Các yếu tố khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng nhân lực của công ty TNHH một thành viên hóa chất 21 thuộc tổng cục công nghiêp quốc phòng (Trang 89 - 92)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.1. Thực trạng thực hiện giải pháp nâng cao chất lượng nhân lực tại công ty

4.2.6. Các yếu tố khác

- Trình độ phát triển giáo dục, đào tạo

Ngày nay, trong điều kiện của cuộccách mạng khoa học - công nghệ, tỷ lệ lao động cơ bắp ngày một giảm, lao động trí tuệ ngày càng gia tăng, lợi thế so

sánh dựa trên số lượng lao động và giá nhân công rẻ cũng ngày một giảm và đang chuyển dần về phía những quốcgia có nguồn nhân lực chất lượng cao.

Do đó, chất lượng nguồn nhân lực đang trở thành yếu tố quyết định nhất

đối vớiviệc tăng lợi thế cạnh tranh cũng như sựphát triển nhanh và bền vững của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, Đảng ta cũng nhất quán quan điểm khẳng định: “Nguồnlực con người là q báu, có vai trịquyết định, đặc biệt đối với nước ta,

khi nguồn lực tài chính và nguồn lực vật chất còn hạn hẹp”. Tuy nhiên, để phát triển nguồn nhân lực có chất lượng, đápứng địi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, chúng ta phải cần đến một hệ thống giải pháp

đồng bộ về giáo dục, đào tạo,chăm sóc sức khỏe, nâng cao chất lượng dân số, cải thiện môi trường sống, tạo việc làm, tổ chức khai thác lực lượng lao động, phát triển văn hóa tạo ra động lựckích thích tính tích cực ở con người

Nói đến nguồn nhân lực là nói đến tổng thể các yếu tố thể lực, trí lực, kỹ năng lao động, thái độ và phong cách làm việc, kinh nghiệm sống, đạo đức, lý tưởng, chất lượng văn hóa, năng lực chun mơn, tính năng động trong cơng việc mà bản thân con người và xã hội có thể huy động vào cuộc sống lao động sáng

tạo vì sự phát triển và tiến bộ của xã hội. Phát triển nguồn nhân lực có thể hiểu là tổng thể các hình thức, phương pháp, chính sách và biện pháp nhằm tạo ra sự tăng trưởng về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực; đồng thời, nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng để nguồn lực này đáp ứng ngày càng tốt hơn sự phát triển bền vững của đất nước. Từ nội dung của phát triển nguồn nhân lực như vậy, chúng ta có thể thấy vai trò của giáo dục, đào tạo đối với phát triển nguồn nhân lực thực chất là làm gia tăng về chất lượng của nguồn nhân lực và đảm bảo cơ cấu về số lượng lao động một cách hợp lý trong từng ngành, lĩnh vực.

- Trình độ phát triển y tế và chăm sóc sức khỏe

Sau 25 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khoá VII và các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước,cơng tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân đã đạt được những kết quả to lớn, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.Hệ thống chính sách, pháp luật ngày càng được hồn thiện. Mạng lưới cơ sở y tế phát triển rộng khắp. Đội ngũ thầy thuốc và cán bộ, nhân viên y tế phát triển cả về số lượng và chất lượng.

Ngân sách nhà nước và nguồn lực xã hội đầu tư cho bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân ngày càng tăng. Chính sách tài chính y tế có nhiều đổi mới; diện bao phủ bảo hiểm y tế ngày càng được mở rộng. Tỉ lệ chi tiền túi của hộ gia đình cho khám, chữa bệnh giảm nhanh. Ứng dụng công nghệ thông tin từng bước được đẩy mạnh. Y tế dự phòng được tăng cường, đã ngăn chặn được các bệnh dịch nguy hiểm, không để xảy ra dịch lớn. Các yếu tố ảnh hưởng tới sức khỏe như môi trường, thực phẩm, rèn luyện thân thể, đời sống tinh thần… được quan tâm hơn. Năng lực và chất lượng khám, chữa bệnh được nâng lên, tiếp cận được hầu hết các kỹ thuật tiên tiến trên thế giới. Lĩnh vực dược, thiết bị y tế có bước tiến bộ. Các chỉ số sức khỏe, tuổi thọ bình quân được cải thiện.

