Giải pháp cụ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại sở công thương tỉnh bắc ninh (Trang 87 - 94)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.3.2.Giải pháp cụ thể

4.3. Các giải pháp cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” tại sở

4.3.2.Giải pháp cụ thể

4.3.2.1. Tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức

a. Công tác đào tạo bồi dường cán bộ, công chức

Do mức độ thành thạo chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ công chức theo ý kiến đánh giá của người dân còn chưa thành thạo dẫn đến thời gian chờ đến lượt giải quyết hồ sơ của người dân còn lâu. Thái độ tinh thần, trách nhiệm của một số cán bộ còn chưa tốt, làm cho xong nhiệm vụ, thiếu trách nhiệm, vô trách nhiệm trong cơng việc, người dân cịn ý kiến khơng hài lịng. Cán bộ, cơng chức cịn chưa được quan tâm đến đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ.

Việc nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ hành chính cơng phụ thuộc trực tiếp vào năng lực và đạo đức của đội ngũ công chức làm việc trong các cơ quan hành chính cung ứng dịch vụ công. Tuy nhiên, năng lực và đạo đức của đội ngũ này, một mặt gắn liền với nỗ lực cá nhân của mỗi người; song mặt khác rất quan trọng phụ thuộc vào việc tổ chức đó tạo điều kiện, bồi dưỡng và phát huy vai trò của các cá nhân trong tổ chức như thế nào. Khuyến khích sự tham gia của cơng chức vào hoạt động quản lý, tăng cường ủy quyền và trách nhiệm cá nhân. Tổ chức cần thường xuyên khuyến khích và phát huy các sáng kiến của công chức trong cải tiến chuyên môn, nghiệp vụ, ứng dụng và phổ biến rộng các sáng kiến hay như sử dụng hệ thống kiến nghị SS (suggestion scheme - Thu thập các ý tưởng đề nghị cải tiến của mọi cán bộ, không phân biệt ý kiến lớn hay bé, miễn có ý kiến là tốt). Để tăng cường sự tham gia và tính chủ động của cơng chức, cần tạo cán bộ công chức phạm vi hoạt động tương đối độc lập trong cơng việc của mình và đánh giá họ dựa trên cơ sở kết quả cuối cùng.

Bên cạnh các giải pháp nhằm nâng cao năng lực của công chức, các đơn vị phải tạo ra mơi trường khuyến khích cơng chức phát huy năng lực và phẩm chất của mình. Các đơn vị phịng ban cần quan tâm đến những giải pháp sau: Có các khuyến khích thỏa đáng đối với cơng chức về mặt vật chất và tinh thần theo cơng lao đóng góp của họ; Tạo cho cán bộ công chức sự tự chủ trong công việc và khả năng ứng xử trước những tình huống xảy ra; Đề cao giá trị đạo đức của người công chức; Tạo môi trường làm việc đoàn kết, tin tưởng, phối hợp và giúp đỡ lẫn nhau.

Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng làm việc, giao tiếp, ứng xử và kinh nghiệm giải quyết công việc của cán bộ, công chức là giải pháp cơ bản góp phần nâng cao hiệu quả của cơ chế một cửa, từ đó lấy cơ sở để quản lý chất lượng công việc của đơn vị và của cá nhân. Trước tiên, phải xây dựng nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức sao cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ, nhất là đối với cán bộ, công chức mà vị trí làm việc khơng đúng chun ngành đào tạo. Đối với cán bộ, công chức làm việc tại bộ phận một cửa nội dung đào tạo, bồi dưỡng phải đảm bảo yêu cầu đặc thù tính chất cơng việc, cần có trọng tâm, trọng điểm và theo chuyên đề như: Kỹ năng hành chính; kỹ năng giao tiếp; kỹ năng tiếp nhận và xử lý hồ sơ hành chính; kỹ năng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO trong quá trình giải quyết TTHC và ứng dụng tin học, Kiến thức cơ bản về công

chức - công vụ; đạo đức công chức; thủ tục hành chính; dịch vụ hành chỉnh cơng. Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật để cán bộ, công chức cập nhật kịp thời những chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ phải được tổ, chức định kỳ hàng năm và có sự phân bổ hợp lý.

