Các tiêu chí đánh giá chất lượng nhân lực trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng nhân lực của công ty TNHH một thành viên hóa chất 21 thuộc tổng cục công nghiêp quốc phòng (Trang 28 - 30)

Phần 1 Mở đầu

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.3. Các tiêu chí đánh giá chất lượng nhân lực trong doanh nghiệp

2.1.3.1. Thể lực

Thể lực là tình trạng sức khỏe của người lao động bao gồm nhiều yếu tố

cả về thể chất lẫn tinh thần và phải đảm bảo được sự hài hịa giữa bên trong và

bên ngồi. Chất lượng nhân lực được cấu thành bởi năng lực tinh thần và năng lực thể chất, tức là nói đến sức mạnh và tính hiệu quả của những khả năng đó, trong đó năng lực thể chất chiếm vị trí vơ cùng quan trọng. Thể lực tốt thể hiện ở sự nhanh nhẹn, tháo vát, bền bỉ, dẻo dai của sức khỏe cơ bắp trong công việc; thể lực là điều kiện quan trọng để phát triển trí lực; bởi nếu không chịu được sức ép của công việc cũng như khơng thể tìm tịi, sáng tạo ra những nghiên cứu, phát minh mới. Thể lực của nhân lực được hình thành, duy trì và phát triển bởi chế độ dinh dưỡng, chế độ chăm sóc sức khỏe. Vì vậy, thể lực của nhân lực phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế xã hội, phân phối thunhập cũng như chính sách xã

Thể lực được phản ánh bằng một hệ thống các chỉ tiêu cơ bản như: chiều cao, cân nặng, tuổi thọ, các chỉ tiêu về tình hình bệnh tật, các chỉ tiêu về cơ sở vật chất và các điều kiện bảo vệ và chăm sóc sức khỏe (Đỗ Văn Phức, 2010).

2.1.3.2. Trí lực

Tri thức là yếu tố cơ bản của trí lực, là sự tổng hợp khái quát kinh nghiệm cuộc sống, là nhận thức lý tính. Nắm bắt được nó sẽ có lợi trong việc chỉ đạo thực tiễn, có lợi trong việc nâng cao khả năng phân tích và lý giải vấn đề.

Trí lực là sự kết tinh của tri thức nhưng khơng phải là tri thức xếp đống. Trí lực được phân tích theo hai góc độ sau:

+ Trình độ văn hóa, trình độ chun mơn nghiệp vụ

Trình độ văn hóa là khả năng về tri thức và kỹ năng để có thể tiếp thu những kiến thức cơ bản, thực hiện những việc đơn giản để duy trì sự sống. Trình độ văn hóa được cung cấp thơng qua hệ thống giáo dục chính quy, khơng chính quy; qua quá trình học tập suốt đời của mỗi cá nhân.

Trình độ chun mơn nghiệp vụ là kiến thức và kỹ năng cần thiết để thực hiện yêu cầu công việc của vị trí đang đảm nhận (Đỗ Văn Phức, 2010).

Trình độ chun mơn của người lao động trong doanh nghiệp là một chỉ

tiêu rất quan trọng để đánh giá chất lượng nhân lực; trình độ học vấn cao tạo ra những điều kiện và khả năng để tiếp thu và vận dụng một cách nhanh chóng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất kinh doanh; sáng tạo ra những sản phẩm mới góp phần thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp đó nói

riêng và nền kinh tế - xã hội nói chung (Đỗ Văn Phức, 2010).

+ Kỹ năng mềm

Ngày nay, các doanh nghiệp khi thực hiện tuyển dụng đều tìm kiếm những ứng viên mà ngồi trình độ chuyên môn nghiệp vụ (thường được thể hiện qua bằng cấp, khả năng học vấn...) cịn có những kỹ năng mềm khác hỗ trợ cho công việc. Kỹ năng mềm là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng như: kỹ năng sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, ngoại ngữ...là

những kỹ năng thường không phải lúc nào cũng được học trong nhà trường, không liên quan đến kiến thức chun mơn. Nó bổ trợ và làm hồn thiện hơn năng lực làm việc của người lao động (Đỗ Văn Phức, 2010).

2.1.3.3. Ý thức của người lao động

Chất lượng nhân lực cịn được thể hiện qua những yếu tố vơ hình khơng thể định lượng được bằng những con số cụ thể như: ý thức tổ chức kỷ luật, tự giác trong lao động, biết tiết kiệm, có tinh thần trách nhiệm cao, có tinh thần hợp tác, tác phong làm việc khẩn trương, chính xác, có lương tâm nghê nghiệp...nhưng lại là những yếu tố rất quan trọng quy định bản tính nhân lực và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng nhân lực của công ty TNHH một thành viên hóa chất 21 thuộc tổng cục công nghiêp quốc phòng (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)