3.1.1.1 Vị trí địa lý – kinh tế
Tiên Lữ là một trong 10 huyện, thành phố của tỉnh Hưng Yên, nằm về phía Nam của tỉnh, trên trục Quốc lộ 39A, 38B và tỉnh lộ 200. Diện tích tự nhiên của huyện là 92,47 km2, mật độ dân số trung bình 1.160 người/km2 và dân số là 97.494 người, mật độ dân số là 1.054 người/km2 (số liệu niêm giám thống kê tỉnh Hưng Yên năm 2009). Huyện có 18 xã, thị trấn : Minh Phượng, Nhật Tân, Trung Dũng, Dị Chế, Lệ Xá, Ngô Quyền, Thiện Phiến, Đức Thắng, Hưng Đạo, An Viên, Cương Chính, Thuỵ Lôi, Thủ Sỹ, Hải Triều, Phương Chiểu, Tân Hưng, Hoàng Hanh và Thị trấn Vương.
Hình 3.1. Sơ đồ vị trí địa lý huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên
Nguồn: UBND huyện Hoài Đức (2018b) Toạ độ địa lý của huyện Tiên Lữ nằm trong khoảng 20 0 35 ’ đến 20 0 43 ’vĩ độ Bắc và từ 106 0 04 ’ đến 106 0 12 ’ kinh độ đông, có vị trí tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Ân Thi và huyện Tiên Lữ; - Phía Nam giáp tỉnh Thái Bình;
- Phía đông giáp huyện Phù Cừ; - Phía Tây giáp thành phố Hưng Yên;
Trên địa bàn huyện có các tuyến đường 39A, 38B, 200, 61, 201, 203B, 203C, đê 195 chạy qua. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, sản xuất và giao lưu hàng hoá với Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương....và các tỉnh, huyện khác.
3.1.1.2. Địa hình của huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên
Là huyện thuộc vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, địa hình chủ yếu bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi, kênh mương và đường giao thông. Nhìn chung về địa hình đồng ruộng của huyện có độ cao thấp không đều nhau, địa hình có xu hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang đông. Độ cao thấp của đất đan xen nhau gây khó khăn cho phát triển sản xuất, cản trở đến quá trình cơ giới hoá nông nghiệp và tiêu thoát nước khi có mưa lớn ảnh hưởng tới năng suất lúa màu.
3.1.1.3. Khí hậu, thủy văn của huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên
Nằm trong vùng đồng bằng bắc bộ, huyện Tiên Lữ chịu ảnh hưởng của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Thời tiết trong năm được chia làm 2 mùa rõ rệt với mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều từ tháng 3 đến tháng 10 và mùa lạnh hanh khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Nắng: Tổng số giờ nắng trung bình năm là 1.323,3 giờ.
- Lượng mưa trung bình cả năm của huyện Tiên Lữ là 1.550,2 mm. Lượng mưa của huyện Tiên Lữ phân bố không đều trong năm. Mùa mưa kéo dài từ tháng 6 đến tháng 10 hàng năm với lượng mưa cao nhất vào tháng 8 lên tới 281mm. Đây là giai đoạn thường có mưa to kèm với bão lớn gây úng lụt, làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân trên địa bàn huyện. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 5 với giai đoạn có mưa thấp nhất vào tháng 1 và 2. Hai tháng này thường có thời tiết hanh khô, nước ở các ao, hồ cạn, không đủ để phục vụ sản xuất nông nghiệp, nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt cũng bị hạn chế. Trong giai đoạn vụ đông đất thường bị thiếu nước trầm trọng.
- Tiên Lữ chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính: gió đông Bắc thổi vào mùa lạnh và gió đông Nam thổi vào mùa nóng. Hàng năm huyện còn bị ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp của 3 đến 4 trận bão với sức gió và lượng mưa lớn gây thiệt hại cho sản xuất, tài sản, làm ảnh hưởng đến đời sống của dân cư trong huyện.
- Độ ẩm không khí trung bình năm là 84%.
khô, hanh vào mùa đông. Khí hậu này thích hợp với nhiều loại cây trồng, tạo điều kiện để sản xuất nông nghiệp phát triển đa dạng và phong phú về sản phẩm. Tuy nhiên, huyện cũng cần có các biện pháp để phòng chống lụt bão, cũng như hạn hán làm ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, có vậy sản xuất nông nghiệp mới đạt được hiệu quả cao.
Thuỷ văn của huyện Tiên Lữ chịu ảnh hưởng và phụ thuộc vào chế độ thủy văn, lưu lượng dòng chảy thượng nguồn của sông Hồng (chạy dọc từ Bắc xuống Nam). Cùng với hệ thống sông, ngòi (sông Luộc, sông Lê Như Hổ, sông Bác Hồ, sông Hoà Bình, sông Tân An…) lại nằm trong hệ thống đại thuỷ nông Bắc Hưng Hải, đảm bảo tương đối chủ động cung cấp nước trong mùa khô hạn và tiêu úng trong mùa mưa lũ. Tuy nhiên do địa hình thấp, mùa mưa tập trung gặp nước sông Hồng dâng cao nên khả năng tiêu nước hạn chế, úng lụt cục bộ kéo dài cần có biện pháp chủ ñộng trong giai đoạn tới.