Xây dựng và nâng cao vai trò của văn hố cơng sở trong việc phát huy tính tích cực lao động của cán bộ, công chức.Trước hết, việc tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ lãnh đạo, cán bộ, công chức và nhân dân về văn hóa cơng sở là rất cần thiết. Cán bộ, cơng chức phải có tác phong tốt. Tác phong của người cơng chức có văn hóa ở cơng sở thể hiện cách giải quyết cơng việc dứt khốt, có nguyên tắc nhưng nhẹ nhàng, tôn trọng người giao tiếp: nói năng mạch lạc, đi đứng đàng hồng, ánh mắt thiện cảm, nó xa lạ với việc nhận của đút lót, hối lội... Văn hóa cơng sở tại các cơ quan hành chính thể hiện ở quyền được thơng tin và cách thức cung cấp thông tin cho công chúng. Công dân đến công sở phải có quyền nhận được những thông tin mà họ cần. Thực hành dân chủ trong cơ quan chính là biểu hiện của việc nâng cao văn hóa cơng sở mỗi cơ quan nói chung và bộ phận một cửa nói riêng.

Giáo dục, nâng cao giá trị nghề nghiệp của cán bộ, công chức hành chính Nhà nước. Cán bộ, công chức sẽ làm việc tích cực hơn khi nghề nghiệp của họ được xã hội tôn vinh, coi trọng, khi mà chính họ có được niềm tự hào mình là cán bộ, công chức Nhà nước. Muốn vậy, ít nhất việc tuyển dụng cán bộ, công chức vào các cơ quan hành chính Nhà nước phải nghiêm túc để cán bộ, công chức và người dân không cịn có cảm giác "vào cơ quan hành chính Nhà nước chủ yếu nhờ ô dù, quen thân, chạy tiền". Bên cạnh đó, mức lương của cán bộ, công chức phải bảo đảm ở mức sống trung bình của xã hội. Cần giáo dục định hướng giá trị nghề nghiệp cho các cán bộ, công chức, giúp họ hướng đến các giá trị như: trách nhiệm, liêm chính, khách quan, cơng bằng, sáng tạo, uy tín, tuân thủ luật pháp, xây dựng tầm nhìn nền cơng vụ hướng đến mục tiêu phục vụ chuyên nghiệp, hiệu quả.

Giáo dục, khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước và cần cù lao động của cán bộ, công chức là một giải pháp đáp ứng yêu cầu giáo dục, kích thích tính tích cực lao động cho đội ngũ cán bộ, cơng chức. Đó là, tiếp thu, phát triển những giá trị truyền thống còn phù hợp, như: truyền thống tương thân, tương ái, đồng cam, cộng khổ, đoàn kết, giúp đỡ nhau trong lao động... Bên

cạnh đó cần loại bỏ triệt để những truyền thống khơng cịn phù hợp hoặc đã trở nên lạc hậu, cản trở sức lao động của đội ngũ cán bộ, cơng chức hiện tại, như: bình quân chủ nghĩa, "xấu đều hơn tốt lỏi".

b. Chế độ đãi ngộ cán bộ, công chức

Cải thiện thu nhập, chăm lo đời sống vật chất và điều kiện làm việc cho cán bộ, cơng chức trong các cơ quan. Lợi ích kinh tế vẫn là động lực quan trọng nhất đối với việc kích thích tính tích cực lao động của cán bộ, công chức hiện nay. Thực tế chỉ cho thấy, khi cuộc sống của cán bộ, công chức ổn định thì họ mới tồn tâm, toàn ý làm việc tận tuỵ, nâng cao tinh thần trách nhiệm và có hiệu quả. Thu nhập cá nhân cho cán bộ, công chức là vấn đề nhạy cảm có tác động làm lay động tâm tư, tình cảm, tư tưởng của họ. Do đó, cần phải tính tốn giữa việc xã hội hóa dịch vụ cơng và chi trả lương cho cán bộ, công chức sao cho nguồn ngân sách của Nhà nước có thể đáp ứng được và mức lương của cán bộ, công chức phải đạt ở mức trung bình khá của xã hội thì mới có thể u cầu cao về tính tích cực lao động của họ được.