Tuy nhiên, cơng tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân vẫn cịn nhiều hạn chế, bất cập. Chất lượng mơi trường sống, làm việc, chế độ dinh dưỡng, rèn luyện thân thể, văn hoá tinh thần... ở nhiều nơi chưa được chú trọng, bảo đảm. Nhiều hành vi, thói quen ảnh hưởng xấu tới sức khỏe chưa được khắc phục căn bản. Hệ thống tổ chức y tế còn thiếu ổn định, hoạt động chưa thực sự hiệu quả, đặc biệt là y tế dự phòng, y tế cơ sở và chăm sóc sức khỏe ban đầu. Chất lượng dịch vụ, nhất là ở tuyến dưới chưa đáp ứng yêu cầu. Tình trạng quá tải ở một số bệnh viện tuyến trên chậm được khắc phục. Thái độ phục vụ thiếu

chuẩn mực của một bộ phận cán bộ y tế, một số vụ việc, sự cố y khoa gây phản cảm, bức xúc trong xã hội. Lợi thế của y, dược cổ truyền, dược liệu dân tộc chưa được phát huy tốt. Quản lý nhà nước về y tế tư nhân, cung ứng thuốc, thiết bị y tế còn nhiều yếu kém. Cơng tác bảo đảm vệ sinh an tồn thực phẩm, vệ sinh môi trường cịn nhiều hạn chế. Cơng nghiệp dược, thiết bị y tế phát triển chậm. Đổi mới cơ chế hoạt động, quản lý trong các cơ sở y tế cơng lập cịn lúng túng. Đào tạo, sử dụng, cơ cấu, chế độ đãi ngộ cán bộ y tế còn nhiều bất cập. Điều này ảnh hưởng rấ lớn đến chất lượng nguồn nhân lực của việt Nam nói chung của Cơng ty TNHH MTV Hóa chất 21 nói riêng.

- Sự phát triển của KHCN và q trình tồn cầu hóa của nền kinh tế thế giới Trước hết, tồn cầu hóa giúp khoa học và cơng nghệ Việt Nam từng bước hội nhập, giao lưu với nền khoa học công nghệ của thế giới, tạo thuận lợi cho Việt Nam học tập kinh nghiệm, tiếp thu những thành tựu khoa học công nghệ thế giới phục vụ cho sự phát triển của kinh tế- xã hội của đất nước. Việc chuyển giao các dây chuyền công nghệ, khoa học tiên tiến của thế giới vào từng ngành nghề, các công nghệ ứng dụng trong lĩnh vực nơng nghiệp cơng nghệ cao đã góp phần đưa các ngành này từng bước tiếp cận và đạt đến trình độ của thế giới.

Tuy nhiên, tồn cầu hóa khiến cho các sản phẩm khoa học –cơng nghệ của nước ngồi xâm nhập mạnh mẽ vào thị trường trong nước khiến cho nền khoa học công nghệ Việt Nam bị cạnh tranh gay gắt. Đặc biệt, nó làm nẩy sinh các vấn đề tranh chấp mới liên quan đến sở hữu trí tuệ, bản quyền, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp – những lĩnh vực mà nước ta đang ở trình độ phát triển rất thấp so với họ. Sự chênh lệch về trình độ phát triển KH&CN quá lớn trong một sân chơi có sự cạnh tranh gay gắt khiến cho sự thua thiệt và yếu thế ln nằm về phía các nhà KH&CN Việt Nam. Hiệnnay, các sản phẩm khoa học công nghệ Việt Nam, dù đã được cải tiến và đổi mới nhiều, song phần lớn vẫn sử dụng những công nghệ cũ, lạc hậu. Việc đổi mới cơng nghệ so với mặt bằng chung vẫn cịn chậm. Trong điều kiện nền kinh tế cịn nhiều khó khăn, việc đầu tư vào nghiên cứu và đổi mới công nghệ bị hạn chế khiến cho các sản phẩm khoa học và công nghệ vẫn bị tụt hậu so với thế giới, làm giảm năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực này. Mặt khác việc đổi mới công nghệ không chỉ đơn giản là thay máy cũ bằng máy mới mà còn phải đổi mới cả một hệ thống quản lý cũng như nguồn nhân lực chất lượng cao đi kèm mà những điều này vẫn còn thiếu và yếu.

4.3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NHÂN

LỰC CỦA CÔNG TY TNHH MTV HÓA CHẤT 21 THỜI GIAN TỚI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng nhân lực của công ty TNHH một thành viên hóa chất 21 thuộc tổng cục công nghiêp quốc phòng (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)