫu )

Như vậy với 83,6 mẫu tại thời diểm nghiên cứu là phù hợp đối với đối tượng là người thụ hưởng, đến làm thủ tục hành chính tại sở. Đề tài tiến hành điều tra 90 mẫu đảm bảo được các nguyên tắc thống kê.

Phương pháp điều tra, phỏng vấn: Phỏng vấn theo phiếu điều tra và phỏng vấn bán cấu trúc.

Phỏng vấn KIP: là phương pháp phỏng vấn trực tiếp người nắm giữ thông tin quan trọng về đối tượng nghiên cứu. Thông tin được thu thập qua những người nắm thông tin chủ chốt: Cán bộ ở Sở công thương tỉnh Bắc Ninh; Ban lãnh đạo các phòng ban.

3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu

Các thông tin thu thập được tổng hợp và xử lý bằng các phần mềm như Excel và các công cụ xử lý số liệu khác.

3.2.4. Phương pháp phân tích số liệu

- Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp thống kê mô tả để thông qua các số liệu thống kê có thể phản ánh thực trạng, tình hình triển khai các thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại sở cơng thương tỉnh Bắc Ninh. Trên cơ sở các bảng thống kê sắp xếp theo hệ thống hai chiều số liệu các chỉ tiêu thống kê, các thông tin về đối tượng, nội dung, trách nhiệm thực hiện trong quản lý trên các hàng và cột. Dùng số tuyệt đối phản ánh quy mô, khối lượng các chỉ tiêu.

- Phương pháp so sánh: Trên cơ sở số liệu điều tra, sử dụng phương pháp so sánh để đánh giá động thái phát triển của công tác cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” theo thời gian và không gian, so sánh mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến việc thực hiện cơ chế “một cửa” trong cải cách thủ tục hành chính. So sánh, đối chiếu các chỉ tiêu, số lượng hồ sơ giải quyết qua các năm từ đó tổng hợp, đánh giá những nét chung, nét riêng của chỉ tiêu được so sánh. Trên cơ sở đó có thể đánh giá được một cách khách quan thực trạng việc giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”, đưa ra các giải pháp cụ thể, tối ưu nhất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phương pháp quan sát: Là phương pháp tri giác có mục đích, có kế hoạch về cơ chế "một cửa" và quá trình triển khai cơ chế "một cửa" trong những điều kiện khác nhau, tại các địa bàn khác nhau nhằm thu thập những số

liệu, sự kiện cụ thể đặc trưng cho quá trình diễn biến để từ đó tìm ra phương pháp, giải pháp hoàn thiện cơ chế "một cửa".

3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

- Các chỉ tiêu phản ánh thực trạng thực hiện cơ chế một cửa trong cải cách thủ tục hành chính:

+ Vị trí làm việc của bộ phận “một cửa”; + Cơ sở vật chất tại bộ phận “một cửa”;

+ Hướng dẫn thủ tục và yêu cầu liên quan đến giải quyết hồ sơ; + Thủ tục hồ sơ theo quy định;

+ Mức độ thành thạo chuyên môn nghiệp vụ; + Nhận giấy hẹn khi nộp hồ sơ;

+ Thời gian chờ đến lượt giải quyết;

+ Thái độ, tinh thần của cán bộ, công chức; + Tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức; + Hiện tượng nhũng nhiễu, tiêu cực;

+ Việc phân loại và chuyển hồ sơ tới cơ quan chuyên môn; + Sự phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn;

+ Thời gian giải quyết thủ tục; + Mức thu phí, lệ phí;

+ Việc niêm yết, cơng khai thủ tục hành chính; + Cơng tác rà sốt, cắt giảm thủ tục hành chính; + Về thiết bị, hệ thống mạng;

+ Công tác đào tạo, bồi dưỡng và chế độ đãi ngộ đối với cán bộ.

- Các chỉ tiêu đánh giá sự hài lòng của người dân

+ Về sự phục vụ của cán bộ tại bộ phận "một cửa";

+ Ý kiến so sánh của người dân về giải quyết thủ tục hành chính trước và sau khi thực hiện cơ chế "một cửa".

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại sở công thương tỉnh bắc ninh (Trang 57 - 61)