Việc quản lý tài chính cơng mỗi cơ quan cần phải quản lý, tính tốn hợp lý sao cho tiết kiệm chi tiêu hơn, lấy nguồn đó để tăng thêm thu nhập cho cán bộ, công chức. Thực tế hiện nay đối với cán bộ công chức làm việc tại bộ phận một cửa điện tử liên thông được hưởng phụ cấp 300 000đ/ tháng và được trang bị 01 bộ đồng phục trị giá 2 triệu đồng/1 năm. Với chế độ như vậy chỉ là nguồn động viên đối với cán bộ cơng chức cịn so với nhu cầu tối thiểu thực tế thì thực sự cịn chưa đáp ứng được.

Cần khuyến khích khai thác được tiềm năng, phát huy sở trường của người công chức trong từng trường hợp cụ thể để kết hợp được tính chủ động, sáng tạo của mỗi cá nhân với sức mạnh của cả tập thể. Cán bộ lãnh đạo cần thường xuyên quan tâm giải đáp các câu hỏi: hiện nay, điều gì khiến cơng chức hăng say làm việc? Yếu tố nào đang khuyến khích, tạo động lực cho họ phấn đấu, vươn lên?. Những nhu cầu cơ bản để duy trì cuộc sống con người chưa được thoả mãn ở mức độ cần thiết thì những nhu cầu khác (được coi là cao cấp hơn) cũng khó khuyến khích được cơng chức tâm huyết cơng tác. Nhóm các nhu cầu về an toàn, ổn định nghề nghiệp, chế độ chính sách đãi ngộ thoả đáng, trang thiết bị làm việc tốt cũng rất quan trọng. Sự hài lòng về các nhu cầu này giúp công chức yên tâm công tác, giảm thiểu những bất

mãn, phản kháng ngầm trong cơ quan, đơn vị. Nhưng, động lực thúc đẩy công chức không ngừng phấn đấu vươn lên để đạt năng suất và hiệu quả cơng tác cao chính là việc thoả mãn nhu cầu về sự tiến bộ trong sự nghiệp, bao gồm các yếu tố như: giao việc hợp lý, có tính thách thức để khẳng định năng lực; trao quyền đầy đủ gắn với trách nhiệm; ghi nhận thành tích cơng tác và đánh giá sự trưởng thành một cách công khai, công bằng; trân trọng các ý tưởng sáng tạo, tạo cơ hội phát huy tài năng và thăng tiến.

Người đứng đầu một cơ quan phải tạo được cơ chế tốt để các nhân viên có điều kiện phát triển, một mơi trường hịa đồng, thân thiện có tính đồn kết cao và điều cốt lõi là người lãnh đạo cần giải quyết tốt được bài toán về quyền lợi của mỗi thành viên trong cơ quan sao cho công bằng, phù hợp với năng lực làm việc và khả năng cống hiến của từng người.

Để giải pháp này mang lại hiệu quả mỗi cán bộ, công chức trong các đơn vị, cơ quan HCNN nói chung và cán bộ, công chức sở cơng thương nói riêng cần phát huy hết khả năng của mình trong lao động sáng tạo và tinh thần đoàn kết hợp tác, thực sự là tài sản vô giá và sự phát triển của sở công thương không thể tách rời sự đóng góp cống hiến của cán bộ, cơng chức. Đồng thời, chính sự nỗ lực, cố gắng của mỗi thành viên đã và đang góp phần xây dựng hình ảnh, uy tín của sở công thương, khẳng định và phát huy các giá trị văn hóa tinh thần tốt đẹp.

4.3.2.2. Đầu tư cơ sở vật chất gắn với đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin

Cơ sở vật chất có một ảnh hưởng khơng nhỏ đến việc thành cơng khi thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa. Cơ sở vật chất hiện đại, cùng với đội ngũ cán bộ, cơng chức có trình độ, am hiểu chuyên môn chắc chắn sẽ là điều kiện tốt để công tác cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa đạt kết quả như mong muốn.

