0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Vấn đề về môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) GIẢI PHÁP CHĂN NUÔI LỢN THỊT BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN LỮ, TỈNH HƯNG YÊN (Trang 81 -84 )

chất thải tương đối lớn. Ngoài phân và nước tiểu hoạt động chăn nuôi lợn thịt còn thải ra một khối lượng lớn các chất gây ô nhiểm như nước thải (hỗn hợp lỏng và các chất rắn đi theo, bao gồm cả nước tiểu, nước tắm, rửa chuồng), thức ăn thừa, ổ lót chuồng, vật dụng chăn nuôi, bệnh phẩm thú y…Tất cả những chất thải này đều có nguy cơ gây ô nhiễm rất lớn nếu không có những biện pháp xử lý kịp thời, phù hợp.

Bảng 4.25: Nguồn phát sinh chất thải trong chăn nuôi lợn thịt ở các hộ điều tra

STT Hoạt động Tác động

1 Vận chuyển giống, xe vận chuyển lợn, thức ăn vật nuôi

Khí thải, bụi, tiếng ồn

2 Giết mổ lợn Nước thải tại các khu mổ

Tiếng ồn, không khí

3 Hoạt động chăn nuôi Vật nuôi, nước thải trong quá trình vệ sinh chuồng trại

Nước thải bị thải trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm đất và nguồn nước

4 Xử lý, chân lấp lợn bị chết Lợn bị chết

Gây ô nhiễm nguồn nước

Trong chăn nuôi lợn thịt phát sinh một lượng lớn nước thải với thành phần giàu nitơ, photpho là tác nhân chính gây hiện tượng phú dưỡng ở các vùng nước tiếp nhận, ngoài ra trong nước thải còn có các vi sinh vật gây bệnh. Đặc biệt trong nước thải còn tiềm ẩn các bệnh truyền nhiễm như: cúm gia cầm, lợn tai xanh, bệnh lở mồm long móng…

Cùng với quá trình phát triển chăn nuôi lợn thịt, vấn đề môi trường trong chăn nuôi cũng cần được quan tâm và có các biện pháp xử lý phù hợp.

Mặc dù hiện nay các hộ chăn nuôi đã xây dựng hầm Biogas để xử lý chất thải tuy nhiên chỉ xây dựng được 1 – 2 hầm với thể tích nhỏ nên chất thải xử lý chưa hết, chỉ hạn chế được phần nào chất thải thải trực tiếp ra môi trường.

Số liệu bảng 4.25 cho thấy tình hình xử lý chất thải trong chăn nuôi lợn thịt ở các hộ điều tra trong năm 2018, cụ thể:

- Với 15 trang trại chăn nuôi lợn thịt thì có 13 trang trại hiện đang xử dụng hầm biogas để xử lý chất thải trong chăn nuôi, chiếm tỷ lệ 86,67%, có 2 hộ thải ra ao chăn nuôi cá;

- Với các hộ chăn nuôi quy mô lớn đã có 60% số hộ sử dụng hầm biogas để xử lý chất thải, 20% số hộ thải chất thải ra ao cá, 8,57% số hộ chứa trong các hố phân không có nắp đậy hoặc thải trực tiếp ra rãnh nước hay ngoài ruộng;

- Đối với các hộ có quy mô chăn nuôi vừa chỉ có 12,5% số hộ sử dụng hầm biogas để xử lý chất thải, số còn lại chủ yếu là chứa trong các hố phân không có nắp đậy (20,83%), thải ra ao cá (27,78%) và thải trực tiếp ra rãnh nước hay đồng ruộng (25%);

- Đối với các hộ có quy mô chăn nuôi nhỏ: chưa đầu tư xây dựng hầm biogas để xử lý chất thải, chủ yếu là thải trực tiếp ra rãnh nước hay đồng ruộng chiếm tỷ lệ 30,23%, thải ra ao cá (23,26%), chứa trong các hố phân không có nắp đậy (20,93%)

Bảng 4.26. Tình hình xử lý chất thải trong chăn nuôi lợn thịt ở các hộ điều tra

ĐVT: Tỷ lệ %

Chỉ tiêu Trang trại chăn nuôi Hộ chăn nuôi QMCN lớn QMCN vừa QMCN nhỏ Số hộ điều tra (hộ) 150 32 84 34 1. Sử dụng hầm Biogas 86,67 60,00 12,50 0

2. Chứa trong hố phân không có nắp

đậy 0 8,57 20,83 20,93

3. Thải ra ao cá 13,33 20,00 27,78 23,26

4. Thải trực tiếp ra rãnh nước, ruộng 0 8,57 25,00 30,23

5. Khác 0 2,86 13,89 25,58

Nguồn: Số liệu điều tra (2018) Như vậy, với các hộ chăn nuôi quy mô lớn và các trang trại có tiềm lực về vốn đã quan tâm đầu tư hầm biogas để xử lý chất thải với tỷ lệ cao, với các hộ chăn nuôi vừa và nhất là các hộ có quy mô chăn nuôi nhỏ do không có vốn đầu tư nên chất thải chưa được xử lý. Phát triển chăn nuôi sẽ tạo ra lượng chất thải lớn do đó để tăng quy mô chăn nuôi lợn thịt nhưng vẫn đảm bảo môi trường, đảm bảo sức khỏe của người dân cần tuyên truyền, thì cơ chế chính sách hỗ trợ cho người chăn nuôi đầu tư xây dựng hầm biogas để xử lý môi trường là cần thiết.

lợn thịt đã được chính quyền địa phương cũng như các hộ chăn nuôi quan tâm, xử lý kịp thời. Tuy nhiên do các hộ chăn nuôi còn hạn chế về trình độ kỹ thuật cũng như ứng dụng các công nghệ vào quá trình xử lý chăn nuôi nên việc giảm thiểu ô nhiễm do chăn nuôi lợn thịt còn chưa đạt hiệu quả cao. Thực tế không ít các hộ trên địa bàn thải trực tiếp chất thải từ chăn nuôi ra môi trường gây ô nhiễm nguồn nước, không khí, ảnh hưởng đến hoạt động của người dân xung quanh. Công tác khuyến nông, tập huấn, hội thảo cho người chăn nuôi về lợn thịt về nội dung xử lý chất thải còn ít dẫn đến tình trạng hộ chăn nuôi ít quan tâm đến xử lý chất thải chăn nuôi lợn thịt còn cao, ảnh hưởng đến việc phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững trên địa bàn huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) GIẢI PHÁP CHĂN NUÔI LỢN THỊT BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN LỮ, TỈNH HƯNG YÊN (Trang 81 -84 )

×