Cần tăng cường đầu tư kinh phí để trang bị máy móc thiết bị, đường truyền, nâng cấp phần mềm đáp ứng với tình hình phát triển của cơng nghệ thơng tin hiện nay.

Đẩy mạnh đổi mới, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp trực tuyến liên quan đến.

Tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của Sở với số lượng phù hợp, chất lượng ngày càng nâng cao, cơ cấu hợp lý, có trình độ chuyên

mơn, có phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần trách nhiệm, khơng ngừng đổi mới, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ của thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.

Cần làm tốt công tác tuyển chọn cán bộ, công chức, mặt khác, cần phải coi trọng việc sử dụng, bố trí cán bộ, cơng chức làm việc đúng vị trí , phù hợp với trình độ, năng lực của họ để đảm bảo giải quyết các thủ tục hành chính cho cơng dân một cách đúng đắn.

Cần có chế độ đãi ngộ thỏa đáng cho cán bộ làm việc tại bộ phận một cửa liên thông. Nếu làm tốt công tác này thì sẽ tạo động lực làm việc cho cán bộ, công chức, giúp họ yên tâm công tác tại bộ phận này và phát huy những tri thức, kiến thức vào thực hiện cơng việc, góp phần nâng cao hiệu suất và hiệu quả công viêc được giao.

Để đảm bảo cho đội ngũ cán bộ, công chức thực sự hiểu rõ công việc, thạo việc và chun mơn hóa cao; việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức bộ phận “một cửa liên thơng” nói riêng và tồn thể cán bộ, cơng chức các phịng ban chun môn, các đơn vị liên quan là hết sức cần thiết, cần phải chú trọng phối hợp với các sở ban ngành cấp tỉnh mở các lớp tập huấn nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ về kỹ năng nâng cao kiến thưc nghiệp vụ cải cách hành chính.

4.3.2.3. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát

Công tác kiểm tra, giám sát là một trong những nội dung quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả cải cách thủ tục hành chính. Vì vậy, cần tổ chức giao ban định kỳ để các phịng ban chun mơn và bộ phận tiếp nhận hồ sơ báo cáo về kết quả, số lượng hồ sơ đã tiếp nhận, đã giải quyết và còn tồn đọng ở khâu nào, lý do tồn đọng để kịp thời điều chỉnh những bất cập thiếu sót, đơn đốc cán bộ, công chức trong việc thực hiện giải quyết hồ sơ hành chính cho cơng dân đúng tiến độ, đúng hẹn. Tiếp đó, cần tăng cường cơng tác kiểm tra, thanh tra công vụ về giải quyết thủ tục hành chính thường xuyên hoặc đột xuất để đảm bảo xử lý sai phạm của cán bộ, công chức một cách kịp thời, tránh được những tiêu cực trong việc thực thi công vụ của một cửa liên thơng và có hình thức khuyến khích kịp thời những cá nhân, bộ phận thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Để cơ chế giám sát, kiểm tra đạt hiệu quả cao thì lãnh đạo cơ quan cần thường xuyên tiến hành thu thập ý kiến, phản hồi từ phía người dân cũng như của cán bộ, công chức trong xây dựng và thực hiện các thủ tục hành chính theo cơ

chế một cửa liên thông. Đây là những ý kiến rất quan trọng để lãnh đạo có thể rút kinh nghiệm quý báu cho hiệu quả hoạt động của mơ hình một cửa liên thông tiếp tục phát huy những ưu điểm của của cơ chế này mang lại, hạn chế nhược điểm khi giải quyết công việc của dân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để kịp thời phát hiện những cách làm hay, sáng tạo để có giải pháp nhân rộng; kịp thời phát hiện những tồn tại, khó khăn trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ CCHC để có hướng khắc phục, tháo gỡ trong tổ chức thực hiện; ghi nhận những đề xuất, kiến nghị của các tập thể, cá nhân để chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện thống nhất trong Sở; nâng cao tinh thần trách nhiệm, tạo chuyển biến về kỷ luật, kỷ cương, hành chính của người đứng đầu, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện CCHC.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại sở công thương tỉnh bắc ninh (Trang 87 - 94)